Bản vẽ van cổng

Bản vẽ van cổng là gì? Bạn đang cần hiểu về cấu trúc bản vẽ gate valve nói riêng, hay các loại van khác nói chung. Cách đọc bản vẽ van cổng, cũng như những thông số quan trọng trong bản vẽ van cổng. ViMi chia sẻ những kiến thức bổ ích liên quan tới bản vẽ van cổng, để quý độc giả và người sử dụng tham khảo

1Bản vẽ van cổng là gì

Tìm hiểu về 『 Van cổng ty nổi 』và『 Van cổng ty chìm 』, chúng ta đã thấy được sự khác nhau của 2 loại van này. Bản vẽ van cổng nói riêng, hay các loại van khác nói chung. Là bản vẽ thể hiện đầy đủ hình dáng và kích thước cơ bản của van, bản vẽ giúp cho người thiết kế, cũng như công lắp đặt được chính xác hơn. Van cổng ty chìm, có kích thước chiều cao không thay đổi trong suốt quá trình vận hành, còn ty nổi và van cổng ty nổi có chiều cao thay đổi khi van ở trạng thái đóng và mở van

Bản vẽ van cổng là gì

Nội dung dành cho bạn: ? Van cổng giá rẻ, chính hãng, đa dạng kết cấu

2Cấu trúc cơ bản của 1 bản vẽ van cổng

Tùy từng nhà sản xuất mà họ đưa ra cấu trúc bản vẽ và thông số cho van cổng khác nhau. Thông thường với những van cổng kích thước nhỏ – thường là van cổng lắp ren, thân van được đúc toàn bộ, kết nối kiểu ren hoặc hàn, khi đó kích thước chỉ gồm chiều cao, chiều dài van và đường kính lắp ghép.

Kích thước bao ngoài

Chiều cao H: Chiều cao của van, tính từ đường tâm ống – được tính là chiều cao tối đa

Chiều dài L: Chiều dài van, hay còn gọi là chiều dày van

Đường kính D: Kích thước tay vặn

ban ve van cong vimi.com .vn 1

Kích thước bản vẽ chi tiết

Đối với các van kích thước lớn, thân van được ghép với nắp van, van cổng mặt bích, nhà sản xuất thường có bản vẽ chi tiết, thể hiện các kết nối, thể hiện các chi tiết của van.

ban ve van cong vimi.com .vn 2

Chiều cao H: Chiều cao của van, tính từ đường tâm ống – Với bản vẽ ty nổi, sẽ thể hiện kích thước khi đóng và khi mở. Mục đích là để các đơn vị thiết kế, tính không gian cần thiết khi đóng mở, tránh va chạm với vật khác

Chiều dài L: Chiều dài van, hay còn gọi là chiều dày van. Trường hợp này cũng là khoảng cách giữa 2 mặt bích.

Đường kính vô lăng ΦF: Đường kính vô lăng

Đường kính tâm lỗ K: Đường kính đường tâm bu lông

Số lượng bu lông N –  Đường kính bu lông ΦD: Là số lượng lỗ bu lông và đường kính lỗ bu lông

Xem thêm:? cách phân loại van cổng

3Các thông số quan trọng trong bản vẽ van cổng

Khi tìm hiểu về kích thước van cổng, chúng ta đã biết về các loại kích thước cơ bản của loại van này. Dưới đây là một số thông số quan trọng được chúng tôi liệt kê ra để độc giả tham khảo thêm:

Đường kính đường tâm bu lông – van cổng kết nối mặt bích

Thông số này bắt buộc phải trùng với thông số trên mặt bích. Nó quyết định mặt bích và van có lắp ghép được với nhau hay không. Với van cổng có cùng tiêu chuẩn và kích thước với mặt bích, kích thước này giống nhau

Số lỗ bu lông và đường kính lỗ– van cổng kết nối mặt bích

Đây là thông số quan trọng thứ hai. Số lỗ bu lông và đường kính lỗ sẽ thay đổi theo kích thước của van. Van và mặt bích có cùng tiêu chuẩn thì thông số này hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, thường thì các nhà sản xuất sẽ chế tạo lỗ mặt bích trên thân van, có kích thước thỏa mãn tính lắp lẫn với nhiều mặt bích có cùng kích thước, nhưng khác nhau về tiêu chuẩn. Chính vì vậy cần kiểm tra để đảm bảo chúng lắp ghép được với nhau

Chiều dài van

Khoảng cách này sẽ quyết định đến chiều dài đoạn ống. Đặc biệt khi ống được lắp trước van.

Chiều cao van

Kích thước chiều cao sẽ chỉ cho nhà thiết kế biết, khoảng không gian cần thiết để lắp đặt, cũng như khi vận hành

Đường kính vô lăng

Khi thiết kế, hoặc lắp đặt, hãy lưu ý tới kích thước này. Cần lưu ý đến không gian để có không gian cầm tay thoải mái, thường + 200mm

 Loại ren và bước ren

Việc lựa chọn sai bước ren và loại ren, sẽ khiến van không lắp được với đường ống. Ren trong của van, cần đảm bảo lắp ghép được với ren ngoài của ống hoặc phụ kiện. Ren có nhiều loại ( ren ống, ren côn, ren tròn hoặc ren thang..), hãy lưu ý khi chọn mua

Nội dung liên quan: ? Những loại ký hiệu van cổng trên bản vẽ

4Hướng dẫn chuyển đổi bản vẽ van cổng từ Autocad sang PDF online

Bạn đang sở hữu bản vẽ Autocad, và chúng ta nhận được yêu cầu bản vẽ từ khách hàng. Hầu hết các khách hàng không sử dụng phần mềm Autocad và cần bản vẽ PDF. Hãy sử dụng đường link dưới đây để chuyển đổi bản vẽ sang dạng PDF

ban ve van cong vimi.com .vn 3

Bước 1 :

Sau khi truy cập địa trên, chọn “ Select a DWG or DXF document “ rồi chọn file Autocad, có đuôi dạng “ .dwg “ từ máy tính của bạn

Bước 2:

Đợi chương trình tải file DWG thành công ( 100%), sau đó chọn “ Save as PFD “ để lưu file PDF đã chuyển đổi

Lưu ý:

Hãy định dạng file Autocad, chỉ chứa phần bản vẽ cần xuất sang PDF để đọc dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể in trực tiếp từ phần mềm Autocad sang PDF

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.