CMO là gì? Thuật ngữ được rất nhiều người sử dụng để mô tả về công việc hiện tại của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu được ý nghĩa và tính chất công việc cụ thể của chức danh này. Chính vì vậy, trong bài chia sẻ dưới đây, các bạn hãy cùng Vimi tìm hiểu về thuật ngữ này và các cơ hội nghề nghiệp của CMO trong tương lai.
Nội dung chính
1. CMO là gì

CMO là tên viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer” có ý nghĩa là Giám đốc Marketing, là chức danh quản lý cấp cao nhất trong một công ty, chịu trách nhiệm chính về Marketing, một vai trò rất quan trọng, không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời kì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự lên ngôi của kinh doanh thương mại điện tử.
2. Kỹ năng & Tố chất cần có của một CMO chuyên nghiệp
Sau khi tìm hiểu về khái niệm, tên viết tắt CMO, chắc hẳn các bạn đã hiểu được “CMO là gì”. Vậy để trở thành một người CMO chuyên nghiệp, chúng ta cần có những kĩ năng và tố chất như thế nào?
2.1. Kiến thức chuyên môn & mở rộng

Chắc chắn không thể thiếu đó chính là kiến thức nền tảng về marketing, về kinh doanh và lợi thế hơn đó chính là về các công nghệ và nền tảng kĩ thuật số. Bởi trong xã hội đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, không chỉ cần nắm vững các kiến thức marketing truyền thống mà phương pháp marketing online hay digital marketing cũng đang được rất chú trọng.
2.2. Kỹ năng mềm

Ngoài việc nắm chắc các kiến thức chuyên môn thì việc có kĩ năng mềm tốt cũng chính là yếu tố quyết định sự hiệu quả và thành công của một người CMO. Các kỹ năng mềm cần có nhất đối với một người CMO đó là:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng tư duy, xử lý tình huống
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng sắp xếp công việc
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ
2.3. Thái độ đam mê & Sự dũng cảm

Tố chất cần có quan trọng không thể thiếu của một CMO đó chính là niềm đam mê với ngành, sự dũng cảm để bứt phá, can đảm bước đi những bước đi khó. Và đôi khi một chiến dịch nào đó sẽ gặp phải sự hoài nghi và chính sự dũng cảm đó sẽ giúp ta nhanh chóng
3. Vai trò & Việc cần làm của một CMO là gì?
Đảm nhiệm một vị trí quan trọng với nhiều yêu cầu về mặt kỹ năng chuyên môn và tố chất lãnh đạo, các bạn có thắc mặc vai trò của một CMO là gì, công việc của một người CMO là gì không? Dưới đây là một số các vai trò chính của CMO điển hình:
3.1. Xây dựng và khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp

Xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp là phần rất quan trọng và trách nhiệm chính của một CMO. Bởi một thương hiệu mạnh sẽ góp phần lôi cuốn người tiêu dùng và tăng được lòng trung thành của họ. Thương hiệu doanh nghiệp là cái chúng ta không thể sờ hay cảm nhận được nó, nhưng đây chính là tài sản lớn của một doanh nghiệp, đó chính là sự tín nhiệm, hay cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của công ty.
3.2. Nắm bắt xu hướng Marketing mới

Xã hội ngày càng phát triển, tư duy về các xu hướng Marketing ngày càng thay đổi, chính vì vậy mà việc các CMO phải nắm bắt và dự đoán được các xu hướng marketing mới là điều vô cùng quan trọng. Khi nắm bắt sớm được các xu hướng, sẽ giúp doanh nghiệp có thể mở rộng và tiếp cận với nhiều tệp khách hàng mới, đây chính là đòn bẩy đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
3.3. Đánh giá hiệu quả marketing

Đánh giá hiệu hiệu quả marketing chính là cách mà doanh nghiệp đo lường các chiến lược marketing của mình dựa trên các số liệu cụ thể về lượng khách hàng tiếp cận tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số… Việc đánh giá này cần được CMO xây dựng bộ tiêu chí một cách chi tiết, rõ ràng trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch marketing sao cho đem lại hiệu quả cao nhất.
3.4. Tạo dựng môi trường, văn hoá hợp tác

Một CMO giỏi sẽ biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong hoạt động marketing. Họ cần có hoặc phát triển khả năng lãnh đạo, tìm kiếm những tài năng, thông qua các hoạt động nội bộ để kích thích những ý tưởng, xoá tan được khoảng cách của những vách ngăn bàn làm việc đang bị gò bó.
3.5. Đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu

Công việc của một người CMO không phải là bán, cung cấp các sản phẩm dịch vụ mà thay vào đó, họ phải đặt được mình vào vị trí của khách hàng để đưa ra được các giải pháp có thể giải quyết được các nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.
4. Mức lương hấp dẫn cho CMO là bao nhiêu?

Nếu bạn đã mong muốn tìm hiểu về “CMO là gì” thì chắc chắn bạn cũng sẽ quan tâm đến mức lương mà một người CMO có thể nhận được trong thời điểm hiện tại.
Dựa theo số liệu thống kê từ Vietnam Salary, CMO có thể nhận nhận mức lương trong khoảng từ 10 triệu đồng cho đến 120 triệu đồng, tuỳ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và môi trường làm việc. Trong đó, dải lương từ 28 – 43 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao bởi nó phù hợp với đa số các nhân sự có trình độ từ trung bình thấp đến trung bình cao.
5. Các CMO nổi tiếng tại Việt Nam
Dưới đây là một số các gương mặt nổi tiếng trong lĩnh vực marketing, đảm nhiệm vị trí quan trọng tại các công ty và tập đoàn quy mô lớn.
5.1. Ông Phan Minh Tiên – CMO của Vinamilk

Ông Phan Minh Tiên, sinh năm 1970, hiện đang là CMO của Vinamilk – Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – doanh nghiệp đi đầu trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG. Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và quản trị thương hiệu, ông đã từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng khác như: CMO – Giám đốc Marketing của Samsung Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc phụ trách ngành thực phẩm của Unilever tại thị trường Việt Nam.
Không chỉ thành công trong sự nghiệp, mà ông Phan Minh Tiên còn rất hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân, khi người bạn đời của ông là bà Nguyễn Thị Việt Thanh – Cựu giám đốc thương hiệu ngành chăm sóc da của Unilever và sau đó bà trở thành Giám đốc điều hành của Anphabe – Công ty tiên phong trong lĩnh vực về giải pháp nhà tuyển dụng.
Theo chia sẻ của ông, ông đã coi ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG là “nghiệp” của cả đời mình, chính vì vậy mà ông liên tục cho ra đời các sản phẩm mới của Vinamilk đặc biệt là dòng sữa tươi organic cao cấp theo tiêu chuẩn USDA, giàu dinh dưỡng từ thiên nhiên, tốt cho sức khoẻ và nâng cao thể trạng của người Việt.
5.2. Ông Lê Tùng – CMO Công ty CP Tập đoàn Sunhouse

Sunhouse là cái tên quá quen thuộc trên thị trường thiết bị gia dụng tại Việt Nam, với khẩu hiệu “Chinh phục người tiêu dùng bằng chất lượng” đã làm nên sự thành công rất lớn của thương hiệu này.
Ông được biết đến với bí quyết giữ tệp khách hàng, đó là “Khi bán được cho một khách hàng, doanh nghiệp cần biết được khi nào họ sẽ lại cần mình. Khách hàng đó đã mua bao nhiêu lân? Làm thế nào để học quay trở lại và thời điểm họ quay lại là khi nào?”
Qua đó chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng có ảnh hưởng lớn như thế nào đến con số tăng trưởng lợi nhuận của một doanh nghiệp và thương hiệu nói chung.
5.3. Ông Nguyễn Mạnh Tấn – CMO Công ty CP Công nghệ Haravan

Công ty Cổ phần Công nghệ Haravan, là công ty sở hữu nền tảng Chatbot Harafunnel – một công cụ trả lời tự động thông qua ứng dụng nhắn tin OTT như Zalo và Facebook Messenger.
Hiện ông Nguyễn Mạnh tấn đang đảm nhiệm chức vụ CMO của công ty công nghệ nổi tiếng này. Theo các chia sẻ của ông, hiện nay các chiến dịch Marketing trên nền tảng số được tiến hành theo 16 cách khác nhau nhằm giữ chân người tiêu dùng như quét mã data (mã QR, Messenger Code), chatbox, tiếp cận khách hàng mục tiêu để cả hai cũng win – win,…
Hiện nay, tỷ lệ khách hàng tương tác với doanh nghiệp qua chatbox lên tới 85% , minh chứng cho việc chatbot đã trở thành một kênh truyền thông hiệu quả mà không tốn kém quá nhiều chi phí của doanh nghiệp.
6. Ý nghĩa các chức danh thường gặp khác
Hiện nay, trong lĩnh vực nhân sự, ngoài thắc mắc về CMO là chức danh gì cũng còn rất nhiều các thuật ngữ tương đồng khác, chúng ta có thể tìm hiểu để hiểu rõ hơn về các chức danh này, thuận tiện sử dụng trong quá trình làm việc.
6.1. CEO là gì?

CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer, ý nghĩa là Giám đốc điều hành, đây là vị trí danh cho người có chức vụ điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
Có thể nói, họ chính là người dẫn đầu, đưa ra mọi quyết định và phê duyệt mọi hoạt động, nhằm đảm bảo công ty phát triển theo đúng định hướng, đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung.
6.2. CFO là gì?

CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính: đây chính là người chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động tài chính, trực tiếp quản lý ngân sách bằng việc nghiên cứu, phân tích các kế hoạch tài chính của công ty.
6.3. CPO là gì?

CPO hay Chief Production Officer, là cụm từ tiếng anh viết tắt của vị trí Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm trực tiếp cho các hoạt động sản xuất của công ty và các đối tác dựa trên năng lực sản xuất hiện tại, cũng như số lượng sản phẩm theo nhu cầu của chuỗi cung ứng.
6.4. CCO là gì?

CCO tên tiếng anh đầy đủ là Chief Commercial Officer, có nghĩa là Giám đốc thương mại. Đây là vị trí ít được biết đến trong các chức danh giám đốc doanh nghiệp, CCO là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chiến lược thương mại và sự phát triển của một doanh nghiệp.
6.5. CHRO là gì?

CHRO, tên đầy đủ là Chief Human Resource Officer, là Giám đốc nhân sự, trách nhiệm chính của chức vụ này quản lý và sử dụng con người. CHRO có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn lực cho công ty.
Để thuận tiện cho việc tìm hiểu và so sánh các thuật ngữ, chúng tôi có thống kê trong bảng dưới đây, những thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất, bạn đọc có thể tham khảo.
Thuật ngữ | Tên đầy đủ | Ý nghĩa chức danh |
CAE là gì | Chief Audit Executive | Giám đốc điều hành kiểm toán |
CAO là gì | Chief Analytics Officer | Giám đốc phân tích dữ liệu |
CBDO là gì | Chief Business Development Officer | Giám đốc phát triển kinh doanh |
CCO là gì | Chief Communications Officer | Giám đốc truyền thông |
CEO là gì | Chief Executive Officer | Giám đốc điều hành |
CFO là gì | Chief Financial Officer | Giám đốc tài chính |
CHRO là gì | Chief Human Resource Officer | Giám đốc nhân sự |
CIO là gì | Chief Information Officer | Giám đốc thông tin |
CISO là gì | Chief Information Security Officer | Giám đốc an toàn thông tin |
CLO là gì | Chief Legal Officer | Giám đốc pháp chế |
CMO là gì | Chief Marketing Officer | Giám đốc Marketing |
COO là gì | Chief Operating Officer | Giám đốc vận hành |
CPO là gì | Chief Production Officer | Giám đốc sản xuất |
CRO là gì | Chief Risk Officer | Giám đốc quản trị rủi ro |
CTO là gì | Chief Technology Officer | Giám đốc công nghệ |
Tóm lại, qua bài viết này, Blog_Vimi muốn gửi tới bạn đọc những kiến thức cơ bản về các thuật ngữ thường gặp và hay sử dụng trong giao tiếp công việc. Hy vọng các kiến thức trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết cũng như nắm được ý nghĩa của các chức danh này trong các doanh nghiệp và tổ chức.
Ngoài chia sẻ các kiến thức về nhiều lĩnh vực trong xã hội, chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức về lĩnh vực van công nghiệp, và là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản phẩm này tại thị trường Việt Nam. Một số các dòng sản phẩm chính đó là van bướm, van bi, van cổng, hãy liên hệ ngay hotline của Vimi để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất.