Copywriter là gì?

Copywriter là gì ?

Trong thời đại 4.0, sự phát triển của internet cùng với khoa học công nghệ đã tạo cơ hội phát triển cho nhiều ngành nghề mới điển hình như nghề Copywriter. Vậy, Copywriter là gì? Đâu là những kĩ năng cần thiết để trở thành một Copywriter chuyên nghiệp? Cơ hội và vai trò, trách nhiệm của những người Copywriter là gì? Cùng Vimi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1 Copywriter là gì?

Để tìm hiểu về Copywriter là gì, đầu tiên chúng ta cần phải biết Copywriting là gì. Copywriting về căn bản là sắp xếp từ ngữ, viết nội dung để bán hàng tốt hơn.

Copywriter là những người viết văn bản phục vụ cho mục đích quảng cáo hoặc các mục đích Marketing khác. Sản phẩm của nghề này là những nội dung được viết nhằm tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu và thúc đẩy doanh số hay tỉ lệ chuyển đổi.

Copywriter là gì?

2 Cơ hội nghề nghiệp của Copywriter là gì?

Cơ hội nghề nghiệp của Copywriter là gì, họ có thể làm việc độc lập, hay tự làm cho chính mình, trong đó bao gồm hợp đồng làm việc độc lập hay làm cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Như giới trẻ thường gọi bây giờ đó chính là các Freelancer.

Ngoài ra,  Copywriter cũng có thể làm việc như một nhân viên Marketing trong các tổ chức, công ty về truyền thông, quảng cáo hay các phòng ban Marketing trong các doanh nghiệp, đài phát thanh, truyền hình, báo hoặc tạp chí, …

Cơ hội nghề nghiệp của Copywriter là gì?

3 Vai trò và trách nhiệm của một Copywriter là gì?

Vai trò của nội dung luôn được đặt lên hàng đầu, chính vì vậy người làm Copywriter cần phải sáng tạo những nội dung thu hút, truyền đạt đúng thông điệp cho khách hàng mục tiêu vào đúng thời điểm để tạo ấn tượng và xây dựng thương hiệu trong lòng khách hàng.

Ngoài ra, Copywriter còn phải đảm bảo thức hiện đầy đủ chất lượng về phần ngôn ngữ, lời nói đối với các quảng cáo hay ấn phẩm truyền thông mà sẽ được ban sáng tạo, design thể hiện nó thành hình ảnh, video hay âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của khách hàng.

Cuối cùng, Copywriter cần phải chịu trách nhiệm tương tác và gia tăng cảm tình, lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp qua các sản phẩm nôn ngữ của mình.

Vai trò và trách nhiệm của một Copywriter là gì?

4 Phân loại Copywriter

Theo những gì Vimi đã tiếp thu và sưu tầm đươc, sau khi tìm hiểu Copywriter là gì, thì dưới đây Copywriter sẽ được phân ra thành 5 loại như sau:

Phân loại Copywriter

4.1 Sale Letter Copywriter

Là loại cổ điển và thuần túy nhất. Đây là những người chuyên viết thư chào hàng để bán sản phẩm, ngoài ra họ còn có thể viết những bài trên website hay báo, … – những nơi đặt yêu cầu về nội dung khá cao.

4.2 Creative/ Advertising Copywriter

Loại Copywriter này thì không phải viết nhiều như loại ở trên, tuy nhiên, một Creative hay Advertising Copywriter đòi hỏi phải sáng tạo liên tục với nhiều sản phẩm khác nhau với nhiều đối tượng khách hàng. Sản phẩm của họ đôi khi chỉ vỏn vẹn là một câu slogan với 3 chữ cái.

4.3 Digital Copywriter

Công việc của một Digital Copywriter là sử dụng các câu chữ một cách hợp lí trên những công cụ này để tăng lượng Conversion cho Marketing Online của doanh nghiệp.

4.4 SEO Copywriter

Là những người tập trung hơn vào các kĩ thuật SEO như tần xuất xuất hiện keywords, vị trí đặt keywords hay vị trí trên thanh tìm kiếm của Google, …tất cả nhằm tăng nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp và tổ chức.

4.5 Publisher/ Content Copywriter

Các Publisher thường được coi là một trong những kênh để quảng bá nội dung, tin tức, họ có số lượng độc giả trung thành theo dõi riêng.

Hiện nay số lượng các Publisher cũng tăng nhanh chóng ngoài phạm vi báo giấy trở thành báo mạng và các mạng xã hội. Do đó số lượng bài viết nội dung cũng như bài PR, quảng cáo đòi hỏi phải có những Copywriter chất lượng để phục vụ khách hàng.

5 Những kĩ năng cần thiết để trở thành một Copywriter là gì?

Những kĩ năng cần thiết để trở thành một Copywriter là gì?

5.1 Giao tiếp hiệu quả qua nội dung

Yếu tố đầu tiên quyết định tới sự thành công của một hoạt động Marketing đó là việc tạo ra nội dung có chất lượng cao hơn và các sản phẩm đều bám theo sát những mục tiêu của khách hàng.

Chính vì vậy, điều này khiến các Copywriter cần phải tạo ra các ý tưởng của mình song hành với ý tưởng của khách đồng thời cùng ngồi xuống thảo luận để thu về sản phẩm phù hợp và tuyệt vời nhất.

5.2 Khảo sát chất lượng nội dung

Những Copywriter chuyên nghiệp họ thường hay hỏi và hiểu biết các giá trị của việc khảo sát sẽ đem lại với chất lượng của sản phẩm như nào.

Một Copywriter xuất sắc thì bằng việc tổng hợp dữ liệu và kiến thức, họ chia sẻ những điều quan trọng với người đọc, người xem và tạo ra những sản phẩm khiến người đọc thấy được bạn là chuyên gia trong lĩnh vực này. Điều này cũng đồng nghĩa những Copywriter giỏi thường yêu cầu những câu trả lời tốt nhất cho một câu hỏi. Họ cần phải thử nghiệm và đánh giá kĩ lưỡng trước khi đưa chúng tới người đọc.

5.3 Vốn hiểu biết về trải nghiệm khách hàng/ người dùng

Nếu bạn để ý thì có tới 90% những sản phẩm hay dịch vụ thành công đều bắt nguồn từ từ những kiến thức về trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ ấy. Chính vì vậy mà một Copywriter nên đặt trải nghiệm của người dùng và khách hàng làm ưu tiên hàng đầu khi làm tiếp thị nội dung.

Tuy nhiên việc biết được khách hàng cần gì và làm sao để khiến họ tương tác là một công việc vô cùng khó và đòi hỏi sự khéo léo. Nó yêu cầu một sự sáng tạo thông qua các phản hồi bằng khảo sát, câu đố và những trải nghiệm tương tác khác để có nền tảng thông tin. Mọi hành động hay hành động để có được thông tin về trải nghiệm của khách hàng đều có thể xây dựng hoặc phá hỏng mối quan hệ đối với khách hàng.

5.4 Phân tích các chỉ số và tổng hợp dữ liệu

Ngày nay, ngoài việc cần bổ sung các kĩ năng về mặt viết lách và tiếp thị nội dung thì các Copywriter còn phải bổ sung thêm kiến thức và kĩ năng từ việc phân tích, tổng hợp dữ liệu, chỉ số từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đưa ra các quyết định Marketing thông minh và sáng suốt nhất.

Một số loại chỉ số mà Copywriter cần nắm rõ đó là:

  • Số lần truy cập (Pageviews)
  • Thời gian trung bình trên trang
  • Tỉ lệ thoát trang (Bounce rate)
  • Chia sẻ trên mạng xã hội
  • Tỉ lệ khách hàng tiềm năng

5.5 SEO (Search Engine Optimization)

Có được một ấn phẩm nội dung tốt thôi chưa đủ, khi một copywriter biết kết hợp sản phẩm của mình với SEO thì sẽ đạt được tối đa hiệu quả tiếp thị.

Trong khi kỹ năng SEO giúp nội dung trở nên dễ tìm kiếm thì Marketing nội dung khiến bài viết tự nhiên và hấp dẫn hơn. Cả hai khi kết hợp sẽ trở thành công cụ đắc lực cho doanh nghiệp.

Qua bài chia sẻ này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về “copywriter là gì”, để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng và sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang…).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.