Một trong những tín vật định tình là minh chứng cho tình yêu của hai người và là thứ không thể thiếu trong buổi lễ kết hôn vô cùng thiêng liêng, quan trọng của mỗi một người. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều biết được đeo nhẫn cưới tay nào? Và vị trí đeo nhẫn cưới cho nam và nữ như thế nào? Hiểu được băn khoăn của nhiều người Vimi xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để sáng tỏ hơn về vấn đề này bạn nhé!
Nội dung chính
1. Nhẫn cưới là gì?
Nhẫn cưới được xem là tín vật vô cùng cao quý và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày cưới. Nhẫn cưới bao gồm một đôi cho cả nam và nữ. Nhẫn cưới là biểu tượng của sự chung thuỷ, gắn bó lâu bền của cô dâu và chú rể. Họ chính thức trở thành vợ chồng khi họ trao nhẫn cưới cho nhau.
Phân biệt nhẫn cưới và nhẫn đính hôn
♦ Nhẫn đính hôn
Nhẫn đính hôn là vật mà người con trai dành tặng cho người con gái mình yêu thương. Nếu như cô gái đấy đồng ý đeo chiếc nhẫn mà chàng trai tặng thì có nghĩa là cô muốn gắn kết cả đời với chàng trai ấy. Nhẫn đính hôn biểu trưng cho sự gắn kết, tin tưởng và mong muốn được ở bên nhau. Thông thường nhẫn đính hôn thường sẽ có một viên đá quý hay một viên kim cương ở chính giữa. Nó mang ý nghĩa là thứ tình yêu duy nhất, tồn tại vĩnh hằng và mãi mãi.
♦ Nhẫn cưới
Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới là được thiết kế một cặp cho cả nam và nữ. Nhẫn cưới cũng mang những ý nghĩa như nhẫn đính hôn, ngoài ra nó còn tượng trưng cho sự thủy chung, lâu bền. Nếu người con gái đồng ý đeo nhẫn đính hôn là muốn cưới chàng trai đó thì khi hai người trao nhẫn cưới cho nhau đồng nghĩa với việc họ chính thức trở thành vợ chồng. Đeo nhẫn cưới đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ sau này sẽ không còn là sống vì bản thân mình nữa, mà sẽ là cuộc sống mới đồng hành cùng bạn đời của mình.
2. Đeo nhẫn cưới vào thời điểm nào?
Tại Việt Nam theo quan niệm của ông bà xưa cho rằng, nếu đeo nhẫn cưới trước thời điểm tiến hành hôn lễ sẽ không mang lại điều tốt đẹp cho cô dâu và chú rể.
Thời điểm thích hợp nhất để đeo nhẫn cưới là khi tiến hành buổi hôn lễ. Lúc này sẽ có sự tham dự của nhiều người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, họ cùng gửi đến những lời chúc phúc cho cô dâu chú rể.
3. Đeo nhẫn cưới tay nào?
Vị trí đeo nhẫn cưới phụ thuộc vào các nếp sống văn hoá khác nhau ở mỗi quốc gia. Tùy vào quan điểm mà mỗi quốc gia thường sẽ có một vị trí và ý nghĩa riêng cho việc đeo nhẫn cưới. Sau đây là những cách đeo nhẫn ở từng quốc gia mà bạn có thể quan tâm:
Ở Mỹ
- Đàn ông: đeo nhẫn cưới ngón áp út tay trái
- Phụ nữ: đeo nhẫn cưới ngón áp út tay phải
Ở Đức và Hà Lan
Đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay phải
Ở Hy Lạp
Đeo nhẫn cưới vào ngón áp út (tay trái hoặc phải)
Tại Việt Nam
Đeo nhẫn cưới vào ngón áp út (tay trái hoặc phải)
Ở Trung Quốc
Đeo nhẫn cưới vào ngón áp út (tay trái hoặc phải)
Vị trí đeo nhẫn cưới cho cả nam và nữ đều ở ngón áp út tuy nhiên việc đeo bên tay trái hay phải là phụ thuộc vào quan điểm của mỗi nét văn hoá khác nhau hoặc việc tự thống nhất của mỗi cặp đôi.
4. Đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau
Nhẫn cưới tượng trưng cho sự đồng nhất của vợ chồng, mối liên kết thống nhất giữa hai tâm hồn, từ nay chúng ta tuy hai mà một. Chính lý do này khẳng định cho việc nếu cặp đôi đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau, chẳng khác nào như câu ông nói gà, bà nói vịt, thể hiện sự bất đồng ngay từ ban đầu.
Vậy nên, khi chọn lựa hay đặt nhẫn cưới, các cặp đôi nên cực kỳ lưu ý đặc điểm này. Có thể, phụ nữ sẽ nhận được đặc quyền nhẫn được trang trí nhiều đá quý hơn đàn ông, nhưng vẫn phải cùng một thể thống nhất về màu sắc cùng kiểu dáng.
5. Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Có rất nhiều đôi uyên ương, dù có nghèo khổ hay lâm vào tình cảnh cơ hàn đến đâu cũng nguyện không bao giờ bán nhẫn cưới, tín vật định tình thiêng liêng. Đối với vợ chồng mà nói, nhẫn cưới không còn là một món trang sức có giá trị vật chất, mà mà nó là một kỷ vật thiêng liêng chứa đầy kỷ niệm cuộc sống hôn nhân thăng trầm, vợ chồng có nhau, quan tâm chia sẻ. Vậy nên, nó vô giá và không bao giờ được bán đi.
Bên cạnh đó, việc không may làm mất nhẫn cưới cũng thể hiện bạn không hề để tâm vào cuộc hôn nhân này. Điều đó rất dễ làm tổn thương đối phương và dẫn đến việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình nhỏ.
Vì vậy, dù có xảy ra bất kể chuyện gì, hãy luôn giữ gìn cẩn thận nhẫn cưới của mình để thể hiện tình yêu vĩnh cửu của bạn cho bạn đời nhé.
6. Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn
Trường hợp chỉ có người vợ đeo nhẫn sau khi hôn lễ cực kỳ phổ biến. Lý do có rất nhiều, phổ biến nhất là vì đàn ông không thích đeo nhẫn vì họ cảm thấy vướng víu bởi họ thường phải đảm nhận những công việc nặng nhọc trong nhà.
Vậy nhưng, nếu chúng ta có lòng, tất cả mọi khó khăn đều không phải là lý do. Hãy nhớ rằng, một trong những việc đau lòng nhất trong cuộc sống vợ chồng có lẽ là để vợ/chồng mình nhắc bản thân hãy đeo nhẫn cưới.
Là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp có tổng kho lớn tại thị trường Việt Nam, Vimi chúng tôi với các sản phẩm chủ đạo đó là van công nghiệp (van cánh bướm, van cổng, van giảm áp…), thiết bị đo (đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp suất…), Bên cạnh những kiến thức liên quan về lĩnh vực kinh doanh, chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều các kiến thức bổ ích khác trong phần Blog Vimi, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm.