Developer là gì? Những điều cần biết để trở thành một Developer #1

Developer la gi

Developer là gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong bối cảnh các công việc liên quan đến công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đây đang là một trong những vị trí có nhiều tin tuyển dụng thuộc top cao nhất thị trường việc làm vì mức thu nhập đáng mơ ước cùng với chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ các doanh nghiệp. Vậy cụ thể Developer là làm những gì và có các yêu cầu đặc thù nào trong công việc? Mức lương của Developer có thật sự khủng như mọi người nói? Hãy cùng Vimi tìm hiểu kỹ hơn về nghề Developer qua bài viết dưới đây.

1. Developer là gì?

Developer là gì

Developer là gì? Developer (DEV Desktop Developer) được hiểu là những lập trình viên hay kỹ sư phần mềm có khả năng sử dụng nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Từ đó, xây dựng và bảo trì các chương trình, phần mềm, ứng dụng cho máy tính.

Nói một cách khác, Dev chính là những người chỉ huy trong các phần mềm, bởi họ chính là người sáng tạo các ngôn ngữ lập trình để tạo ra các mã lập trình cho hầu hết sản phẩm và tính năng mới. Họ được xem là chìa khóa giúp mở ra sự phát triển cho các ứng dụng phần mềm. Một số ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng như Python, JavaScript, Django, Sql C, C++,…

Ngày nay, Dev phần lớn là các bạn trẻ có tài năng với khả năng lập trình tốt, hàng tháng có thể kiếm được thu nhập rất cao từ nhiều nguồn.

2. Developer làm những công việc gì?

Như đã biết, Developer là một tên gọi khá chung cho các kỹ sư phần mềm. Trên thực tế, các Developer sẽ có chuyên môn khác nhau. Trong một lĩnh vực rộng như vậy, thường mỗi lập trình viên sẽ chỉ tập chung vào một mảng chuyên môn cố định để có thể hoàn thành tốt nhất tiến độ công việc. Vậy ngoài định nghĩa Dev là gì? Bạn có muốn biết cụ thể công việc của một Developer là làm những gì không? 

2.1 Frontend Developer

Frontend Developer

Các lập trình viên Frontend (client-side) là những người chịu trách nhiệm cho giao diện của một website. Ngoài ra họ cũng là người thiết kế những trải nghiệm của người dùng. Để thực hiện các công việc đó, Frontend Developer cần phải nắm rõ 3 ngôn ngữ lập trình cơ bản sau, đó là: HTML, CSS và JavaScript. Ngoài ra, để trở lên xuất sắc hơn, một kỹ sư Frontend Dev cần có tư duy về UI/UX để tăng trải nghiệm người dùng trên trang.

Để làm được những điều đó, chắc chắn một lập trình viên FrontEnd sẽ cần trang bị cho mình cả tư duy thiết kế của Designer cùng với Business Analyst (BA). Bởi vì, bất kể những gì chúng ta làm đều là đáp ứng nhu cầu của người dùng, vì vậy một Coder giỏi là một người có thể đưa ra những sản phẩm vừa sáng tạo vừa phù hợp với thị hiếu khách hàng. 

2.2 PHP Developer

PHP Developer

PHP là từ viết tắt của cụm từ “Hypertext Preprocessor”, còn PHP Developer chính là các lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để thiết kế phần mềm. Đây là ngôn ngữ lập trình rất phổ biến với cú pháp đơn giản, tốc độ nhanh chóng và nhỏ gọn. Có lẽ đó chính là lý do khiến ngôn ngữ này khá dễ đọc và dễ áp dụng.

Đa số các phần mềm được lập trình từ PHP cũng tiện lợi và ít gây lỗi hơn. Vì vậy, PHP ngày càng được các lập trình viên sử dụng nhiều, các kỹ sư hay những bạn trẻ mới theo đuổi lĩnh vực IT cũng thường lựa chọn PHP để thử sức.  

2.3 Backend Developer 

Backend Developer 

Backend Developer được biết đến là những người chịu trách nhiệm trực tiếp tới các hoạt động hậu trường khi xảy ra bất kỳ hoạt động nào trên trang web. Lập trình viên Backend có nhiệm vụ tập trung phát triển việc xây dựng các mã lập trình và ngôn ngữ trên máy chủ web hoặc Backend. Thông tin cơ sở dữ liệu cho trình duyệt sẽ được Backend Developer hỗ trợ.

Ví dụ như trong trang web, Backend Dev sẽ làm công việc liên quan tới thiết kế, phông chữ, màu sắc,…để tối ưu hóa giao diện của website khi khách truy cập vào trang web tìm hiểu thông tin.

2.4 IOS Developer

IOS Developer

Nhắc đến Apple chắc hẳn cũng không còn ai xa lạ gì, hệ điều hành của Apple chính là IOS, và các ứng dụng phần mềm của IOS được người dùng tải về để sử dụng thông qua App Store. IOS Developer chính là những lập trình viên đảm nhận trách nhiệm cũng như vai trò phát triển các phần mềm chạy trên hệ điều hành này.

Ngày nay, theo thống kê, số lượng người sử dụng hệ điều hành iOS ngày càng tăng cao, kéo theo đó là các công ty cũng ngày càng mở rộng phát triển quy mô phần mềm trên hệ điều hành này. Bởi vậy, công việc iOS Developer luôn có mức lương khá hấp dẫn và đem lại những kiến thức mới thú vị, thu hút được sự quan tâm của các kỹ sư giỏi.

Ngoài các công việc nổi bật nêu trên, nghề Developer còn có nhiều các chuyên môn khác nhau, có thể kể đến một số như : Python Developer, Full Stack Developer, DevOps Developer, .net Developer, Desktop Developer, Graphics Developer, Middle-Tier Developer…

3. Những kỹ năng cần có của một Developer là gì?

Những kỹ năng cần có của một Developer

Để ứng tuyển vào vị trí Developer cho các doanh nghiệp, ứng viên cần có các kỹ năng cơ bản như:

  • Tích cực trong xây dựng việc nhóm và khả năng làm việc độc lập.
  • Có tư duy sáng tạo và tư duy thẩm mỹ thiết kế.
  • Biết quản lý thời gian, kiên nhẫn, bình tĩnh giải quyết vấn đề.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể truyền đạt thông tin và kiến thức chuyên ngành với các bộ phận khác.

Các nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên có đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:

✔ Nắm chắc kiến thức liên quan đến lập trình web với HTML, CSS. 

✔ Hiểu rõ cơ bản về ngôn ngữ lập trình PHP 

✔ Cần phải thành thạo một hoặc nhiều các PHP framework. 

✔ Thành thạo mọi kỹ năng làm Responsive.

✔ Thành thạo tất cả các Javascript Framework, tối đặc biệt JQuery. 

✔ Các kỹ thuật về AJAX với JQuery, Restful Webservices, JSON.

✔ Các tương tác với web API, response header, request header.

✔ Thành thạo một số tool như: Sublime Text, Notepad ++, Intellij IDEA,…

✔ Biết cách deploy một web PHP lên hosting bằng FTP, CPanel,… 

4. Lộ trình phát triển của Developer

Lộ trình phát triển của Developer
Lộ trình phát triển của Developer

Không phải lập trình viên nào cũng có xuất phát điểm và trình độ chuyên môn giống nhau, để trở thành một Developer xuất sắc cần phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện và thực hành vất vả. Từ những bước thấp nhất hãy bắt đầu dần dần nâng cao trình độ và phát triển tới cấp bậc cao hơn. Lộ trình và cấp độ phát triển của một DEV thường là:

  • Junior Developer: Yêu cầu có từ 1 – 3 năm kinh nghiệm, có hiểu biết tổng quát về cơ sở dữ liệu, viết được ứng dụng hoặc phần mềm cơ bản.
  • Senior Developer: Từ 4 – 10 năm kinh nghiệm, là một lập trình viên có kiến thức sâu hơn về nghề có thể xử lý và lập trình được các ứng dụng phức tạp.
  • Leader Developer: Vị trí này yêu cầu có từ 7 – 10 năm kinh nghiệm có thể làm tất cả như một kỹ sư lập phần mềm độc lập hoặc quản lý một đội nhóm.
  • Mid-level Manager: Quản lý cấp trung không cần phải lập trình quá nhiều nhưng phải có kỹ năng quản lý để dẫn dắt nhân viên và làm việc dưới quyền của quản lý cấp cao.
  • Senior Leader: Quản lý cấp cao, sẽ làm việc trực tiếp và là người báo cáo kết quả với giám đốc của công ty. Cấp độ này gồm các chức danh như : CEO, CTP, VP,…

5. Mức lương dao động của Developer

Mức lương dao động của Developer

Mức lương được trả trong mỗi công việc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ. Theo kết quả khảo sát của Vimi đối với hàng ngàn nhà tuyển dụng, ứng viên, đối tác và khách hàng, mức lương trung bình doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho vị trí nhân viên rơi vào khoảng 10-15 triệu đồng/tháng, với ứng viên đã có kinh nghiệm lâu năm đồng thời thành thạo nhiều kỹ năng,  thu nhập có thể lên tới 1.322 USD/tháng (tương đương 30.6 triệu đồng).

Tuy nhiên đó chỉ là mức lương khảo sát trên số đông đầu người, để tính chính xác được mức lương của một Developer cần dựa vào trình độ, kinh nghiệm và khả năng đóng góp với công ty. Một số mốc lương theo kinh nghiệm làm việc các bạn đang quan tâm có thể tham khảo, cụ thể:

  • DEV mới tốt nghiệp (có dưới 2 năm làm việc): 331 – 519 USD/tháng (khoảng từ 7.7 – 12 triệu đồng/ tháng)
  • DEV có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 4 năm: 523 – 1.154 USD/tháng (khoảng hơn 12.1 – 26.7 triệu đồng/tháng)
  • DEV cấp quản lý có trên 5 năm kinh nghiệm: 1.350 – 2.150 USD/tháng (khoảng hơn 31.3 – 49.9 triệu đồng/tháng)

Lập trình viên vẫn luôn được đánh giá là nghề có mức lương khởi điểm khá tốt so với nhiều ngành nghề khác. Tuy nhiên, giống như một số ngành khác, nó cũng được coi là nghề có mức độ biến động về lương ít, tăng chậm và chu kỳ tăng lương vẫn sẽ được tính theo năm.

Ngoài chờ đợi vào mức lương thay đổi theo nơi làm việc, một developer có thể nâng cao thu nhập của mình bằng cách nhận thêm các công việc bên ngoài, làm freelancer, hoặc nếu có trình độ cao và khả năng quản lý doanh nghiệp cũng có thể tự lập công ty riêng cho mình.

6. Developer có thể làm việc ở những đâu?

Developer có thể làm việc ở những đâu?
Dev có thể làm việc ở những đâu?

6.1 Các công ty Start-up

Start-up là những công ty mới và năng động, đó cũng là một môi trường khá phù hợp đối với những lập trình viên mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên điểm hạn chế ở môi trường này là nguồn nhân lực không nhiều, đòi hỏi bạn phải đầu tư nhiều hơn 100% trí lực để có thể đảm đương được nhiều đầu việc một lúc.

Làm việc ở đây bạn sẽ tự học hỏi được nhiều kinh nghiệm, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và sắp xếp thời gian, giúp bản thân trưởng thành hơn từng ngày. 

6.2 Các công ty đa quốc gia

Nếu ở công ty start-up bạn có thể tự do giải quyết công việc và đề bạt ý kiến riêng của bản thân thì công ty đa quốc gia lại là một môi trường có quy trình làm việc vô cùng khoa học và bài bản. Ở đây, lập trình viên sẽ luôn phải tập trung và có định hướng làm việc rõ ràng, muốn đào sâu vào một loại công nghệ mũi nhọn thì có thể theo đuổi môi trường làm việc này. Bởi khi được làm trong môi trường quốc tế, các Developer sẽ mở mang rất nhiều kiến thức và mở rộng được tầm nhìn cho bản thân.

6.3 Các công ty thuộc nhà nước

Môi trường nhà nước sẽ phù hợp với những ai mong muốn sự ổn định bởi công việc khá nhàn hạ và ít áp lực, tuy nhiên song song với mức độ làm việc, mức lương mà bạn nhận lại cũng sẽ không thể cao bằng các môi trường có tính cạnh tranh. Dù vậy, ở đây luôn tồn tại những giá trị vô hình nhất định và mang đến các tiềm năng lớn trong tương lai. Đặc biệt hiện nay, khi nhà nước vẫn đang nắm giữ một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế của đất nước. 

6.4 Các công ty gia công

Các công ty gia công là những đơn vị trực tiếp tiếp nhận thực hiện các dự án lớn của nước ngoài. Đối với các bạn trẻ mới ra trường muốn tìm kiếm cơ hội tham gia làm việc với đối tác nước ngoài rất nên thử sức tại môi trường này. Đặt mình dưới các áp lực của dự án lớn làm cho lập trình viên mới có khả năng nhanh chóng tiếp thu và làm quen với loại công việc, rèn luyện sự chuyên nghiệp cho bản thân. 

Blog Vimi hy vọng với những thông tin mà chúng mình cung cấp, bạn đọc có thể hiểu hơn phần nào về định nghĩa Developer là gì? Từ đó, những ai đang có định hướng theo đuổi nghề lập trình viên có thể cân nhắc để đưa ra lựa chọn đúng đắn và phù hợp với bản thân.

Vimi là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp: các dòng van công nghiệp (van bướm, van bi, van cổng…), các dòng thiết bị đo (đồng hồ lưu lượng, đồng hồ áp suất…) số lượng lớn trên phạm vi toàn quốc. Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng, đầy đủ chứng nhận CO-CQ. Liên hệ hotline để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"