Tại sao phải bảo trì và dưỡng van bướm? Khi nào cần bảo trì, bảo dưỡng và quy trình đó như thế nào? Van bướm tại VImi được bảo hành ra sao ? Điều kiện bảo hành như thế nào? Hãy đọc bài viết chia sẻ của các chuyên gia nghành van, để cùng chia sẻ kiến thức về chủng loại van này.
Nội dung chính
1 Khái niệm về bảo hành, bảo trì và bảo dưỡng van bướm
Trong nghành thiết bị công nghiệp nói chung, cũng như các thiết bị máy móc và van công nghiệp nói riêng. Chúng ta đều bắt gặp 3 khái niệm trên, vậy những khái niệm đó có nghĩa là như thế nào? Trong nghành van công nghiệp, cũng như đối với van bướm, khái niệm này gồm.
➊ Bảo hành
Là cam kết của nhà sản xuất, của đơn vị cung cấp sản phẩm van bướm. Đảm bảo rằng thiết bị máy móc, được người mua tin dùng, rằng sản phẩm hoạt động bình thường trong điều kiện cho phép. Nếu có hỏng hóc, do lỗi từ phía nhà sản xuất thì phía nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp sẽ sửa chữa, thay thế hoàn toàn miễn phí.
Thời gian bảo hành: Thời gian này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất, từng thương hiệu sản phẩm. Trong khoảng thời gian đó, nếu sản phẩm có lỗi thì nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp sẽ bảo hành
Điều kiện bảo hành: Đối với bất kỳ sản phẩm nào cũng cần có điều kiện bảo hành. Không có sản phẩm nào là vĩnh viễn, vì vậy sản phẩm chỉ được bảo hành trong thời gian bảo hành. Lỗi của sản phẩm phải là do phía nhà sản xuất, không phải do người dùng, hoặc điều kiện môi trường bất khả kháng.
⚠ Lưu ý: Với van bướm điều khiển điện và van bướm điều khiển khí nén, chúng ta có thêm bảo hành của bộ điều khiển tự động
➋ Bảo trì và bảo dưỡng
Là việc thực hiện các thao tác cần thiết để máy móc, thiết bị duy trì hoặc khôi phục hoạt động bình thường của nó. “ Bảo trì và bảo dưỡng “ trong tiếng anh có nghĩa là “ Maintenance “, danh từ tiếng anh này xuất phát từ động từ “ Maintain “, có nghĩa là “ Duy trì “.
Ví dụ:
Kiểm tra xem thiết bị có hoạt động bình thường không, vệ sinh định kỳ với những vị trí dễ bị bụi bẩn. Tra dầu mỡ cho những cụm bánh răng, kiểm tra chất lượng làm việc của máy móc, thiết bị..v.v. Để máy móc hoạt động bình thường
Việc bảo trì và bảo dưỡng, thường là hoạt động định kỳ của đơn vị sử dụng sản phẩm. Đối với những máy móc, thiết bị phức tạp, yêu cầu những đơn vị biệt lập có trình độ chuyên môn, hoặc cần tới sự tham gia của đơn vị cung cấp hay nhà sản xuất. Khi đó thường là dịch vụ bảo trì và bảo dưỡng có tính phí.
2 Tại sao cần bảo trì và bảo dưỡng van bướm
Trong thời gian bảo hành, hầu hết các thiết bị máy móc đều hoạt động bình thường, sau thời gian bảo hành thông thường các thiết bị vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên để tăng tuổi thọ thiết bị cân bảo trì và bảo dưỡng theo đúng kế hoạch.
♣ Trước khi sản xuất, chúng được kiểm tra và thử nghiệm nhiều lần, đảm bảo sản phẩm được sản xuất đúng yêu cầu và thông số kỹ thuật thiết kế, kiểm tra dị tật sản phẩm nếu có.
♣ Khi tính toán thiết kế, van bướm được tính ở các môi trường, điều kiện khắc nhiệt hơn so với điều kiện làm việc bình thường, với một hệ số an toàn nhất định, để đảo bảm sản phẩm sẽ hoạt động bình thường khi người mua mang về sử dụng.
♣ Đối với van công nghiệp nói chung và van bướm nói riêng, trước khi xuất xưởng van sẽ được kiểm tra dưới áp suất, nhiệt độ cũng như môi trường làm việc hà khắc hơn so với thông số làm việc.
♣ Các thông số nhiệt độ, hoặc áp suất được nhà sản xuất ghi trên sản phẩm hay trong hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, bất kỳ một loại máy móc thiết bị nào, dù nhỏ hay lớn sau một thời gian hoạt động nhất định ( được hiểu là sau thời gian bảo hành ), máy móc thiết bị hoặc các thiết bị trong máy móc đó, sẽ có độ mài mòn hoặc các vấn đề kỹ thuật. Chính vì vậy chúng cần phải được kiểm tra để bảo trì và bảo dưỡng van bướm.
3 Lợi ích của bảo trì và bảo dưỡng van bướm
Như đã trình bày ở mục khái niệm, chúng ta sẽ thấy được lợi ích tức thời đó là đảm bảo cho van được hoạt động bình thường. Tuy nhiên những lợi ích ẩn sau công tác bảo trì bảo dưỡng này là vô cùng quan trọng.
♣ Đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động liên tục, duy trì hiệu quả hoạt động hệ thống
♣ Là xu hướng tất yếu trong công cuộc cạnh tranh không sự cố
♣ Là phương pháp đề phòng sự cố, do 1 chi tiết hoặc thiết bị của hệ thống bị hỏng hóc.
♣ Làm giảm thiểu hỏng hóc, từ đó giảm chi phí thay thế
♣ Là xu hướng tất yếu trong công cuộc cạnh tranh không sự cố
4 Quy trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm
Việc bảo dưỡng van vô cùng quan trọng. Nhằm giảm thiểu những hỏng hóc phát sinh không mong muốn, giảm thiểu những tổn thất do sự cố, cũng như giảm thiểu chi phí thay thế. Tùy vào điều kiện làm việc của van, cũng như lưu chất chảy trong van mà thời gian định kỳ bảo dưỡng, cũng như qui trình bảo dưỡng có khác nhau.
Đối van công nghiệp và loại van bướm nói chung. Hầu hết các nhà sản xuất đều yêu cầu, cần phải duy trì bảo dưỡng định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 12 tháng 1 lần. Với mục đích đảm bảo cho van có thể hoạt động hiệu quả nhất, tránh những sự cố bất ngờ. Cũng như là duy trì được tuổi thọ của van, không những thế mà còn đảm bảo an toàn cho người lao động trong quá trình làm việc.
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành bảo trì bảo dưỡng các loại van bướm. Tuy nhiên có 2 phương pháp bảo trì được đánh giá là cần thiết và quan trọng nhất. Cần phải áp dụng thường xuyên, để giúp van có thể giữ được tình trạng hoạt động tốt nhất, hiệu xuất hoạt động cao nhất, tiết kiệm được chi phí tốt nhất.
➊ Bảo trì và bảo dưỡng van bướm theo tình trạng van
Là phương pháp bảo trì và bảo dưỡng van bướm được đánh giá là tối ưu nhất. Bởi vì tiết kiệm chi phí thay thế tức thời. Tuy nhiên cần có 1 kế hoạch kiểm tra van định kỳ, tránh những hỏng hóc bất ngờ, gây sự cố lớn. Bằng cách lên kế hoạch kiểm tra định kỳ, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được tình trạng của các van bướm trong hệ thống một cách tốt nhất.
➋ Bảo trì và bảo dưỡng van bướm theo định kỳ
Đây là phương pháp bảo trì và bảo dưỡng van bướm theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Với khuyến cáo của nhà sản xuất thì cứ đến khoảng thời gian nhất định ( thường là 6 tháng hoặc 1 năm ) khi sử dụng van. Chúng ta bắt buộc phải bảo dưỡng, làm vệ sinh và tiến hành thay van bướm thế nếu nhà sản xuất có yêu cầu. Hoặc tháo ra kiểm tra gioăng kín và các bộ phận thường xảy ra hư hỏng để kiểm tra và thay thế.
Với cách thức bảo dưỡng tiêu chuẩn theo nhà máy khuyến cáo thì sản phẩm gần như hoạt động an toàn. Phương pháp này thường được quản lí bằng phần mềm trên máy vi tính, chủ yếu áp dụng cho các xí nghiệp qui mô lớn, có xưởng bảo dưỡng riêng. Tuy nhiên, cách này tốn kém hơn các phương thức bảo trì, bảo dưỡng khác mặc dù mang lại tính chủ động trong lịch trình sản xuất.
5 Những dụng cụ cần thiết trong quá trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm
Trong quá trình quả trì và bảo dưỡng van bướm chúng ta cần rât nhiều dụng cụ khác nhau, phục vụ cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện. Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết ” Hướng dẫn lắp đặt van bướm ” để hiểu hơn về việc lắp đặt cũng như những liên quan trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng.
➊ Dụng cụ dùng để tháo van bướm.
♦ Các dụng cụ để vặn, siết như: Cờ lê, mỏ lết… Các dụng cụ kể trên rất cần thiết trong quá trình tháo lắp bulong kết nối của van bướm mặt bích hay bất kỳ dòng van mặt bích nào
♦ Van thay thế hoặc các linh kiện dùng để thay thế cho van.
♦ Đặc biệt là những linh kiện thường xảy ra hư hỏng: Dầu bôi trơn, rẻ lau, bu lông, đai ốc, gioăng mặt bích, tay vặn….
♦ Đối với van nhựa thì cần chuẩn bị thêm cả keo dán.
➋ Dụng cụ dùng để nâng đỡ van bướm.
Với những van có kích thước lớn, từ DN200 – DN250 trở lên là người thường khó có thể nâng đỡ. Chính vì vậy chúng ta cần các thiết bị nâng kéo như tời xích, thiết bị đỡ như bệ hoặc ghế đỡ…
6 Những công việc chính trong quá trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm
Đối với những loại van khác nhau, cũng như phương pháp vận hành khác nhau. Sẽ có những qui trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm riêng.
Tuy nhiên sẽ có những bước chung:
➊ Kiểm tra ngoại quan tình trạng của van bằng mắt thường.
Xem van có hoạt động bình thường không, có móp mép hay dị tật không…Quan sát xung quanh van và hệ thống ống ngay cạnh, xem có dấu hiệu rò rỉ của van không.
➋ Trực quan kiểm tra các bu lông, đường ống, dây dẫn.
♦ Hệ thống khí nén ( đối với van điều khiển khí nén).
♦ Dây điện ( đối với van điều khiển điện ).
♦ Bất kỳ thiết bị liên quan nào khác, để tìm các vấn đề có thể cản trở hoạt động (như nới lỏng hoặc ăn mòn).
➌ Kiểm tra các khớp xoay.
Xem có vận hành trơn chu không? Có bị kẹt, hoặc vận hành bất thường không.
➍ Đối với các van điều khiển bằng tay.
Hãy kiểm tra tay quay và tay vặn, xem khả năng quay trơn đều. Kiểm tra dầu mỡ và tra thêm nếu cần thiết.
➎ Đối với van điều khiển bằng khí nén hoặc điều khiển bằng điện.
Hãy tuân thủ các bước mà nhà sản xuất hướng dẫn, nhằm đảm bảo an toàn cho van và người bảo dưỡng.
➏ Tiến hành vệ sinh, tra dầu mỡ, thay thế nếu cần thiết.
Thực hiện kiểm tra độ kín lưu chất với nhiệt độ và áp suất ít nhất là bằng của hệ thống. Đảm bảo việc bảo trì và bảo dưỡng van bướm đã thành công.
Tham khảo thêm: Van bướm inox