Trong các loại van công nghiệp, bẫy hơi là một chủng loại đặc biệt, với công dụng tách nước được sử dụng trong hầu hết các hệ thống hơi. Vậy bẫy hơi là gì? Nó có công dụng như thế nào? Ngay bây giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bẫy hơi nhé!
Nội dung chính
1 Giới thiệu về van bẫy hơi
Bẫy hơi là gì? Tên tiếng anh Steam Trap. Đây là một loại van, tự động tách nước lẫn trong hơi, khi hơi đi qua thiết bị này sẽ là hơi sạch – khô. Đáp ứng được yêu cầu cấp hơi sạch ( không lẫn nước ) cho các thiết bị đầu vào như máy nén khí, các hệ thống hoạt động bằng khí – hơi.
Giống như các loại van công nghiệp khác, Steam Trap cũng được làm từ các vật liệu kim loại cơ bản với mục đích đáp ứng được giới hạn nhiệt độ và áp suất chung của toàn hệ thống
- Gang xám / Gang dẻo
- Thép carbon
- Inox
2 Lịch sử và sự hình thành
Sự hình thành của bẫy hơi là gì? Bắt đầu từ lúc nào người ta lại sử dụng bẫy hơi. Đây có lẽ là câu hỏi mà mọi người đang thắc mắc.
Bắt đầu vào thế kỷ 18, sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, nhân loại bắt đầu sử dụng hơi nước trong công nghiệp và hàng loạt các sáng chế về hơi nước ra đời.
Đặc điểm của hơi nước là sẽ ngưng tụ và chuyển sang dạng lỏng ở nhiệt độ thấp. Thời đầu của nền công nghiệp hơi nước, người ta loại bỏ nước ngưng bằng cách vận hành ” Van xả nước ngưng ” một cách thủ công, phương pháp này không chỉ rất mất thời gian mà còn làm rò rỉ hơi nước.
Khi số lượng ứng dụng sử dụng hơi nước ngày càng nhiều và khắc phục nhược điểm của phương pháp thủ công, van bẫy hơi tự động loại bỏ nước ngưng được phát triển và đây là sự ra đời của bẫy hơi.
Bẫy hơi đầu tiên xuất hiện là bẫy hơi kiểu xô, được phát triển vào nửa đầu những năm 1800. Trong những năm tiếp theo, bẫy hơi là được mở rộng bằng kim loại, cụ thể là vào những năm 1860. Sau đó là loại xung lực vào cuối những năm 1930. Và cuối cùng vào những năm 1940, loại đĩa mà chúng ta quen thuộc đã được phát triển. Công nghệ mới nhất là bẫy Free Float, được đưa vào sử dụng lần đầu tiên vào năm 1966.
3 Tại sao phải cần tới bẫy hơi
Được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống hơi nước, thì công dụng của bẫy hơi là gì? Tại sao lại cần tới chúng? Nhiệm vụ của bẫy hơi là xả nước, loại nước được tách ra từ hơi – khí có hơi nước, bằng cách ngưng tụ và tách bằng bẫy hơi. Sản phẩm đầu ra là hơi – khí không có tạp chất và hơi nước.
Không có hệ thống hơi nước nào hoàn chỉnh nếu không có thành phần quan trọng đó là ” bẫy hơi ” (hoặc bẫy). Đây là phụ kiện quan trọng, là liên kết không thể thiếu để có được hơi – khí khô
Một bẫy hơi theo đúng nghĩa đen là ” Loại bỏ ” nước ngưng tụ, (cũng như không khí và các khí không thể bù khác), ra khỏi hệ thống, cho phép hơi nước đến đích ở trạng thái / điều kiện khô nhất có thể để thực hiện nhiệm vụ của nó một cách hiệu quả và tiết kiệm.
4 Nguyên lý hoạt động chung
Vậy để tách nước ngưng tụ, cách thức hoạt động của bẫy hơi là gì? Steam trap hoạt động dựa vào nguyên lý ” Hơi ở trên – nước nằm phía dưới “
Van khép kín tự động thoát nước ngưng từ vỏ bao bọc chứa hơi nước trong khi vẫn giữ kín hơi nước sống, hoặc nếu cần, cho phép hơi nước chảy với tốc độ được kiểm soát hoặc điều chỉnh. Hầu hết các bẫy hơi cũng sẽ đi qua các khí không ngưng tụ trong khi vẫn đóng chặt để tạo hơi nước sống.
5 Phân loại và nguyên lý hoạt động riêng của từng loại
Bẫy hơi có rát nhiều chủng loại với nguyên lý hoạt động riêng của từng chủng loại đó. Vậy nguyên lý hoạt động riêng của từng loại bẫy hơi là gì?
➀ Bẫy hơi nhiệt ( hoạt động bởi sự thay đổi nhiệt độ chất lỏng )
Với Steam trap dạng hơi nhiệt, cũng có nhiều chủng loại và hình dạng khác nhau. Chúng được áp dụng cho nhiều loại hơi khác nhau, như dùng cho hơi sạch, hơi áp lực, hay hơi dùng cho bộ tản nhiệt…
Nguyên lý hoạt động chung của loại Steam trap này đó là, dựa trên nguyên lý giản nở bởi nhiệt của hơi nóng, và co lại bởi nhiệt độ của nước. Từ trạng thái nhiệt bên trong của bẫy hơi, giúp cho van bẫy hơi đóng mở 1 cách tự động như hình vẽ phía dưới
Trong thực tế có nhiều thương hiệu bẫy hơi dạng nhiệt khác nhau, dưới đây là hình ảnh và hình dạng phổ biến của một số chủng loại thường dùng, đã được nhiều đơn vị sử dụng
➁ Bẫy hơi cơ học ( hoạt động do sự thay đổi mực chất lỏng )
Có nhiều tên gọi khác nhau dùng cho dòng Steam Trap này, như bẫy hơi gầu đảo, cốc ngưng… Kiểu dạng cơ có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều hệ thống dẫn hơi thông dụng.
Dòng bẫy hơi này hoạt động dựa trên nguyên lý, phao sẽ nổi khi có nước, dựa trên liên kết giữa phao và van, cửa van sẽ mở cho nước thoát ra ngoài khi mức nước ngưng đạt đến 1 mực nước thiết kế.
Loại bẫy này bao gồm bẫy hơi dạng phao và bẫy xô ngược. Trong bẫy hơi phao, quả bóng phao nâng lên khi có nước ngưng, sẽ mở một van dẫn nước ngưng tụ ra ngoài. Với bẫy xô ngược, gầu ngược sẽ nổi khi hơi nước đến bẫy và nâng lên để đóng van.
Chúng ta bắt gặp nhiều loại bẫy phao ngoài thực tế, tuy nhiên ít cơ hội nhìn hình ảnh mặt cắt trong của bẫy hơi. Dưới đây là hình ảnh mặt cắt và hình dạng của một vài mẫu bẫy hơi phao thường dùng
➂ Bẫy hơi nhiệt động ( hoạt động bởi những thay đổi trong động lực học của chất lỏng )
Bẫy nhiệt động, hay còn gọi là bẫy hơi đồng tiền. Loại bẫy hơi mà một phần dựa vào sự hình thành hơi nước nhanh từ nước ngưng. Nhóm này bao gồm bẫy hơi nhiệt động lực học, đĩa, xung lực và mê cung.
Sản phẩm đặc biệt nổi tiếng với thương hiệu Spirax Sarco, một trong những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu, với những sản phẩm đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao
6 Ưu điểm của van
Từ công dụng mà bẫy hơi mang lại thì chắc hẳn ưu điểm của chúng rất tuyệt vời. Thế ưu điểm của bẫy hơi là gì?
♠ Ngăn ngừa sự tích tụ nước và giảm nguy cơ búa nước trong đường phân phối hơi.
♠ Xả nước ngưng ngay lập tức và hoàn toàn.
♠ Không bị rò rỉ hơi nước ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.
♠ Cũng có thể xả khí không ngưng tụ như không khí.
♠ Tăng hiệu quả hoạt động của thiết bị bằng cách tạo điều kiện cho hơi nước tiếp xúc với toàn bộ diện tích bề mặt truyền nhiệt.
♠ Tiết kiệm năng lượng cao vì lỗ xả của van được bao phủ bởi một vòng đệm ngăn hơi nước rò rỉ ra ngoài thân bẫy.
7 Ứng dụng trong hệ thống
Bẫy hơi được sử dụng rất nhiều, rất phổ biến, vậy ứng dụng của bẫy hơi là gì?
♣ Bẫy hơi thường là lựa chọn hàng đầu để loại bỏ nước ngưng từ thiết bị sử dụng hơi nước, đường phân phối hơi và các ứng dụng dò tìm nhiệt độ cao.
♣ Thường được sử dụng để thoát nước đường ống hơi hoặc xả theo vết nhiệt độ cao.
♣ Được sử dụng trong các điều kiện áp suất cao khắc nghiệt, chẳng hạn như với dịch vụ hơi nước / ngưng tụ siêu tới hạn.
♣ Được lắp đặt ở vị trí thẳng đứng xuống dưới, vì nước ngưng tụ không đọng lại bên trong thân khi lắp đặt ở vị trí này, do đó bẫy khó có thể bị đóng băng.
♣ Đối với các dây chuyền đánh dấu nơi sản phẩm cần được giữ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của hơi nước, kim loại sinh học
8 Cách lựa chọn van sao cho phù hợp
Mỗi loại bẫy hơi đều được ứng dụng riêng cho từng loại hình khác nhau. Để lựa chọn sản phẩm phù hợp chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng hệ thống của mình. Vậy cách lựa chọn bẫy hơi là gì ?
⇒ Bước 1: Xác định các yêu cầu xả của ứng dụng bẫy hơi (ví dụ như xả nóng hoặc xả lạnh) và chọn loại bẫy phù hợp.
⇒ Bước 2: Chọn mô hình bẫy theo áp suất vận hành, nhiệt độ, hướng và bất kỳ điều kiện liên quan nào khác.
⇒ Bước 3: Chọn phương pháp kết nối, với 2 kiểu cơ bản là bẫy hơi lắp ren và bẫy hơi mặt bích
⇒ Bước 4: Tính toán các yêu cầu về tải trọng của ứng dụng và áp dụng hệ số an toàn khuyến nghị của nhà sản xuất bẫy.
⇒ Bước 5: Dựa trên lựa chọn bẫy cuối cùng dựa trên Chi phí vòng đời (LCC) thấp nhất.
9 Một số tiêu chuẩn liên quan đến bẫy
Dưới đây là một số tiêu chuẩn liên quan tới bẫy hơi, các bạn có thể tra cứu và tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm này.
ISO 6552: 1980 (BS 6023: 1981) |
Bảng chú giải thuật ngữ kỹ thuật cho bẫy hơi tự động |
ISO 6553: 1980 CEN 26553: 1991 (Thay thế BS 6024: 1981) |
Đánh dấu bẫy hơi tự động |
ISO 6554: 1980 CEN 26554: 1991 (Thay thế BS 6026: 1981) |
Kích thước mặt đối mặt của bẫy hơi tự động có mặt bích |
ISO 6704: 1982 CEN 26704: 1991 (Thay thế BS 6022: 1983) |
Phân loại bẫy hơi tự động |
ISO 6948: 1981 CEN 26948: 1991 (Thay thế BS 6025: 1982) |
Kiểm tra đặc tính sản xuất và hiệu suất cho bẫy hơi tự động |
ISO 7841: 1988 CEN 27841: 1991 (Thay thế BS 6027: 1990) |
Phương pháp xác định tổn thất hơi của bẫy hơi tự động |
ISO 7842: 1988 CEN 27842: 1991 (Thay thế BS 6028: 1990) |
Phương pháp xác định khả năng phóng điện của bẫy hơi tự động |
10 Các thương hiệu bẫy hơi phổ biến
Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu bẫy hơi khác nhau, đến từ nhiều quốc gia công nghiệp nhóm G20. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp bẫy hơi, chúng tôi giới thiệu tới quý độc giả những thương hiệu phổ biến được sử dụng nhiều ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á
THƯƠNG HIỆU BẪY HƠI | XUẤT XỨ | THƯƠNG HIỆU BẪY HƠI | XUẤT XỨ |
Bẫy hơi YNV | Hàn Quốc | Bẫy hơi Yoshitake | Nhật Bản |
Bẫy hơi Yoo Youn | Bẫy hơi Nicoson | Đài Loan | |
Bẫy hơi Samyang |
Tham khảo: Bẫy hơi nhiệt là gì