Đồng hồ nhiệt độ dạng dây là kiểu đồng hồ dùng để đo nhiệt độ được sản xuất từ nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đây là sản phẩm có dây capillary có thể điều chỉnh độ dài sao cho phù hợp với nhu cầu của người sử dụng.
Nội dung chính
1 Đồng hồ nhiệt độ dạng dây là gì
Đơn giản mà nói, đồng hồ nhiệt độ là thiết bị đo nhiệt độ của lưu chất đồng nhất, giúp người dùng có thể quan sát và theo dõi nhiệt độ, đảm bảo tính an toàn cho hệ thống. Thiết bị còn được gọi với các tên khác là “nhiệt kế“. Cũng như để thuận tiện cho việc mang lại tính an toàn cũng như thuận tiện cho người sử dụng, sản phẩm được thiết kế với nhiều loại khác nhau. Trong đó có đồng hồ áp suất dạng dây.
Cũng giống với đồng hồ đo nhiệt độ thông thường, tuy nhiên thay vì chân đo kết nối trực tiếp với đồng hồ thì kiểu thiết bị này có thêm dây capillary. Đây là một loại ống mao dẫn có một đầu nối với đồng hồ, một đầu nối với chân đo cảm biến nhiệt.
2 Cấu tạo của đồng hồ nhiệt độ dạng dây là gì ?
Để tìm hiểu kỹ hơn về kiểu đồng hồ nhiệt độ dạng dây này, chúng ta đi sâu vào phần cấu tạo của chúng. Cũng giống với các nhiệt kế khác, đồng hồ có cấu tạo gồm các bộ phận như sau:
- Gauge Connection : là bộ phận kết nối giữa Capillary và chân đo. Làm mối liên kết trở lên chặt chẽ và chắc chắn.
- Stem : chân đo, là bộ phận cảm biến nhiệt độ.
- Capillary : ống mao dẫn, liên kết giữa chân đo và mặt đồng hồ, cụ thể là ống Bourdon.
- Bourdon Tube : một bộ phận quan trọng liên kết với chân đo và kim đồng hồ.
- Movement, Bimetal : là hai bộ phận được liên kết cơ học với kim đồng hồ.
- Pointer : phụ trách việc hiển thị nhiệt độ đo được trên dải đo.
3 Nguyên lý hoạt động của đồng hồ nhiệt độ dạng dây là gì ?
Đối với thiết bị đo nhiệt độ này thì sản phẩm hoạt động nhờ vào nguyên lý sự giãn nở của chất khí.
Trong chân đo và Capillary của đồng hồ áp suất dạng dây chứa các phần tử cảm biến nhiệt (vd: khí Heli). Khi gặp chất lỏng hoặc chất khí có nhiệt độ cao, các phần tử trong chân đo sẽ giãn ra, từ đó tác động tới ống Bourdon, làm ống giãn ra theo chiều kim đồng hồ. Theo một tác động cơ học, kim đồng hồ quay và hiển thị mức nhiệt độ đo được.
Và ngược lại, khi nhiệt độ chất lỏng hoặc chất khí giảm xuống, các phần tử cảm biến sẽ co lại cùng tác động lên ống Bourdon co lại theo chiều ngược kim đồng hồ. Cùng một tác động đó, kim đồng hồ sẽ quay giảm xuống nhiệt độ được, hiển thị trên dải đo.
4 Vật liệu chế tạo dây Capillary
Đồng hồ nhiệt độ dạng dây có Capillary hay được gọi là ống mao dẫn, để chịu được nhiệt độ cao cũng như sự biến đổi đột ngột trong môi trường đo nên được chế tạo từ vật liệu inox. Đây là vật liệu mang nhiều tính chất nổi bật.
♠ Chịu nhiệt tốt.
♠ Chống chịu được nhiều loại hoá chất.
♠ Không bị biến dạng, độ cứng ổn định.
♠ Có khả năng chống lại các tác dụng của lực lớn từ bên ngoài mà không bị phá hỏng.
♠ Phản ứng từ kém.
♠ rất dễ lau chùi và làm sạch.
5 Tại sao nên dùng đồng hồ nhiệt độ dạng dây
Đối với kiểu đồng hồ này thì khi nào chúng ta nên dùng đồng hồ nhiệt độ dạng dây, tại sao phải dùng?
Lấy một ví dụ dễ hiểu, để đo nhiệt độ của phòng đông lạnh mà không muốn phải vào trong phòng để nhìn xem nhiệt độ hiện tại đang là bao nhiêu. Lúc này chỉ cần dùng đồng hồ dạng dây, chân đo kết nối với hệ thống ống trong phòng, mặt đồng hồ thì cố định trên giá đỡ tại điểm dễ nhìn. Hay tại các vị trí chật hẹp, khó có thể di chuyển, hoặc cũng để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy chúng có tên gọi khác là đồng hồ nhiệt độ đọc từ xa.
Tiếp tục với ví dụ trên, nếu nhiệt độ trong phòng đột ngột thay đổi, vượt quá giới hạn cơ thể chịu được, bản thân người sử dụng lại không biết thì sẽ gây nên thiệt hại về người.
6 Cách chọn đồng hồ nhiệt độ dạng dây là gì ?
Để chọn một sản phẩm phù hợp thì cần phải xem xét các yếu tố cần thiết. Khi lựa chọn đồng đồ đo nhiệt độ nói chung và đồng hồ nhiệt độ dạng dây nói riêng thì chúng ta cần lưu ý những điều sau.
Môi trường đo: Khi chọn mua lắp đặt cần chọn mua loại đồng hồ nhiệt với vật liệu phù hợp với môi trường đo. Môi trường đo bình thường, nhiệt độ không quá cao thì có thể chọn loại đồng hồ với vật liệu bằng đồng, inox loại bình thường. Khi môi trường đo khắc nghiêt hoặc nhiệt độ quá cao cần chọn loại vật liệu inox đặc biệt, thép carbon chịu nhiệt…
Thang đo nhiệt độ: Cần xác định được nhiệt độ lưu chất cần đo để lựa chọn thang đo phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh làm ảnh hưởng đến công việc cũng như thời gian và độ chính xác.
Đường kính mặt: xem nơi đặt đồng hồ với vị trí người sử dụng để lựa chọn mặt đồng hồ cho phù hợp, mặt đồng hồ càng lớn thì giá trị càng cao.
Vật liệu đồng hồ nhiệt độ: Tùy theo môi trường và lưu chất muốn đo mà ta nên lựa chọn chất liệu đồng hồ cho chính xác để tránh hư hại cũng như ảnh hưởng đến công việc và người sử dụng.
Chân kết nối: Kiểu chân kết nối theo tiêu chuẩn gì? kích cỡ như thế nào? Nếu không sẽ không thể lắp đặt được sản phẩm lên đường ống.
Chiều dài que đo: Xác định chiều dài để que đo này có thể tiếp xúc được với môi chất cần đo không?
Chiều dài dây dẫn: Cần xác định chiều dài tối thiểu từ vị trí quan sát ( mặt đồng hồ ) tới vị trí kết nối chân đo, đảm bảo chiều dài đủ để không ảnh hưởng tới việc giảm sát nhiệt độ.
Xem thêm: Đồng hồ áp suất Georgin