Đồng hồ thử áp lực nước là một trong những thiết bị quan trọng để thử về độ áp lực, áp suất của nước. Mục đích chính được dùng để phòng các trường hợp về tai nạn của nước, được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống công nghiệp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Nội dung chính
1. Đồng hồ thử áp lực nước là gì?
Đồng hồ thử áp lực nước hay còn gọi là đồng hồ đo áp suất nước và cũng là sản phẩm của đồng hồ đo áp suất. Đây là sản phẩm được ưa chuộng và thông dụng nhất trong công việc thử áp lực nước trong đường ống. Nhiệm vụ chính là hiển thị và thông báo áp lực nước của hệ thống tại thời điểm để người đo quan sát, nắm bắt được tình trạng vận hành, nếu có sự cố sẽ khắc phục được.
Đồng hồ thử áp lực nước được ứng dụng trong các môi trường như: Nước sạch, nước thải, nước công nghiệp hay nước sinh hoạt. Được chia thành 2 loại: Đồng hồ không dầu và đồng hồ có dầu nhằm mục đích chống rung trong môi trường có rung lắc.
Có xuất xứ từ các quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến trên Thế giới như Pmax – Malaysia, Merlion – Trung Quốc, Zenner – Đức, Ashahi – Thái Lan, Samwa – Thái Lan, Thaiachi, Fuda – Trung Quốc, FG – Trung Quốc,… với tỉ lệ đo chính xác được xem như tuyệt đối.
Đơn vị đo cũng có nhiều loại khác nhau như: Pa, atm, bar, thuỷ ngân Hg,…Mỗi loại sẽ có cách quy đổi riêng mà người đo sẽ dựa vào đó để lựa chọn đồng hồ phù hợp với mục đích đo của mình.
2. Thông số kỹ thuật
Tên sản phẩm: Đồng hồ thử áp lực nước
Đường kính mặt: D40mm, D50mm. D60mm, D75mm, D100mm, D150mm, D200mm
Vật liệu: Thân bằng thép, ruột bằng đồng kết nối với lưu chất; inox 304, 316, 316
Chân ren: 1/4PT – ren 13mm; 3/8PT – ren 17mm; 1/2PT – ren 21mm
Kiểu chân: Chân đứng (A), Chân sau, chân đứng vành, chân sau vành
Dải đo: 0 ~ 1000 Kgf/cm2, -76, 0 ~ 2, 4, 6, 10, 15, … 350; -76cm
Đơn vị đo: Mpa, Kpa, psi, cmHg, kgf/cm2, Bar
Xuất xứ : Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Châu âu,…
3. Cấu tạo đồng hồ thử áp lực nước
Cấu tạo của đồng hồ thử áp lực nước được đánh giá tương tự như các sản phẩm về đồng hồ nước. Bao gồm các bộ phận như:
Thân đồng hồ: Thân đồng hồ có chất liệu chủ yếu được làm bằng inox để chịu được nhiệt trong môi trường ngoài trời. Độ bền có tính chất cao, hoạt động tốt trong môi trường khắc nghiệt và chống được oxi hóa. Thân van được lắp ren để kết nối với đường ống.
Mặt đồng hồ: Để tránh tình trạng bị nứt vỡ khi va đập hay trong tình trạng rung lắc và để người dùng được quan sát dễ dàng thì mặt đồng hồ được làm bằng kính cường lực với độ dày rất lớn.
Kim đồng hồ: Chất liệu của kim đồng hồ là inox loại nhẹ. Được kết nối với các bộ phận bên trong một cách chắc chắn và nhận tín hiệu một cách dễ dàng.
Ống dẫn áp lực: Mục đích chính của ống dẫn áp lực là dẫn áp lực từ các bộ phận lên bề mặt đồng hồ để kim đồng hồ quay.
Màng kim loại: Khi áp lực đã được đo, màng kim loại có nhiệm vụ chuyển đổi phần áp lực này thành cơ học và làm cho các cơ cấu chuyển động đến ống dẫn áp lực.
Chân kết nối: Chân kết nối cũng được làm inox hoặc thậm chí là đồng để đảm bảo ở mỗi vị trí và môi trường đo khác nhau.
Xem thêm: Đồng hồ test áp nước
4. Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ thử áp lực nước khá đơn giản, có thể dễ hiểu một cách như sau:
Khi lưu lượng chảy vào bên trong đường ống, áp lực sẽ được tăng lên. Khi đó, áp lực nước tác động lên khắp bề mặt lớp màng của đồng hồ và lớp màng sẽ bị tác động lên các cơ cấu chuyển động bên trong mặt của đồng hồ. Khi này thông số sẽ được hiển thị và người đo sẽ quan sát kết quả đo tại thời điểm này. Khi áp lực nước giảm, áp lực tác động lên màng cũng sẽ giảm theo và làm cho cơ cấu quay dần trở về vị trí cũ.
5. Một số lưu ý khi mua
Để sử dụng đồng hồ thử áp lực nước một cách chinh xác nhất, đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm được lâu nhất, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau khi lựa chọn mua:
Chọn đồng hồ theo áp lực: Mục đích chính của đồng hồ là thử áp lực nước nên áp lực sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thông báo. Vì vậy, người mua cần biết được rõ được khoảng giá trị của áp lực để chọn được sản phẩm phù hợp với hệ thống đo.
Chọn mặt đồng hồ: Tiếp theo, chúng ta cần lưu ý về mặt đường kính của đồng hồ, bên cạnh đó là loại mặt kính, độ dày, có dầu hay không dầu để đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp với hệ thống đo. Với môi trường bên ngoài có nhiều rung lắc, áp lực lớn chúng ta nên lựa chọn đồng hồ có dầu để tránh được các hậu quả như kim bị rung lắc ảnh hưởng đến kết quả. Còn ở môi trường bình thường, không rung lắc thì chọn loại không dầu.
Môi trường sử dụng: Đây cũng là một trong những yếu tố để chúng ta cân nhắc bởi nó cũng có ảnh hưởng lớn đến độ bền của sản phẩm. Nếu ở môi trường đo là nước sạch thì nên chọn loại chân đồng, còn ở nước thải, hóa chất thì nên chọn inox để chống tính ăn mòn, oxi hóa.
Chọn đồng hồ theo kiểu thiết kế chân: Trước khi lựa chọn, chúng ta cũng cần xem lại địa hình của vị trí lắp đặt. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến cách quan sát đồng hồ của người sử dụng. Nếu ở hệ thống đo bằng phẳng thì nên lắp loại chân đứng, còn ở vị trí nghiêng một chút thì nên lắp chân sau. Chúng ta có thể tham khảo về đồng hồ áp suất chân sau.
6. Các bước lắp đặt đồng hồ thử áp lực nước
Khi lắp đặt đồng hồ, chúng ta cần tuân thủ các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ lắp đặt cần phải chuẩn bị để phục vụ các bước lắp, bao gồm: Đồng hồ đo áp suất, băng keo non, cờ lê, búa…
Bước 2: Kiểm tra tổng quát và vệ sinh sạch sẽ
Trước khi lắp đặt, chúng ta cần kiểm tra tổng quát, vệ sinh sạch sẽ đồng hồ và hệ thống lắp đặt để tránh các tình trạng như bụi bẩn, tắc nghẽn hay đồng hồ bị va đập trong quá trình chuyển hàng. Phần chân ren để vặn đồng hồ vào đường ống cần được vệ sinh sạch sẽ để hoạt động một cách tốt nhất. Lưu ý rằng, trước khi lắp đồng hồ áp suất đã được ngắt hoàn toàn.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt
Khi lắp, dùng băng keo quấn quanh chân ren để được bịt kín, chống rò rỉ. Tiếp theo, lắp đồng hồ vào đường ống theo chiều kim trên thân đồng hồ, phải vặn thật đều tay và cố định để phần chân ren được chắc chắn.
7. Ứng dụng rộng rãi
Đồng hồ thử áp lực nước có nhiều ưu điểm khác nhau, giá thành hợp lý và được nhiều người ưa chuộng, có nhiều ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau:
Được lắp đặt chủ yếu trong các hệ thống công nghiệp, đường ống nước của các nhà máy. Một số nhà máy sử dụng nhiều đến thiết bị này như: Nhà máy cung cấp nước, nhà máy dệt nhuộm và may mặc, …
Ngoài ra, đồng hồ đo áp suất nước còn dùng trong các khu dân cư, trung tâm thương mại. Để quản lý điều áp trên đường ống cấp nước…
Được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống lớn hơn tại các trạm bơi, kênh đập, hệ thống thủy điện, các khi công nghiệp, nhà máy, các công trình, hệ thống đường ống ngầm dùng để xử lý cấp thoát nước sạch, nước thải,… các dây chuyền sản xuất đồ uống, rượu bia, các hệ thống bơm nước tại các xưởng.