Kết nối van bướm với ống, cũng giống như kết nối 1 loại van khác với ống hoặc kết nối phụ kiện với ống. Có rất nhiều phương pháp kết nối khác nhau, phụ thuộc vào các kiểu kết nối của đường ống và kiểu kết nối của thiết bị. Vimi xin chia sẻ bài viết về các phương pháp kết nối van bướm với ống để giúp mọi người có cách nhìn đa chiều hơn về các phương pháp kết nối này.
Nội dung chính
1Các phương pháp kết nối van với ống
Thông thường van công nghiệp được kết nối với ống bằng các phương pháp chủ yếu là kết nối bằng ren, bằng mối hàn ( tương đương với ống nhựa là kết nối bằng keo ) và kết nối bằng mặt bích.
➊ Kết nối bằng ren
Theo phương pháp này, thì ren chủ yếu dùng trong kết nối van với ống là ren thẳng và ren côn. Trong van bướm người ta không sử dụng loại kết nối này
➋ Kết nối bằng hàn
Hàn là phương pháp kết nối giữa ống và van kim loại bằng cách hàn điểm, tuy nhiên đối với ống và van nhựa thì nó là phương pháp kết nối bằng keo. Phương pháp này không dùng trong kết nối van bướm với ống.
➌ Kết nối bằng mặt bích
Đây là phương pháp kết nối thông dụng, đặc biệt là đối với các van vật liệu kim loại. Bởi phương pháp này có nhiều ưu điểm như: Thuận tiện trong thay thế bảo dưỡng, đơn giản trong lắp đặt
Tuy nhiên các nhà sản xuất linh hoạt trong việc kết nối van với ống bằng mặt bích. Họ sản xuất ra nhiều chủng loại van bướm có các cách kết nối với ống khác nhau.
Xem thêm: ? Các tiêu chuẩn kết nối van với ống
2Các phương pháp kết nối van bướm với ống
Với van bướm, kết nối phổ biến nhất là kiểu kết nối kẹp wafer. Tiếp theo đó người ta ưu tiên sử dụng loại van tai bích, cuối cùng mới sử dụng đến loại van bướm kết nối mặt bích
➊ Wafer Type Butterfly Valve – Van bướm kiểu kẹp (Kiểu Wafer)
Van bướm kết nối kẹp, đây là kiểu kết nối van bướm phổ biến nhất hiện nay. Loại này với van kim loại chỉ có 2 vị trí xỏ bu lông để cố định van, van sẽ được kẹt chặt kín lưu chất bởi 2 mặt bích của ống ở 2 bên.
➋ Semi Lug Type Butterfly Valve – Van bướm kiểu tai bích rút gọn ( Kiểu Semi Lug )
Kiểu kết nối này cũng tương đối phổ biến. Điểm nổi bật của van là có 4 vị trí có thể xỏ bu lông liên kết với mặt bích.
➌ Lug Type Butterfly Valve – Van bướm kiểu tai bích ( Kiểu Lug )
Van bướm tai bích, cho mức độ cố định van trên đường ống chắc chắn hơn. Van được chỉ định sử dụng trong 1 số trường hợp để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
➍ Double Flange Type Butterfly Valve – Van bướm kiểu 2 mặt bích ( Kiểu Flanged)
Van bướm mặt bích được kết nối riêng biệt với từng mặt bích trên đường ống. Người ta thường sử dụng van bướm 2 mặt bích cho những đường ống có kích cỡ lớn, hoặc do đặc thù của lưu chất sử dụng và điều kiện làm việc.
➎ Wafer Type for Plastic Butterfly Valve – Van bướm tay gạt kiểu kẹp ( Kiểu Wafer)
Riêng với van nhựa, thì hầu hết các nhà sản xuất sử dụng phương pháp kết nối tai bích, tuy nhiên do đặc tính nhựa mềm và giá thành rẻ. Nên họ không làm các tai bích tách rời mà kết nối với nhau
Có thể bạn quan tâm: ? Van bướm chính hãng, đa dạng kiểu kết nối
3Ưu nhược điểm của các phương pháp kết nối van bướm
Với mỗi phương pháp kết nối khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Các phương pháp kết nối sẽ bổ trợ cho nhau, phù hợp với các trường hợp khác nhau.
➊ Kết nối van bướm với ống kiểu kẹp ( Kiểu Wafer)
♦ Ưu điểm là linh hoạt trong việc điều chỉnh tư thế van, và giản đơn trong việc lắp đặt
♦ Giá thành rẻ nhất trong các kiểu kết nối của van. Chính vì thế nó được người dùng ưu tiên sử dụng, khi quyết định dùng loại van bướm.
♦ Tính lắp lẫn gần như là áp dụng được với tất cả các tiêu chuẩn, người dùng chỉ cần quan tâm đến chiều dày của van
♦ Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp sản phẩm này của mình.
∇ Nhược điểm lớn nhất đó là không chịu áp lực cao, khả năng rò rỉ cao
➋ Kết nối van bướm với ống kiểu tai bích rút gọn ( Kiểu Semi Lug )
♦ So với dòng van bướm dạng kẹp thì dạng tai bích rút gọn được định vị tốt và chắc chắn hơn.
♦ Van này so với dạng kẹp thì khả năng chịu áp suất dòng được cải thiện hơn, cũng như khả năng rò rỉ thấp.
♦ Van cũng cho khả năng lắp lẫn gần như tuyệt đối. Bởi các nhà sản xuất thường chế tạo kích thước lỗ lớn, thỏa mãn nhiều tiêu chuẩn khác nhau
∇ Van được cố định tốt hơn, tuy nhiên chưa phải là kiểu kết nối dùng cho áp lực cao.
∇ Giá thành có chút tăng so với kiểu Wafer, tuy nhiên không đáng kể
➌ Kết nối van bướm với ống kiểu tai bích ( Kiểu Lug )
♦ Rõ ràng van so với 2 loại trên, thì khả năng chịu áp suất dòng được cải thiện hơn, cũng như khả năng rò rỉ thấp hơn.
♦ Tính lắp lẫn vẫn có, nhưng phạm vi ứng dụng hạn chế dần
∇ Tuy nhiên yêu cầu về mức độ chính xác trong lắp đặt cũng cao hơn.
∇ Đơn giá của van cao hơn nhiều so với loại
➍ Kết nối van bướm với ống kiểu 2 mặt bích ( Kiểu Flanged)
♦ Kiểu kết nối này cho khả năng chịu áp tốt nhất, cũng như ít rò rỉ nhất, trong dải áp suất cho phép của hệ thống.
♦ Van kết nối mặt bích sẽ thuận tiện hơn trong quá trình thay thế bảo dưỡng. Vì có thể đóng van, ngưng dòng chảy để thay thế phía ngược lại
∇ Van đòi hỏi mức độ chính xác trong lắp đặt là cao nhất.
∇ Giá thành van cao nhất trong các kiểu kết nối của van
∇ Van có tính lắp lẫn ở giới hạn thấp nhất trong các kiểu kết nối
➎ Kết nối van bướm nhựa với ống kiểu kẹp ( Kiểu Wafer)
♦ Kiểu kết nối tai bích cho kết cấu vững chắc, cố định chắc chắn hơn
♦ So với các loại vật liệu kim loại, van có giá thành rất rẻ
♦ Van cho khả năng kháng hóa chất tốt nhất bởi tính năng này của vật liệu
∇ Vì là vật liệu nhựa nên khả năng chịu áp kém nhất
∇ Van cũng không chịu được các va đập lớn
Kiến thức liên quan: ? Ưu nhược điểm của van bướm
4 Hình ảnh thực tế kết nối van bướm với ống
Van bướm được kết nối với nhiều loại ống khác nhau, trong nhiều hệ thống của nhà máy, xí nghiệp, các xưởng và hệ thống xử lý nước, dẫn hóa chất,.. Các đường ống trong công nghiệp tàu thủy, công nghiệp lọc hóa dầu, khai thác tài nguyên khoáng sản…
Chia sẻ: ? Hướng dẫn lắp đặt van bướm đơn giản, dễ thực hiện