Kích thước van bướm

Kích thước van bướm, cần trong quá trình lắp đặt, trong quá trình thi công và trong quá trình thiết kế. Trong van công nghiệp nói chung và van bướm nói riêng chúng ta cần xác định kích thước, vậy kích thước của van là bao nhiêu?

Biết Những lợi thế khi nắm rõ kích thước van bướm

Van bướm là một trong những loại van thông dụng nhất hiện nay, nó được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên khi thiết kế hệ thống đường ống, thi công, hay lắp đặt thì không phải ai cũng nắm rõ kích thước van. Vì thế biết rõ kích thước mang đến cho chúng ta những thuận lợi sau đây:

  • Dễ dàng thiết kế và thiết kế chính xác hơn
  • Thi công thuận lợi, nhanh chóng, công nhân lắp đặt dễ dàng, thuận lợi
  • Đóng gói sản phẩm dễ dàng, vận chuyển tiện lợi
  • Lựa chọn đúng kích cỡ van bướm và mua đúng sản phẩm, nâng cao hiệu quả mua bán

Xem thêm chi tiết về Van bướm 

Có những kích thước van bướm nào?

Các đơn vị, nhà máy sản xuất van bướm thường cung cấp cho người sử dụng những loại kích thước cơ bản. Thông thường là để lắp đặt với các chi tiết khác trên đường ống. Và các hãng van thường đưa ra những kích thước van bao gồm:

Kích thước van bướm 88

 

2.1 Chiều cao tổng thể.

Là chiều cao bao gồm cả phần tay gạt và thân van bướm, biết được điều này để việc đóng gói van bướm dễ dàng hơn. Ngoài ra chúng ta còn biết được vị trí van bướm lắp đặt có đủ không gian hay không?

2.2 Chiều rộng van bướm.

Bao gồm chiều rộng thân van, chiều rộng bao gồm cả phần vận hành như tay gạt, tay quay. Điều này cũng giúp quá trình đóng gói van bướm được đơn giản và chính xác hơn. Và cũng giống như chiều cao giúp cho chúng ta có thể biết được vị trí lắp van bướm có đủ không gian hay không?

2.3 Chiều dày van bướm.

Kích thước này chính là độ dày thân van bướm.m Biết được kích thước này giúp cho quá trình lắp đặt thuận tiện hơn. Các bạn có thể tính toán vị trí lắp van bướm chính xác để lắp mà không cần có van bướm tại công trường. Ngoài ra chúng ta cũng tính toán đóng gói van bướm được đễ dàng.

Chia sẻ kinh nghiệm: ?? Hướng dẫn chọn van bướm

Kích thước van bướm của các hãng khác nhau thì có khác nhau không?

Đây có lẽ là vấn đề được nhiều người quan tâm. Xin chia sẻ với các bạn là các hãng sản xuất khác nhau thì kích thước hoàn toàn không giống nhau. Các hãng sẽ tính toán kích thước dựa vào vật liệu chế tạo, áp lực làm việc và điều kiện làm việc. Chúng ta hãy xem kích thước của một số hãng van bướm dưới đây:

3.1 Kích thước van bướm Kizt

Kích thước van bướm KIZT

3.2 Kích thước van bướm Samwoo

Kích thước van bướm SAMWOO

3.3 Kích thước van bướm Wonil

Bảng kích cỡ van bướm Wonil
Bảng kích cỡ van bướm Wonil

Chủng loại khác nhau thì kích thước van bướm có khác nhau không?

 Van bướm trên thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay rất đa dạng và phong phú, tùy vào nhu cầu sử dụng khác nhau, điều kiện sử dụng, môi trường làm việc khác nhau mà có nhiều loại khác nhau. Vì thế mà kích thước của chúng cũng được thiết kế hoàn toàn không giống nhau.

Đặc biệt là van bướm thông thường – van bướm đồng tâm, có kích thước khác với van bướm lệch tâm ( bao gồm cả van bướm lệch tâm đôivan bướm lệch tâm ba )

? Lưu ý: Các van bướm tay gạt và van bướm tay quay có thể sử dụng động cơ điều khiển tự động ( là động cơ điện hoặc bộ điều khiển khí nén ) nên kích thước cho các loại van nay là như nhau.

Van bướm có những kích cỡ nào?

Có lẽ sẽ rất nhiều khách hàng không biết van bướm tồn tại những kích cỡ nào? Giống như việc các bạn lựa chọn quần áo chúng ta có các kích cỡ S, M, L, XL,…thì van cũng có những kích cỡ như vậy. Thông thường đường ống thường được gọi là tên là đường kính ngoài chẳng hạn:

  • Ống Φ21 nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 21mm
  • Ống Φ27 nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 27mm
  • Ống Φ34 nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 34mm
  • Ống Φ42 nghĩa là đường kính ngoài đường ống là 42mm

Còn đối với van thì người ta lại gọi theo kích thước đường kính bên trong đối với ống

  • Chẳng hạn ống Φ21 đường kính trong là 15mm, đường kính ” Danh Nghĩa ” là 15A và van cũng được gọi với kích thước danh nghĩa là DN15

Kiến thức bổ trợ:  Cách quy đổi kích thước ống

Và kích cỡ van bướm hiện nay đang có là:

  • Kích cỡ van bướm DN40
  • Kích cỡ van bướm DN50
  • Kích cỡ van bướm DN65
  • Kích cỡ van bướm DN80
  • Kích cỡ van bướm DN100
  • Kích cỡ van bướm DN125
  • Kích cỡ van bướm DN150
  • Kích cỡ van bướm DN200
  • Kích cỡ van bướm DN250
  • Kích cỡ van bướm DN300
  • Kích cỡ van bướm DN350
  • Kích cỡ van bướm DN400
  • Kích cỡ van bướm DN450
  • Kích cỡ van bướm DN500
  • Kích cỡ van bướm DN600

Và còn nhiều kích cỡ lớn hơn nữa như: DN700, DN800, DN900, DN1000, DN1100,… DN5000, DN6000

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến các loại kích thước của van bướm. Hy vọng những kiến thức trên đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về kích thức của van bướm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.