Ngoài thực tế chúng ta nhận biết loại van thông qua mắt nhìn trực tiếp để phân loại các loại van lại với nhau. Còn trong bản vẽ thì chúng ta dùng ký hiệu của từng loại van để phân biệt. Với tất cả các loại van công nghiệp nói chung hay van bi nói riêng đều có ký hiệu của riêng mình nói lên đặc tính tiêu biểu của riêng nó. Tiếp theo sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về ký hiệu van bi.
Nội dung chính
1 Ký hiệu van là gì – Công dụng
Đầu tiên chúng ta cần hiểu ký hiệu van nói chung trước khi đi sâu vào ký hiệu van bi nói riêng.
Hiểu một cách đơn giản thì ký hiệu van là một loại ký hiệu dùng để phân biệt và nêu nên đặc trưng của loại van đó trên bản vẽ của hệ thống đường ống nào đó. Chúng giúp ta có thể biết được tại một vị trí nào đó trên hệ thống người ta lắp đặt loại van nào, cụ thể hơn là loại van đó đang ở trạng thái nào. Hoặc cũng có thể là loại van đó dùng kiểu vận hành nào.
Dưới đây là một số ký hiệu chung của van:
2 Ký hiệu van bi
Van bi là van có hệ thống đóng mở, bằng việc thay đổi góc quay của viên bi có khoét lỗ, thông qua trục dẫn bằng cách điều khiển bằng tay hoặc vận hành tự động, để thay đổi góc mở của bi từ đó điều chỉnh được lưu lượng dòng chảy hoặc đóng/ mở hoàn toàn. Để miêu tả tính đặc trưng đó mà van bi được ký hiệu bằng cách thêm một vòng ( tượng trưng cho bi bên trong van ) nằm giữa 2 hình tam giác của ký hiệu van chung.
Đặc biệt van bi còn có loại van hai ngã và van 3 ngả cũng sẽ được thể hiện chiều chuyển động của lưu chất sao cho dễ nhận biết nhất có thể.
3 Ký hiệu theo kiểu kết nối
Như chúng ta đã biết van bi được kết nối với ống bằng nhiều cách khác nhau ( tham khảo: Kết nối van bi với ống ) vậy ký hiệu của van bi như thế nào để có thể biểu hiện được cách kết nối thực thế của van.
◊ Kết nối bằng hàn : Đây là phương pháp kết nối ít gặp, chỉ sử dụng trong một số hệ thống đường ống áp suất lớn. Cách thể hiện của van cổng nói chung, ký hiệu van cổng này được hiểu là dùng cho đầu hàn.
◊ Kết nối bằng mặt bích : Với cách thể hiện bằng 1 gạch dọc nét liền, chuyển ký hiệu van sang nét đứt, tượng trưng cho mặt bích nằm bên. Đây là kiểu kết nối phổ biến được sử dụng cho các van có kích thước từ DN50 trở lên.
◊ Kết nối bằng socket : Với cách thể hiện bằng 1 hình chữ nhật, tượng trưng cho cút nối với van.
4 Ký hiệu theo kiểu vận hành van
Van được vận hành bởi nhiều cách khác nhau, tuỳ theo tính chất và nhu cầu của người sử dụng. Vậy cách để ký hiệu van bi trên bản vẽ ra sao để người đọc có thể biết được loại van ở chỗ này đang được vận hành bằng gì.
◊ Van điều khiển bằng tay: Với cách thể hiện bằng 1 gạch ngang, tượng trưng cho tay quay nằm phía trên
◊ Van điều khiển bằng Motor (van bi điều khiển điện): Với hình hộp vuông, gắn chữ M,Tượng trưng cho động cơ hoạt động bằng Motor
◊ Van điều khiển bằng dầu áp lực: Với hình hộp vuông, gắn chữ H, tượng trưng cho động cơ hoạt động bằng Hydraulic, tức là dầu áp lực
◊ Van bi điều khiển khí nén: Với cách thể hiện bằng nửa quả bóng khí, tượng trưng cho khí nén, thể hiện cho phương pháp vận hành bằng khí nén.