Ngay trong sinh hoạt đời sống, ” nước thải ” là cụm từ quá quen thuộc với mỗi chúng ta. Nhưng bạn đã hiểu rõ về khái niệm nước thải là gì chưa. Có những loại nước thải nào và cách xử lý như thế nào. Sau đây, Vimi sẽ trả lời những câu hỏi đó giúp bạn.
Nội dung chính
1. Nước thải là gì
Nước thải có tên tiếng anh wastewater, là loại nước được thải ra sau khi đã qua quá trình sử dụng hoặc được tạo ra từ một quá trình sản xuất và không còn có giá trị sử dụng. Nước thải bắt nguồn từ các hoạt động như sinh hoạt, chế biến thực phẩm, tưới tiêu,…
2. Phân loại nước thải
Hiện nay, nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, chi tiết như sau:
- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của hộ gia đình, khu dân cư, chợ… bao gồm nước từ tắm, giặt, nấu nướng, dọn dẹp, ăn uống,…
- Nước thải công nghiệp: Phát sinh từ các hoạt động sản xuất, thương mại, khai thác, chế biến,… chủ yếu từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất và xí nghiệp
- Nước thải thẩm thấu: Là nước thấm qua các hệ thống cống thoát nước từ các khe hở, đường ống bị hỏng hoặc qua các kênh mương & hố gas
- Nước thải tự nhiên: Nước mưa, nước từ ao hồ và sông suối bị ô nhiễm khi tiếp xúc với chất thải, qua đó trở thành nước thải
- Nước thải đô thị: Là nước tổng hợp từ các nguồn khác nhau trong hệ thống cống thoát nước của thành phố, thị xã
3. Thành phần trong nước thải sinh hoạt và công nghiệp
Trong thành phần của nước thải, nước chiếm tiê lệ 95% và còn lại là các chất thải và chất ô nhiễm phân huỷ sinh học. Dù chỉ chiếm 5% trong thành phần, nhưng lại chứa rất nhiều chất độc hại như:
- BOD (Oxi sinh hóa): Là một thành phần cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong nước. Nếu BOD cao, sẽ tiêu thụ oxy trong nước, gây hại cho các loài thủy sinh.
- TSD (Tổng chất rắn hòa tan): Tổng lượng ion, khoáng chất và kim loại hòa tan trong nước. Chỉ số TSD ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước
- TSS (Tổng chất rắn lơ lửng): Là lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải. Khi xả trực tiếp vào môi trường, TSS có thể gây ô nhiễm và làm tắc nghẽn mang của cá, đồng thời mang theo vi khuẩn gây bệnh.
- Mầm bệnh: Nước thải chứa nhiều vi khuẩn và vi rút nguy hiểm cho sức khỏe con người
- Chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng từ quá trình nấu nướng có thể gây ra hiện tượng tảo nở hoa hoặc làm cá chết do hàm lượng Nitơ cao trong nước thải
4. Các phương pháp xử lý
Trong thực tế, để làm sạch nước thải tuỳ theo từng loại và cấp độ nhiễm bẩn, các nhà máy xử lý nước sử dụng quy trình làm sạch nước như: Vật lý, hoá học và sinh học
4.1 Phương pháp vật lý
Nước thải sinh hoạt và công nghiệp chứa các chất lơ lửng (chất tan và không tan) ở thể rắn hoặc thể lỏng. Các chất này kết hợp với nhau tạo thành một dung dịch gọi là huyền phù. Để tách rác và các chất lơ lửng, các hệ thống và nhà máy sử lý nước thường sử dụng các thiết bị chuyên dụng như:
- Van y lọc: Có lưới lọc dùng để thu gom rác thải chảy trong đường ống
- Van cổng: Dùng để mở hoặc đóng dòng nước thải có áp lực lớn
- Song chắn rác: Ngăn rác thải chảy qua
- Bể điều hoà: Dùng để ổn định lưu lượng
- Bể lắng: Có thể tách cặn lơ lửng
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và giảm đến 20% các chất ô nhiễm có khả năng phân huỷ sinh học.
4.2 Phương pháp hoá lý
Được ứng dụng để làm sạch triệt để các chất hữa cơ hoà tan hoặc các hạt có kích thước nhỏ và nhiều kim loại khác như: Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Mn… Dưới đây là một số phương pháp hoá lý thường dùng:
- Xử lý bằng công nghệ hấp thụ
- Xử lý bằng công nghệ trao đổi ino
- Xử lý bằng công nghệ keo tụ tạo bông
4.3 Phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ độc hại và ô nhiễm như: H₂S (Hydro sulfide), SO₃( Sunfit ), NH₃(Amoniac),… có trong nước thải. Hai phương pháp sinh học phổ biến hiện nay là:
- Phương pháp kỵ khí: Sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxi
- Phương pháp hiếu khí: Nhóm vi sinh vật hiếu khí hoạt động trong điều kiện được cung cấp oxi liên tục.Các chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật này được gọi là quá trình oxi hoá sinh hoá
5. Tái sử dụng nước thải
Nước thải qua xử lý có thể được tái sử dụng trong các hệ thống nước công nghiệp, nạp bổ sung các tầng ngậm nước và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên. Trong nhiều trường hợp còn có thể được dùng làm nước uống.
Đối với nông nghiệp, nước thải sau khi qua xử lý có thể dùng để tưới tiêu bởi chi phí thấp, có thể cung cấp liên tục với bất kỳ điều kiện thời tiết, khi hậu và tiết kiệm nguồn nước sạch. Trong nguồn nước tưới tiêu này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Nito, photpho, kali… giúp ích tăng trưởng cho các loại thực vật.