Đều là van điều đóng mở tự động bằng điện nhưng van điện từ và van điều khiển điện ( động cơ) lại có nguyên lý và cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Vì thế rất có thể bạn chưa thể phân biệt được, chính vì thế những chuyên gia của Vimi của chúng tôi sẽ chia sẻ thêm để các bạn có thể nắm rõ
Nội dung chính
1 Điểm giống nhau van điện từ với van điều khiển điện
Chúng ta biết rằng van điều khiển điện bao gồm có: van bi điều khiển điện, van bướm điều khiển điện và van cổng điều khiển điện. Vì vậy ở khuôn khổ bài viết này chúng tôi so sánh 2 loại van điện từ với van điều khiển điện – động cơ cũng có nghĩa là chúng tôi so sánh van điện từ với van bi điều khiển điện và van điện từ với van bướm điều khiển điện. Và cụ thể chúng có nhừng điểm giống nhau như sau:
- Đều là loại van tự động đóng mở bằng điện, có thể sử dụng điện áp: 24V, 110V, 220V, 380V
- Có thể sử dụng được cho nhiều loại môi trường khác nhau: nước – chất lỏng, chất khí, khí nén, hơi nóng,….
- Đều có nhiều kiểu lắp đặt trên đường ống, có các kiểu kết nối: lắp ren, mặt bích, hàn,….
- Vật liệu chế tạo thân van được làm bằng nhiều loại vật liệu: inox, đồng, thép, gang, nhựa….
- Các sản phẩm đều được các hãng bảo hành 12 tháng
- Cả 2 dòng đều đa dạng thương hiệu để lựa chọn
Xem các sản phẩm: Van điện từ khí nén
2 Điểm khác nhau giữa van điện từ với van điều khiển điện
Mặc dù là đều là loại van đóng mở bằng điện nhưng giữa van điện từ và van điều khiển điện bằng động cơ lại có nhiều điểm khác nhau. Đó chính là:
- Cấu tạo, hình dáng van khác nhau
- Nguyên lý hoạt động của van điện từ là dựa vào từ trường của dòng điện và lực nén của lò xo, còn van điều khiển điện đóng mở dựa vào động cơ – motor gắn thêm vào thân van bướm, van bi
- Van điện từ có thời gian đóng mở nhanh chưa tới 1s, trong khi van điều khiển điện có thời gian đóng mở từ 10 ~ 60 giây
- Van điện từ hoạt động phải giữ điện ( thời gian ngâm điện = thời gian mở van hoặc đóng van), trong khi van động cơ chỉ hoạt động trong 10-60 giây (hết hành trình đóng và mở). Vì thế nếu sử dụng van động cơ sẽ bền hơn.
- Van điện từ có giá thành rẻ hơn so với van điều khiển bằng động cơ cùng kích cỡ ( tất nhiên chỉ là kích cỡ nhỏ từ DN50 trở xuống )
- Van điện từ chỉ dùng cho đường ống từ DN200 trở lại trong khi van bướm điều khiển điện có thể sử dụng đến kích cỡ 500, 1000, 2000, 3000
- Van điện từ khi sử dụng sẽ bị ảnh hưởng lưu lượng dòng chảy qua van, còn đối với van bi và van bướm điện thì lưu lượng chất trong đường ống không bị ảnh hưởng mấy do kích cỡ lòng trong van gần như bằng với kích cỡ đường ống.
- Van điều khiển điện được sử dụng cho môi trường có áp lực cao hơn, nhờ việc chúng ta lắp động cơ khỏe hơn thì van sẽ chịu áp tốt hơn.
- Van điện từ chỉ cho lưu chất đi qua theo 1 hướng nhất định, tức là phải xác định hướng dòng chảy, còn van động cơ thì không cần thiết
- Van điện từ có 2 dạng chính là van điện từ thường đóng và van điện từ thường mở, khi sử dụng chúng ta phải biết chắc là dùng loại nào? Còn với van động cơ thì không, bạn có thể cài đặt bất kỳ theo ý mình mong muốn.
Xem các dòng sản phẩm: van điện từ 220v
3 Những lưu ý khi sử dụng van điện từ
Như vậy khi nào thì sử dụng van điện từ sẽ hiệu quả hơn? Hãy sử dụng van điện từ trong những trường hợp sau các bạn nhé:
- Sử dụng cho các đường ống có kích thước bé ( tốt nhất từ DN50 trở xuống), một số trường hợp người ta vẫn sử dụng tới kích cỡ DN200
- Cần đóng mở nhanh ngay tức thì ( chỉ với 1 giây)
- Chỉ sử dụng cho chất khí, hơi nóng, chất lỏng có độ nhớt thấp
- Sử dụng cho hệ thống không yêu cầu đảm bảo lưu lượng
- Chỉ được sử dụng cho lưu chất theo 1 chiều nhất định và cần có áp lực của dòng chảy ( tối thiểu 0.35bar)
- Khuyến cáo nên lắp thêm 1 lọc y trước van điện từ nếu muốn nó sử dụng an toàn, hiệu quả và độ bền cao
- Nếu chi phí của bạn không nhiều có thể cân nhắc sử dụng van điện từ thay thế cho van động cơ điện
4 Lưu ý khi sử dụng van điều khiển điện
Là một trong những dòng van ưu việt và chắc chắn được ứng dụng rộng rãi hơn trong tương lại, nhất là ngành tự động hóa ngày càng phát triển, công nghệ 4.0 ngày càng được đưa vào đời sống. Vậy chúng ta sử dụng van điều khiển điện khi nào?
- Chúng ta sử dụng khi hệ thống yêu cầu không bị ảnh hưởng lưu lượng qua van
- Sử dụng cho hệ thống có thể đóng mở chậm ( thời gian từ 10 – 60 giây)
- Áp dụng cho hệ thống lưu chất lưu thông được cả 2 chiều
- Có thể lắp đặt van động cơ điện cho đường ống có kích thước lớn lên đến hàng nghìn mm
- Có thể sử dụng được cho cả đường khí thải, nước thải
- Có thể sử dụng cho môi chất dạng rắn: bột, tro, hạt…
- Sử dụng với điện áp đa dạng: 24V, 110V, 220V, 380V… vì thế dễ dàng phù hợp với nhiều hệ thống