Ngày 10/10 Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Của Ngày 10/10

ngay 10 10 la ngay gi vimi.com .vn

Ở nước ta, một năm diễn ra rất nhiều sự kiện và ngày lễ trọng đại như: 30/4-1/5, 27/7, 2/9, 20/10,…và tất nhiên ngày 10/10 cũng là một trong những sự kiện cần được ghi nhớ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ ngày 10/10 là ngày gì? Có ý nghĩa như thế nào? Hãy cũng Vimi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

1. Ngày 10/10 là ngày gì? 

Ngày 10/10 là ngày gì? 

Theo dương lịch, ngày 10 tháng 10 là ngày thứ 283 ( thường là ngày 284 trong năm nhuận theo lịch Gregorius ), chỉ còn 82 ngày là hết năm nếu tính từ ngày 10 tháng 10.

2. Ngày 10/10 – Ngày Giải phóng Thủ đô

Ngày Giải phóng Thủ đô

  • Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Sau nhiều ngày chiến đấu căng thẳng, các hiệp định chuyển giao Hà Nội được ký kết vào ngày 30 tháng 9 năm 1954 và ngày 2 tháng 10 năm 1954 tại Hội đồng đình chiến Trung ương. Ngay sau đó, Chính phủ đã cử các đội cảnh sát, quản lý hành chính vào Hà Nội để làm công tác chuẩn bị tiếp quản thành phố.
  • Theo nghị quyết ngày 17 tháng 9 năm 1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do thiếu tướng Vương Thừa Vũ cùng với đó là Chủ tịch Ủy ban Quân chínhdbk và Bác sĩ Trần Duy Hưng.
  • 5h00 chiều: Toàn thể người dân Thủ đô ăn mặc chỉnh tề, tay cầm cờ Tổ quốc, ảnh Bác Hồ, hoa tươi, xếp hàng trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, khu phố, trường học,…, kéo lên các tuyến đường đã được thông báo trước là có bộ đội hành quân qua.
  • Đoàn xe đầu tiên do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Quân ủy và Bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Quân ủy chỉ huy đi qua Hàng Đường, Hàng Đào và trung tâm thành phố.
  • 8h00: Cánh Tây xuất phát từ sân vận động Quần Ngựa là bộ binh của Trung đoàn Thủ đô. Các chiến sĩ hành quân qua phố Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào,…vào cửa Đông Hà Nội lúc 9h45p.
  • 8h45: Quân đội miền Nam xuất phát từ khuôn viên Việt Nam tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng qua Hồ Hoàn Kiếm rồi đánh chiếm toàn bộ khu vực Đồn Thủy & Đầu Xảo.
  • 9h30: Đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, đi qua phố Huế, đến Bờ Hồ lúc 10h5p, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân sau đó rẽ vào phố Cửa Bắc, vào thành lũy lúc 10h45p sáng.
  • 15h00: Tiếng còi của Nhà hát lớn thành phố vang lên từng hồi, hàng vạn người dân Hà Nội trang nghiêm tham dự lễ chào cờ do Quân ủy Trung Ương tổ chức tại Sân vận động Cột cờ cùng với sự tham gia của nhiều đơn vị khác nhau. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Quân ủy Vương Thừa Vũ trân trọng đọc Lời kêu gọi của Bác Hồ đối với nhân dân Thủ đô nhân ngày giải phóng.

Ngày Giải phóng Thủ đô

Ý nghĩa lịch sử:

  • Ngày Giải phóng Thủ đô là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử của Hà Nội nói riêng và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung. Đồng thời, đây cũng là mốc son lịch sử quan trọng, thể hiện chiến thắng vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến.
  • Ngày 10-10 đưa đất nước bước vào thời kỳ thoát khỏi ách thống trị, xóa bỏ áp bức, bóc lột, tự lực, tự cường vươn lên trên con đường đổi mới và phát triển. Bên cạnh đó, nhân dân đã đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi đi vào xây dựng một xã hội mới, mở đầu cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

3. Ngày 10/10 – Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam

Ngày Truyền thống Luật sư Việt Nam

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư. Bởi tính đến nay, liên đoàn Luật sư Việt Nam đã hoạt động tích cực, đạt được nhiều kết quả xuất sắc. Đến nay các thế hệ luật sư Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp Cách mạng của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước.

Ngày 14/1/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày mùng 10/10 hàng năm làm ngày truyền thống của luật sư Việt Nam.

Như vậy, sau 68 năm kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 46/SL đánh dấu sự ra đời của nghề luật sư tại Việt Nam, thì hội luật sư Việt Nam đã chính thức lấy ngày 10/10 làm Ngày truyền thống của luật sư Việt Nam để tôn vinh hàng năm.

4. Ngày 10/10 âm lịch – Ngày Tết Trùng Thập

Ngày Tết Trùng Thập

Tết Trùng Thập hay Tết Song Thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là ngày lễ của các thầy thuốc hay Tết Cơm Mới tháng mười. Tết này còn gọi là Hạ Nguyên để đối với Thượng Nguyên (ngày 15 tháng Giêng) theo tục lệ của Phật Giáo.

Theo ghi chép của sạch Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch là ngày lành tháng tốt, cây thuốc tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tươi tốt nhất. Vì vậy, các thầy thuốc rất coi trọng dịp tết này.

Nói chung Tết này là của các ông Đồng, bà Cốt, nên họ làm cỗ bàn rất linh đình. Đối với một số vùng nông thôn ngày này được gọi nôm na là tết Cơm mới, tết Thường tân. Các hộ gia đình lấy gạo mới để làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần Phật để mừng được mùa.

Có nơi còn tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để tưởng nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã hoàn thành. Ở nông thôn Việt Nam, vào ngày này người ta thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thiết.

Ở các vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các làng mạc từ miền Bắc vào miền Nam, tết mừng được mùa gọi là tết Cơm Mới ngày 10 tháng 10 chính vào giữa mùa gặt.

Các dân tộc thiểu số ở vùng rừng núi Việt Bắc hay trên cao nguyên Tây nguyên, hàng năm khi đã thu hoạch xong ngô lúa ngoài nương rẫy, cái ăn đã chắc chắn trong nhà, cả bản, cả buôn sẽ cùng ăn tết được mùa.

Cái Tết vui được mùa luân lưu khắp các nhà trong xóm kéo dài suốt cả tháng, đến khi ngoài trời có mưa mới lại bắt đầu vào mùa mới. Vui được mùa và mong được mùa, ý nghĩa to lớn ấy là nỗi niềm và mong cầu của cả đất nước. Truyền thống phong tục ân nghĩa đã được bảo tồn và phát huy từ xa xưa tới nay.

5. Các sự kiện lịch sử diễn ra trong ngày 10/10

Các sự kiện lịch sử diễn ra trong ngày 10/10

  • 732 – Trận Tours do Charles Martel cùng các chiến binh người Frank đánh bại quân đội al-Andalus gần Tours và Poitiers, ngăn chặn lực lượng Hồi giáo khuếch trương tại vùng Tây Âu.
  • 1762 – Cuộc Chiến tranh Bảy năm: Nhà vua của nước Phổ Friedrich II Đại Đế chiếm lại được pháo đài Schweidnitz (Silesia) từ tay quân Áo.
  • 1846 – Nhà thiên văn học người Anh William Lassell đã phát hiện ra vệ tinh lớn nhất của sao Hải Vương là Triton.
  • 1911 – Bắt đầu cách mạng Tân Hợi với Khởi nghĩa Vũ Xương, dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh.
  • 1928 – Tưởng Giới Thạch nhận chức ủy viên trưởng ủy ban quân sự, trở thành lãnh đạo trên thực tế của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc.
  • 1954 – Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay Pháp sau Chiến tranh Đông Dương.
  • 1964 – Khai mai Thế vận hội Mùa hè 1964, tiến hành tại Tokyo, Nhật Bản.
  • 1970 – Cộng hòa Khmer chính thức tuyên bố thành lập.
  • 2010 – Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội được tổ chức, kỷ niệm 1.000 năm Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long.
  • 2010 – Quốc gia tự trị Antille thuộc đất nước Hà Lan giải thể.
  • Ngày 10/10 còn là ngày hội siêu Sale vô cùng lớn lớn trên các trang thương mại điện tử mà các tín đồ shopping không thể bỏ lỡ.

Ngày 10/10 là một ngày có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người dân Việt Nam, hy vọng những thông tin về ngày 10/10 mà Vimi mang tới sẽ hữu ích với bạn đọc!

Vimi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp quy mô lớn tại thị trường Việt Nam, với các sản phẩm chủ đạo đó là van công nghiệp (van cánh bướm, van cổng, van giảm áp…), thiết bị đo (đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp suất…), không chỉ chia sẻ các kiến thức liên quan về lĩnh vực kinh doanh mà chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều các kiến thức bổ ích khác trong phần Blog Vimi, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"