Ngày 2/9 là ngày gì? Đã là một người con của Việt Nam, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết đến ngày 2/9/1945. Đây được xem là ngày có ý nghĩa đặc biệt đối với đất nước và con người Việt Nam- khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Để cùng tìm hiểu kĩ hơn về ngày kỉ niệm này, diễn biến và ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Nội dung chính
1. Bối cảnh lịch sử – nguồn gốc ngày 2/9 là gì?
Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cộng sự của mình tổ chức họp để chọn ngày ra mắt trước đồng bào dân tộc để đọc bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngay sau đó, ngày 25 và 28 tháng 8 được đưa ra lựa chọn.
Một trong các cộng sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Vũ Đình Tung (là một giáo dân Công giáo) đưa ra ý kiến về ngày 2/9/1945 với lí do hôm đó là ngày chủ nhật, mọi người không bận rộn và được nghỉ việc, đây cũng là ngày Chúa nhật kính các đấng tử đạo Việt Nam, tất cả giáo dân đều đi dự lễ với tâm trạng kính trọng và sự chỉnh tề, các đoàn thể và quần áo đồng phục nên dễ vận động Công giáo tham gia mít-tinh sau khi tan lễ.
Sau đó, Chủ tịch cho người liên hệ với tòa giám mục Hà Nội. Người đến thăm Nhà thờ lớn Hà Nội vào ngày 22 tháng 8. Lúc này, mọi người đang cùng nhau chuẩn bị cờ, trang trí nhà thờ khang trang, chuẩn bị cho ngày lễ vào 2 tháng 9. Chính lúc này Bác đã suy nghĩ và đưa ra kết luận sẽ làm cho ngày đó thêm nhiều ý nghĩa, thêm nhiều niềm vui cùng với tất cả mọi người. Có lẽ chính lúc này, ý tưởng đó đã cho chúng ta đến ngày 2 tháng 9 hàng năm là ngày Quốc khánh Việt Nam.
Bên cạnh đó, về bối cảnh lịch sử, lí do Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày 2/9 vì đây cũng là ngày Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh. Cho thấy giây phút quan trọng Phát xít Nhật thất bại trên đất nước ta, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia độc lập.
2. Ngày 2/9 là ngày gì?
Ngày lịch sử quan trọng đối với đất nước và con người Việt Nam vào 2/9 tại Quảng trường Ba Đình, nơi đâu cũng là cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ. Hàng chục hàng vạn con người, ai ai cũng tâm trạng háo hức, quần áo trang nghiêm cùng nhau tiến về Quảng trường. Lễ đài mặc dù đơn sơ giản dị nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn đối với mỗi người. Xung quanh là các đội tự vệ vũ trang cùng với đơn vị Quân Giải Phóng đầy đủ, tư thế nghiêm trang trước lễ đài.
Giây phút này hơn hơn 50 vạn người dân Việt đại diện cho tất cả những người con Việt Nam, những người đã ngã xuống và hy sinh để có được như ngày hôm nay. Cùng thời điểm đó, các tỉnh khác nhau cũng đều tổ chức mít tinh, hàng triệu trái tim cùng chung một nhịp đập trong giây phút ý nghĩa lịch sử, cùng nhau hướng về Quảng trường Ba Đình nơi vị lãnh tụ kính yêu Tuyên bố đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các cán bộ Chính phủ lâm thời bước vào lễ đài vào 14h ngày 2/9/1945. Quốc ca Việt Nam được vang lên đầy hào hùng, uy nghiêm, lá cờ đỏ sao vang được tung bay phất phới dưới bầu trời tự do đầy thiêng liêng trong giây phút hân hoan, vui sướng của toàn dân tộc. Những tia nắng tại Quảng trường Ba Đình như một chứng nhân ghi lại tất cả giây phút này.
3. Ý nghĩa ngày 2/9 là gì?
Đây là ngày Quốc lễ, là ngày lễ lớn trong năm của đất nước, ngày trọng đại của dân tộc. Ngày 2/9 là cột mốc đánh dấu thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta, mở ra một kỷ nguyên mới.
Đất nước được độc lập, không còn là thuộc địa, nhân dân được tự do. Biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu mà quân dân ta đã hi sinh. Chính vì vậy, ngày 2/9 đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân tộc, ngày quốc khánh của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc khánh cũng là ngày để chúng ta cùng nhau hướng về đất nước, về Tổ quốc thân yêu. Để tất cả người con Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ tưởng nhớ, biết ơn đến thế hệ cha ông đã hi sinh anh dũng. Cùng nhau nhìn lại chặng đường chiến đấu vất vả, đầy mất mát và tổn thương để chúng ta có được ngày hôm nay. Để từ đó, chúng ta cùng nhau cố gắng học tập rèn luyện bản thân để cống hiến cho dân tộc.
Tham khảo để hiểu rõ hơn về ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại: Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975
4. Một số địa danh Hà Nội gắn liền với ngày Quốc khánh
Nói đến địa danh về di tích lịch sử gắn liền với ngày lễ Quốc khánh chúng ta không thể kể đến:
4.1 Quảng trường Cách mạng Tháng Tám
Trong Cách mạng Tháng Tám, nhà hát lớn Hà Nội và Quảng trường trước nhà hát là nơi diễn ra những sự kiện lớn như mít tinh, biểu dương lực lượng Việt Minh. Thậm chí 19/8/1945 nơi đây từ một cuộc biểu tình đoàn biểu tình đã tổ chức thành tổng khởi nghĩa trên toàn thành phố.
4.2 Phố Tràng Tiền
Thời gian đã trôi qua nhưng Phố Tràng Tiền là nơi đã in vào tâm trí những người tham gia vào cuộc kháng chiến nơi đây những hình ảnh về một con phố với bao mất mát hy sinh của quân dân ta tại nơi này. Giờ đây, phố Tràng Tiền trở thành một con phố với nhiều hoạt động vui chơi giải trí và các sự kiện về văn hóa nghệ thuật mà cũng có thể đến thăm.
4.3 Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục
Nơi đây vào ngày 28/8/1945, Chi đội Giải phóng quân vào Hà Nội tiến các lực lượng duyệt binh trước Nhà hát Lớn chiến đấu và hy sinh anh dũng. Ngày nay chúng ta vẫn còn tháp nước tròn nhưng khung cảnh xung quanh đã thay đổi nhiều với các tòa nhà cao tầng mọc lên và cũng là địa điểm người thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
4.4 Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội là biểu tượng đặc trưng của đất Hà Thành nghìn năm văn hiến, là di tích còn được bảo tồn đến ngày nay. Khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, lần đầu tiên lá cờ đỏ sao vàng đã được tung bay phấp phới ở nơi đây.
Sau cuộc kháng chiến chiến chống thực dân Pháp đến ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng, lá cờ đỏ sao vàng biểu tượng dân tộc Việt Nam lại tiếp tục tung bay trên đỉnh Cột cờ cho đến ngày nay.
4.5 Căn nhà số 48 Hàng Ngang
Căn nhà 48 Hàng Ngang chắc hẳn các bạn đã được nghe nhiều đến. Là nơi Bác đã ở từ ngày 25 tháng 8 năm 1945 đến ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Người đã viết bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày nay, ngôi nhà là một trong các điểm di tích tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thủ đô Hà Nội.
4.6 Quảng trường Ba Đình
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đánh dấu Cách mạng tháng Tám thắng lợi hoàn toàn. Đây là địa điểm mỗi khi ai đặt chân đến Hà Nội cũng phải một lần ghé thăm, được xem là biểu tượng thiêng liêng đối với Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
5. Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2022
Dựa theo lịch và ngày tháng năm dương lịch 2022 thì ngày 2/9 năm nay rơi vào ngày thứ 6. Tuy nhiên, từ năm 2021 khi Bộ Luật Lao động chính thức có hiệu lực, ngày Quốc Khánh người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày bao gồm: ngày 2.9 dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau. Vì vậy, lịch nghỉ Quốc Khánh 2022 là 2 ngày, thứ 5 ngày 1/9 và thứ 6 ngày 2/9.
Qua bài viết này, các bạn chắc chắn đã hiểu thêm về “Ngày 2/9 là ngày gì? Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa”, để tìm hiểu thêm các chủ đề bổ ích khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Công ty Cổ Phần Kĩ thuật Vimi là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp (van bướm, van bi, đồng hồ lưu lượng, phụ kiện inox…), ngoài chia sẻ các kiến thức về sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngành, chúng tôi còn chia sẻ các kiến thức bổ ích về xã hội, xoay quanh đời sống hàng ngày, giúp bạn đọc mở mang được tri thức và sự hiểu biết.