Nguyên nhân gây ra thuỷ triều đỏ? Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên vô cùng quen thuộc đối với những người ngư dân và chắc hẳn chúng ta ai cũng biết về hiện tượng này. Tuy nhiên khi nhắc đến thủy triều đỏ thì nó còn là khái niệm khá xa lạ với chúng ta. Thủy triều đỏ được xem là một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú hiếm gặp, cũng bởi vì thế mà nó vô cùng nguy hiểm. Với mục đích giúp bạn hiểu rõ về hiện tượng này, Vimi xin được chia sẻ những kiến thức liên quan đến hiện tượng này và biện pháp khắc phục của nó nhé!
Nội dung chính
1. Thủy triều đỏ là gì?
Thủy triều đỏ có tên tiếng Anh là HABs (Harmful Algal Blooms), hiện tượng này còn được biết đến với cái tên là tảo nở hoa.
Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện khi số lượng tảo sinh ra quá nhiều và nhanh trong nước. Chúng tích tụ lại ở cửa sông, cửa biển khiến cho mặt nước bị đục hoặc đổi màu, có thể chuyển sang màu tím, hồng, xanh hoặc đỏ,…
Khi nhiệt độ thời tiết tăng, nước ở sông, biển bắt đầu ấm lên lúc này độ mặn và chất dinh dưỡng đạt đến mức nhất định kích thích sự phát triển của các loại sinh vật trong nước trong đó có tảo biển. Đa số tảo thủy triều đỏ là tảo hai lá. Chúng có thể được nhìn thấy trong nước với nồng độ 1000 tế bào tảo trên mỗi mililit (ml), trong khi đó ở những đám hoa dày đặc, chúng có thể đo được hơn 200000 tế bào/ml nước biển.
Tùy vào từng loại tảo mà mức độ của thuỷ triều đỏ có thể sinh ra các độc tố tự nhiên là nhiều hay ít. Khi chúng xuất hiện dày đặc trên mặt nước sẽ gây ra hiện tượng suy giảm oxi, gây ra hàng loạt các tác hại và khiến nhiều loài sinh vật biển như tôm, cá,… chết hàng loạt.
2. Hiện tượng thủy triều đỏ kéo dài trong bao lâu?
Thời gian thủy triều đỏ xuất hiện có thể kéo dài từ vài tuần hoặc thậm chí lâu hơn. Hiện tượng này có thể giảm dần khi tái xuất hiện. Vì thủy triều đỏ diễn ra do quá trình tảo nở hoa mà hiện tượng này còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện vật chất sinh học như ánh sáng mặt trời, tốc độ hướng gió dòng chảy, cũng như các chất dinh dưỡng và độ mặn.Thủy triều đỏ có thể xuất hiện gần bờ, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp xảy ra cách bờ từ 10-30 dặm.
3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thủy triều đỏ là gì?
➀ Do môi trường tự nhiên:
Hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện ở dọc các bờ biển vào mùa hè và mùa thu bởi vì vào những mùa này thường có nhiều cơn gió từ đại dương thổi vào, chúng mang theo các tế bào tảo và hơi lạnh vào đất liền.
Cùng với điều kiện về thời tiết, môi trường ở khu vực đất liền thuận lợi hơn ngoài đại dương rất nhiều như là nồng độ muối thấp, mặt nước khá yên tĩnh, hàm lượng chất dinh dưỡng cũng cao hơn khu vực ngoài đại dương nên đây chính là nguyên nhân làm cho tảo phát triển nhanh chóng. Chính vì thế mà người ta gọi nó là Harmful Algal Blooms có nghĩa là sự bùng nổ tảo độc hại.
Cũng nhờ có các dòng hải lưu và gió mà chúng đẩy các đám tảo lại với nhau thành một vùng lớn, lấp đầy mặt nước dẫn đến việc hình thành hiện tượng thủy triều đỏ.
➁ Do hoạt động của con người:
Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người các loại nước thải sinh hoạt, công nghiệp, và dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sẽ thải ra môi trường, chúng theo nước mưa sẽ đổ về biển. Khi ấy chúng sẽ trở thành nguồn dinh dưỡng lớn thúc đẩy sự phát triển của tảo và gây ra ô nhiễm môi trường. Một số ví dụ điển hình về các vụ thủy triều đỏ do hoạt động của con người:
Vào năm 1971, vùng biển Kagosin ở Nhật Bản đã xảy ra hiện tượng thủy triều đỏ nguyên nhân là do nước thải từ khu dân cư gần đó thải ra biển.
Đến tháng 8/1978 tại Bột Hải – vùng biển ở Trung Quốc, hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra trong phạm vi 560 km2, nó kéo dài suốt 20 ngày, nguyên nhân là do nước thải từ thành phố Thiên Tân và Bắc Kinh đổ ra.
4. Thuỷ triều đỏ nguy hiểm như thế nào?
Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ở nhiều quốc gia có biển, chúng gây ra sự bất thường cho không chỉ con người mà cả các loại sinh vật sống dưới nước, để lại những hậu quả nghiêm trọng.
✘ Thứ nhất phải nói đến ảnh hưởng của thủy triều đỏ đến con người
Nếu chẳng may con người ăn phải sinh vật bị nhiễm độc từ tảo nở hoa thì sẽ gây ra những hiện tượng về sức khỏe như suy giảm chức năng hô hấp, hắt hơi, ho, chảy nước mắt và có thể gây ra dị ứng mắt cho con người. Đã có những trường hợp tình trạng này kéo dài gây ra các loại bệnh mãn tính như: hen suyễn và một số bệnh liên quan đến hô hấp khác.
Không chỉ dừng lại ở đó, trong thủy triều đỏ có nhiều thành phần độc tố, chúng kết hợp lại với nhau và gây ra hiện tượng tê liệt thần kinh rất mạnh.
✘ Thứ hai là ảnh hưởng đến các loài sinh vật biển
Thủy triều đỏ xuất hiện tại các khu vực nuôi trồng thủy sản, tôm, cá,…gây chết hàng loạt, nghiêm trọng hơn là phá vỡ hệ sinh thái ở khu vực đó.
Xác động vật biển nổi trôi nhiều trên mặt nước, nguyên nhân có thể là do các loại tảo không độc nở hoa và chết đi, trong quá trình phân hủy sẽ hút cạn khí oxi có trong nước, khiến cho sinh vật chết ngạt.
Khi tảo biển tích tụ quá nhiều trong nước, trong thời gian dài sẽ tạo ra các màng nhầy ở mang cá, hiện tượng này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hấp thụ oxi của các loài cá.
✘ Thứ ba là ảnh hưởng đến kinh tế – xã hội
Trong một số thống kê, người ta chỉ ra rằng hiện tượng thủy triều đỏ tỉ lệ nghịch với nền kinh tế, xã hội. Khi thủy triều đỏ xuất hiện càng nhiều thì nền kinh tế – xã hội càng thiệt hại. Vì vậy, phải tiến hành khẩn trương các biện pháp như kiểm soát hay tiến hành nghiên cứu trong các khu vực nuôi trồng thủy sản là yêu cầu cấp bách để đảm bảo sản lượng thủy sản, hệ sinh thái biển không bị ảnh hưởng khi hiện tượng tảo nở hoa xuất hiện.
5. Biện pháp ngăn chặn thủy triều đỏ
Bên cạnh những hậu quả mà thủy triều đỏ gây ra, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng tảo biển là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của các loại sinh vật sống dưới đại dương. Tảo biển là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật khác. Vì vậy phải có những biện pháp nhằm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên, không để chúng bị phá vỡ khiến số lượng tảo biển sinh sôi mạnh mẽ. Dưới đây là một số biện pháp giúp ngăn chặn tình trạng này.
✔ Hạn chế tối đa, xử phạt nghiêm khắc các trường hợp nước thải đổ trực tiếp ra biển mà không qua xử lí, nhất là ở các vùng nuôi trồng thủy hải sản.
✔ Sử dụng các biện pháp sinh học để ngăn chặn hiện tượng tảo nở hoa khi chúng sinh sôi quá nhiều.
✔ Thường xuyên triển khai công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là khu vực ven biển.
✔ Thống kê, rà soát chi tiết các trường hợp có khả năng xuất hiện thủy triều đỏ để kịp thời ngăn chặn.
Thủy triều đỏ là hiện tượng môi trường vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người cũng như cuộc sống của các loài sinh vật sống trong nước. Vì vậy mà mỗi chúng ta hãy nâng cao tinh thần tự giác, ý thức của bản thân ngay từ những hành động nhỏ nhất để ngăn chặn được các thảm họa thiên nhiên trong đó có thủy triều đỏ.
Hy vọng Blog_Vimi đã giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích. Chúc các bạn luôn may mắn!
Bên cạnh những kiến thức mở rộng, Vimi chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức về lĩnh vực van công nghiệp. Vimi tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản phẩm này tại thị trường Việt Nam. Một số các dòng sản phẩm chính đó là van bướm, van bi, van cổng, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất.