Nhiệm vụ và công việc của kế toán ngân hàng? Kế toán ngân hàng là một ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nước ta. Nơi đào tạo các nhân tài giúp cho các giao dịch về kinh tế được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Liệu kế toán ngân hàng là gì mà đóng vai trò quan trọng đến vậy? Những người làm kế toán ngân hàng thì phải làm những công việc và nhiệm vụ gì?
Nội dung chính
1. Kế toán ngân hàng là gì?
Kế toán ngân hàng là công việc ghi chép, thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích những nghiệp vụ về kinh tế, tài chính của ngân hàng bằng thước đo tiền tệ. Qua đó cung cấp thông tin và kết quả quá trình hoạt động của ngân hàng, để từ đó làm cơ sở để đưa ra quyết định kinh tế có liên quan đến mục tiêu quản lí kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng đó.
Kế toán ngân hàng ngoài việc thực hiện những công việc của kế toán nói chung mà còn phải thực hiện những nghiệp vụ kế toán liên quan đến ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có những cách thức hoạt động và đặc điểm khác nhau nên nghiệp vụ kế toán của mỗi ngân hàng cũng sẽ khác nhau.
2. Đặc điểm của kế toán ngân hàng
Mỗi ngành nghề đều có công việc và nghiệp vụ khác nhau, vậy nên đặc thù của mỗi công việc, ngành nghề cũng sẽ khác nhau. Đây là một số đặc điểm nổi bật về ngành kế toán ngân hàng.
2.1 Tính tổng hợp và xã hội cao
Ngân hàng là một tổ chức trung gia giữa tài chính giữa các doanh nghiệp và đơn vị tổ chức kinh tế khác nhau, hoạt động giao dịch sẽ được diễn ra liên tục và thường xuyên.
Kế toán tài chính chính là người tổng hợp và phản ánh những hoạt động kinh tế- tài chính liên tục qua các hoạt động giao dịch, thanh toán , tiền tệ, tín dụng,…
Các hoạt động tài chính này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác cũng như lợi thế giữa ngân hàng và tổ chức kinh tế, doanh nghiệp.
2.2 Xử lý nghiệp vụ theo quy trình chặt chẽ
Tất cả mọi hoạt động của một ngân hàng đều sẽ có những quy trình và nghiệp vụ xử lý cụ thể, mỗi nghiệp vụ sẽ được xử lý đúng theo quy trình chuyên nghiệp của từng bộ phận và từng vị trí khác nhau.
Kế toán ngân hàng giống như một mắc xích ở hệ thống ngân hàng, công việc của kế toán đều ảnh hưởng đến hoạt động, bộ phận khác trong ngân hàng. Vậy nên yêu cầu nghiệp vụ phải được xử lý theo quy trình một cách chặt chẽ.
2.3 Tính chính xác và kịp thời
Vốn và sự luân chuyển nguồn vốn trong quỹ tiền tệ là hai yếu tố quan trọng trong ngân hàng. Hệ thống ngân hàng được tổ chức từ trung ương đến địa phương, từ ngân hàng nhà nước đến tư nhân. Vậy nên công việc của kế toán đòi hỏi phải nhanh chóng và kịp thời.
Mọi hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế của doanh nghiệp và xã hội nên bắt buộc kế toán phải làm việc một cách chính xác.
2.4 Khối lượng chứng từ lớn, phức tạp
Kế toán ngân hàng ở mọi ngân hàng đều có khối lượng công việc cực kì lớn. Các hoạt động giao dịch tại ngân hàng đa dạng, diễn ra liên tục và thường xuyên. Không thể tránh được vấn đề có quá nhiều loại chứng từ.
Mà mỗi loại chứng từ đều phải lưu trữ lại để xác minh hoạt động kinh tế tài chính và thu chuyển vốn nên khối lượng chứng từ cần quản lí cực kỳ lớn.
3. Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng
Kế toán ngân hàng có 4 nhiệm vụ quan trọng sau đây:
Ghi nhận- phản ánh thông tin:
Kế toán ngân hàng có nhiệm vụ ghi nhận và phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác dịch vụ ngân hàng theo đúng chuẩn lực, nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng và chế độ kế toán.
Từ đó giúp bảo vệ an toàn tài sản của ngân hàng và tài sản của toàn xã hội gửi ở ngân hàng.
Phân tích- tổng hợp số liệu:
Kế toán cần phân tích và tổng hợp đúng phương pháp kế toán nằm cung cấp thông tin để phục vụ cho việc thông tin tham mưu.
Đề xuất các giải phát nhằm lãnh đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách hiệu quả cũng như thực thi những chính sách kinh tế vĩ mô cho Nhà nước.
Kiểm tra- giám sát quá trình sử dụng vốn:
Kiểm tra- giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn thông qua khoản thu chi tài chính.
Quá trình sử dụng tài sản ngân hàng nhằm mục đích để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở mỗi đơn vị ngân hàng cũng như ở hệ thống, góp phần tăng cường củng cố chế độ hạch toán kế toán và kỉ luật tài chính.
Tổ chức tốt công tác kế toán và phục vụ khách hàng:
Tổ chức tốt công tác kế toán cũng như tài chính ở từng đơn vị và toàn hệ thống.
Tổ chức phục vụ, giao dịch khách hàng một cách khoa học, lịch sự văn minh.
4. Công việc của kế toán ngân hàng
Sau đây là những công việc cụ thể mà một kế toán ngân hàng cần phải làm mà bạn có thể quan tâm:
- Kiểm tra tính chính xác, lập bảng kê nộp Séc, trình ký và đóng dấu để nộp lên ngân hàng.
- Kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của những đề nghị thanh toán, lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi và công văn mua ngoại lệ để nộp lên ngân hàng.
- Kiểm tra- lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng và trả nợ ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ để mở L/C, theo dõi mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc và bảo lãnh LC.
- Kiểm tra các chứng từ ở ngân hàng, định khoản, nhập máy các chứng từ.In bảng kê, ký người lập bảng kê và chuyển cho người kiểm tra.
- Kiểm tra số dư tài khoản, làm bút toán chênh lệch tỷ giá tài khoản ngân hàng.
Kiểm tra số dư tiền gửi ngân hàng, xem tăng giảm, báo cáo trưởng phòng kiểm soát, thực hiện kế hoạch dòng tiền.
Blog_Vimi hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “Nhiệm vụ và công việc của kế toán ngân hàng” để từ đó có thêm hiểu biết và định hướng nghề nghiệp tốt hơn. Bên cạnh những kiến thức hữu ích trong cuộc sống, Vimi còn tự hào là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang,..) và các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng – luôn có sẵn số lượng lớn để phục vụ quý khách hàng. Chúc bạn có một ngày nhiều năng lượng và niềm vui!