Dường như ai đi làm cũng đều phải trải qua những lúc tăng ca để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công việc cho kịp với deadline được giao. Đó được gọi là OT, tuy nhiên thuật ngữ này vẫn còn lạ lẫm với nhiều người, vậy bạn đã thực sự hiểu OT là gì chưa? Hãy cùng Blog Vimi tìm hiểu về định nghĩa OT qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
1. OT là gì?

OT là viết tắt của cụm từ Over Time trong tiếng anh, hiểu đơn giản là làm thêm ngoài giờ hoặc tăng ca. Bên cạnh khung giờ làm việc hành chính được công ty quy định cụ thể thì thời gian người lao động làm thêm sau đó sẽ được gọi là OT. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ như F&B, Hospitality, Agency, Information Technology, Logistics, Agency,…thì OT sẽ xảy ra khá thường xuyên để đạt được hiệu suất công việc sớm nhất có thể.
2. Những điều cần biết về OT?
Khi nào sẽ phải OT?
Thông thường nhân viên sẽ phải OT khi công việc xảy ra tình huống đột xuất cần xử lý gấp, khối lượng công việc quá tải do nhiều nguyên nhân (ví dụ có biến động về nhân sự, số lượng đơn hàng tăng đột biến…) hoặc do đặc thù công việc (ví dụ nhân sự nhà hàng – khách sạn sẽ phải tăng ca thường xuyên vào dịp Lễ, Tết và mùa du lịch cao điểm hoặc kế toán cần quyết toán cuối tháng/cuối quý/cuối năm,…).
Người lao động có thể chủ động đề xuất Over Time với quản lý, hoặc kế hoạch OT do quản lý sắp xếp, cân đối theo kế hoạch chung của cả bộ phận và tình hình công việc

Quy định về thời gian OT như thế nào?
Theo quy định của Luật Lao động:
- Thời gian làm việc của người lao động là 8 tiếng/ngày và không quá 48 tiếng/tuần. Tuy nhiên, khi bạn làm việc trong các nhà hàng, khách sạn thì bạn sẽ làm việc theo ca, mỗi ca không được quá 10 tiếng/ngày.
- Làm việc ca đêm sẽ được tính từ 22h đêm hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau.
- Làm việc thêm giờ được pháp luật quy định là không quá 50% số giờ làm việc trong một ngày. Cụ thể khi bạn đã làm việc 8 tiếng/ngày thì thời gian OT sẽ không được quá 4 tiếng. Còn đối với những doanh nghiệp tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng thời gian làm việc cộng với tăng ca sẽ không được quá 12 tiếng/ngày.
- Khi làm việc tăng ca thì bạn có thể được sắp xếp thời gian nghỉ bù dựa vào số lượng giờ OT. Nếu không có mong muốn nghỉ bù thì nhân viên sẽ được nhận lương làm thêm giờ.

3. Cách tính lương OT?
Căn cứ Điều 55 nghị định 145/2020/NĐ-CP:
Tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
Ngày làm việc | Làm thêm giờ | ||
Làm thêm ban ngày
(6 – 22h) |
Làm thêm ban đêm (22 – 6h) | ||
Chưa làm thêm ban ngày | Đã làm thêm ban ngày | ||
Ngày thường | 150% x A | 200% x A | 210% x A |
Ngày nghỉ | 200% x A | 270% x A | 270% x A |
Ngày Lễ – Tết | 300% x A | 390% x A | 390% x A |
Nhân sự cần phải tự biết cách tính tiền lương tăng ca nếu thường xuyên phải OT để tránh mất những khoảng tiền công sức đã bỏ ra, đây là quyền lợi lao động của bản thân nên hay nắm rõ nó.

Lý giải
A là tiền lương giờ thực trả cho ngày làm việc bình thường của người lao động.
✔ Trường hợp người lao động làm thêm vào ban ngày cách tính mức lương OT là gì?
- Tiền lương làm thêm theo giờ vào những ngày làm việc bình thường:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm - Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo đúng quy định của pháp luật:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm - Tiền lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm
✔ Trường hợp người lao động làm thêm vào ban đêm:
- Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% ( tùy từng doanh nghiệp) + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.
4. Mối nguy hiểm của việc OT liên tục
Làm việc thêm ngoài giờ có thể giúp bạn gia tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, giúp công ty hoàn thành dự án sớm và tốt nhất. Tuy nhiên, nếu lạm dụng OT nhiều hoặc liên tục thì bạn có thể phải đối mặt với một số vấn đề về cả thể chất và tinh thần như:
Ảnh hưởng tới sức khỏe

Nếu tần suất Over time của bạn quá nhiều sẽ dẫn đến việc cơ thể suy nhược vì không có đủ thời gian nghỉ ngơi, ăn uống không lành mạnh, ngủ không đủ giấc, không vận động cơ thể,…. Tinh thần do vậy cũng sẽ giảm sút khiến bạn căng thẳng, mệt mỏi, không thể tập trung làm việc tốt dẫn đến hiệu suất làm việc giảm sút. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những nguy hiểm như thiếu máu, ngất xỉu, xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông bởi não không đủ tỉnh táo để kiểm soát hành vi.
OT có thể sẽ mang lại thu nhập tốt hơn cho bạn, nhất là những bạn trẻ chưa phải chịu trách nhiệm và lo nghĩ nhiều trong cuộc sống sẽ có rất nhiều thời gian rảnh rỗi, nhưng phải biết sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ bù hợp lí để sức khỏe có thể hồi phục.
Bỏ quên các giá trị tốt đẹp khác trong cuộc sống

Cuộc sống không chỉ có mỗi công việc, tuy nhiên lựa chọn OT quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn phải dành gần như toàn bộ thời gian của mình để ở lại làm việc tại công ty. Dần dần bạn sẽ bỏ quên các mối quan hệ như gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…Bạn cũng không có thời gian để thư giãn, làm việc mình thích, cuộc sống sẽ trở lên buồn tẻ và mất dần đi sự kết nối.
Qua những thông tin trên mà Vimi cung cấp, có lẽ bạn đọc cũng hiểu được phần nào OT là gì và các vấn đề xung quanh định nghĩa OT. Hy vọng những ai đang quá lao lực vì làm thêm giờ hãy cố gắng sắp xếp cho mình một lịch làm việc thật hợp lý để vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành tốt công việc được giao các bạn nhé!
Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng, chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức về lĩnh vực van công nghiệp, và là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản phẩm này tại thị trường Việt Nam. Một số các dòng sản phẩm chính đó là van bướm, van bi, van cổng, hãy liên hệ ngay hotline của Vimi để được tư vấn và báo giá nhanh nhất.