Ngành quản trị kinh doanh là một ngành học đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, ngành của những con người có tính cách mở, hướng ngoại, dám làm dám chịu trách nhiệm trước những vấn đề. Vậy quản trị kinh doanh là gì? Chuyên ngành quản trị kinh doanh là gì? Chuyên ngành quản trị kinh doanh bao gồm những ngành nào? Học chuyên ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì? Những tố chất để học chuyên ngành quản trị kinh doanh. Cùng Vimi giải đáp những câu hỏi này nhé.
Nội dung chính
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là một ngành tổng hợp gồm nhiều bộ môn cơ bản về “quản trị” và “kinh doanh”. Nói dễ hiểu hơn là khi bạn đăng ký ngành này, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức cơ bản trong khối ngành kinh tế như tài chính, kế toán, nhân sự cho tới các chiến lược kinh doanh, marketing. Song song với các kiến thức trên, hệ thống tư duy, kỹ năng lãnh đạo cùng những mô hình quản trị sao cho tối đa hóa hiệu suất công việc cũng là những môn học không thể thiếu của chuyên ngành đặc biệt này.
2. Chuyên ngành quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị Kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị vào quá trình kinh doanh để phát triển công việc kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm: Tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
Đây là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ vì tính chất năng động và “hợp thời” của ngành học. Đây là một ngành khoa học quản lý tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực như: Quản trị, tài chính, nhân sự, thị trường… nhằm đào tạo ra những quản trị viên, nhân viên kinh doanh, doanh nhân ưu tú…
3. Chuyên ngành quản trị kinh doanh bao gồm những ngành nào?
Đúng như tên ngành, một khi đã dấn thân vào quản trị kinh doanh, trong suốt 4 năm đại học bạn sẽ dần quen mặt với các môn liên quan đến “Quản trị” và “Kinh doanh”.
Nói một cách dễ hiểu quản trị kinh doanh chính là tập hợp kiến thức kinh tế của rất nhiều ngành nghề liên quan bao gồm: Tài chính, kế toán, luật, marketing, logistics, nhân sự…
Đăng ký học quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo đầy đủ những kiến thức kinh tế đặc biệt là về quản trị từ cơ bản cho tới chuyên sâu bao gồm: Quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị kế hoạch tài chính, quản trị nguồn nhân lực, quản trị về chiến lược kinh doanh, quản trị Logistics chuỗi cung ứng. Song song với các khối kiến thức về chuyên ngành kinh tế và quản trị, bạn cũng sẽ được học về tư duy hệ thống, kỹ năng đàm phán, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo đội nhóm, kỹ năng quản trị và điều hành doanh nghiệp…
Bên cạnh các kiến thức đặc thù, chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh cần chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phát triển các ý tưởng, kỹ năng nghiên cứu thị trường…
4. Học chuyên ngành quản trị kinh doanh làm nghề gì?
Là một ngành đặc thù giúp sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết ngay từ trên ghế nhà trường, sau khi tốt nghiệp, sinh viên quản trị kinh doanh có khả năng thích ứng nhanh chóng và lựa chọn nghề nghiệp linh hoạt trong nhiều lĩnh vực kinh tế liên quan. Một số công việc khởi điểm thường thấy của sinh viên ngành quản trị kinh doanh như:
Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự; kinh doanh; marketing tại các công ty dịch vụ, sản xuất.
Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác tại các công ty xuất nhập khẩu hay công ty đa quốc gia.
Giảng viên chuyên ngành quản trị kinh doanh tại các trường Đại Học.
Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, giảng viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương, kiểm soát tình hình tài chính, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm thị trường kinh doanh, kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành.
Chuyên viên làm việc tại phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing… tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Hàng năm, học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày hội việc làm với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp. Trong thời gian trước ngày hội, sinh viên được tập huấn kỹ năng xin việc, định hướng nghề nghiệp, tiếp cận thị trường lao động và các nhà tuyển dụng lao động. Theo tổng kết của ban tổ chức, có từ 4.000-6.000 người tìm được việc làm tại ngày hội.
5. Những tố chất để học chuyên ngành quản trị kinh doanh
Ai cũng có thể kinh doanh, nhưng không phải ai cũng có thể quản trị giỏi, điều hành tốt. Để có thể mang lại lợi nhuận, giúp doanh nghiệp phát triển đòi hỏi ở người quản trị sự hiểu biết về kinh tế, xã hội và có tầm nhìn bao quát.
Tự tin giao tiếp là một yếu tố không thể thiếu của một nhà quản trị. Ngoài sự am hiểu đối với lĩnh vực kinh doanh, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, người quản trị cần phải có khả năng đưa ra quyết định, khả năng đề ra chiến lược, xây dựng và quản trị mô hình doanh nghiệp, có thể hoạt động một cách trơn tru và hiệu quả nhất.
Đặc biệt trong thời đại công nghệ, người quản trị giỏi cũng cần trang bị thêm cho mình rất nhiều kỹ năng liên quan và khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt để có thể “cầm đầu”, đạt được Level Max trong nghề.
Những tố chất phù hợp với ngành quản trị kinh doanh sẽ bao gồm: Đam mê lĩnh vực kinh doanh, quan tâm đến những biến động của nền kinh tế, có tư duy logic, nhạy bén, kỹ năng, giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục và đàm phán giỏi, năng động, tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán, chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh…