Tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống? Giao tiếp là một hoạt động khá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta diễn ra mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực. khi bạn là một người có kĩ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ có rất nhiều mối quan hệ rộng rãi, dễ dàng thăng tiến trong mọi lĩnh vực khác nhau.
Với thời đại 4.0 hiện nay, kĩ năng giao tiếp lại rất cần thiết. Tuy nhiên vẫn đang còn rất nhiều người tỏ ra thờ ơ trong quá trình giao tiếp, chưa nắm bắt rõ được những vấn đề quan trọng của kỹ năng giao tiếp. Cùng Vimi tham khảo để có những thông tin hữu ích nhé.
Nội dung chính
1. Giao tiếp là gì?
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người thông qua các ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ. Giao tiếp là sự xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người, hoặc giữa người và các yếu tố xã hội nhằm thảo mãn những nhu cầu nhất định. Kỹ năng giao tiếp được ví như một nghệ thuật. Bởi giao tiếp không chỉ đơn thuần là nghe và nói mà nó còn gồm nhiều kỹ năng nhỏ khác như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng sử dụng âm điệu, ngôn từ, kỹ năng diễn đạt, truyền tải thông tin,…
Sự phát triển của xã hội tạo nên rất nhiều phương thức giao tiếp khác nhau. Trong đó vấn đề giao tiếp trong công việc luôn được mọi người quan tâm. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ dễ dàng tìm được những cơ hội việc làm tốt. Họ cũng có khả năng xây dựng mạng lưới quan hệ rộng và vững mạnh hơn người kém trong việc giao tiếp.
Để giao tiếp tốt, bạn cũng cần biết cách quản lý cảm xúc bản thân hiệu quả. Bên cạnh đó kỹ năng giao tiếp đã trở thành đề tài được rất nhiều chương trình đào tạo huấn luyện vào trong các trường học cũng đang rất chú trọng vấn đề rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh, sinh viên.
2. Tầm quan trọng của giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp chính là cầu nối, giúp bạn có thể gắn kết được các mối quan hệ trong cuộc sống và trong công việc. Giúp bạn tạo nên những mối quan hệ gần gũi, thân thiết với những người xung quanh bạn. Bạn sẽ được họ quý mến, tin tưởng hơn. Ngược lại, không có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ dễ sa ngã hay phạm sai lầm vì những câu nói khó nghe.
Khi bạn một người có kỹ năng giao tiếp tốt bạn sẽ đạt được rất nhiều thành công trong công việc và cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Bởi vì bạn sẽ thể hiện được trọn vẹn và dễ hiểu những quan điểm, ý kiến của mình thông qua việc giao tiếp, trò chuyện với người khác. Đồng thời bạn đã tạo cho mình một phong cách riêng, khiến bản thân trở nên thu hút hơn rất nhiều.
Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp tốt còn giúp bạn hạn chế những hiểu lầm dẫn đến cách tình huống mâu thuẫn, những xung đột không đáng có trong việc giao tiếp.
Giao tiếp tốt giúp bạn nâng cao khả năng truyền thông cũng như mang đến nhiều thiện cảm và ấn tượng với những người mà bạn có cơ hội gặp gỡ. Khi giao tiếp tốt bạn sẽ luôn cảm thấy rất tự tin khi trọ chuyện và chia sẻ với người khác. Nhất là trong những tình huống mà lần đầu tiên bạn tiếp tục với họ.
3. Phân loại giao tiếp
Chúng ta có rất nhiều cơ hội để giao tiếp với người khác. Giao tiếp có thể phân biệt thành nhiều loại khác nhau:
3.1. Giao tiếp ứng xử
Giao tiếp ứng xử được hiểu là việc giao tiếp giữa hai cá nhân riêng biệt. Hình thức giao tiếp này diễn ra khi hai con người giao tiếp với nhau hoặc giao tiếp theo nhóm. Điều này cũng có nghĩa là con người có thể nắm bắt được việc giao tiếp với những con người khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau và làm cho người đó cảm thấy hài lòng.
Những động tác như giao tiếp bằng mắt, vận động cơ thể, và các động tác tay cũng là một phần của giao tiếp ứng xử. Các chức năng phổ biến nhất của việc giao tiếp ứng xử là nghe, nói và giải quyết mâu thuẫn. Phân loại giao tiếp ứng xử đi từ giao tiếp ngôn ngữ đến phi ngôn ngữ và từ tình huống này đến tình huống khác. Giao tiếp ứng xử bao gồm việc giao tiếp trực diện có mục đích và thích hợp.
3.2. Giao tiếp theo nhóm nhỏ
Giao tiếp theo nhóm nhỏ là một quá trình tác động qua lại diễn ra theo nhóm ba người hoặc nhiều hơn để đưa ra được những mục tiêu chung bao gồm giao tiếp trực diện và các loại giao tiếp qua trung gian. Loại giao tiếp này thỉnh thoảng cũng bao gồm giao tiếp ứng xử chỉ có một điểm khác biệt chủ yếu là số lượng người tham gia vào quá trình này. Giao tiếp theo nhóm nhỏ có thể là buổi nói chuyện giữa các thành viên gia đình trong bữa ăn tối, hoặc một buổi họp được diễn ra bởi một vài thành viên trong tổ chức.
3.3. Giao tiếp cộng đồng
Khi một người gửi thông điệp cho một bộ phận khán giả, không phân biệt những cá nhân khác nhau. Không giống với các cấp độ giao tiếp kể trên, người phát ngôn đóng vai trò chủ yếu trong quá trình giao tiếp này.
3.4. Giao tiếp tập trung
Quá trình giao tiếp tập trung diễn ra khi một nhóm người nhỏ gửi thông điệp cho một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua một phương tiện truyền thông cụ thể. Quá trình này biểu hiện sự hình thành và truyền bá một thông điệp đến một bộ phận tiếp nhận lớn thông qua phương tiện truyền thông.
4. Kỹ năng giao tiếp tạo thiện cảm
Mỉm cười: Biểu cảm trên khuôn mặt rất quan trọng khi bạn muốn tạo thiện cảm trong giao tiếp, tạo ấn tượng ban đầu với người mà bạn giao tiếp và hẳn sẽ không ai muốn hình ảnh cá nhân mình bị người khác gắn mác tiêu cực cả. Theo đó, một trong những cách để làm việc này là bạn hãy mỉm cười thật tươi. Nụ cười sẽ giúp bản thân bạn nổi bật hơn rất nhiều.
Đa số mọi người đều tin rằng một nụ cười là đặc điểm đáng nhớ nhất sau lần đầu tiên gặp ai đó hoặc trò chuyện với họ. Hơn nữa, nụ cười không chỉ khiến người đối diện cảm thấy thoải mái mà còn giảm bớt căng thẳng cho chính bản thân họ. Tuy cười là rất cần thiết nhưng đừng quá lố nha bạn. Bạn không nên cười một cách nham hiểm bởi vì nó lộ vẻ không trung thực trên khuôn mặt của bạn, cũng không nên cười gượng vì bạn sẽ để lộ vẻ lo lắng của bạn.
Bắt tay: Bắt tay là một cách bạn thể hiện bạn chuyên nghiệp và lịch thiệp, thân thiện. Một cái bắt tay đúng lúc còn là cách để bạn truyền sự tự tin của mình đến người mà bạn giao tiếp, cho thấy bạn thật sự muốn hợp tác với họ. Bắt tay là một nghệ thuật sẽ khiến bạn tròn mắt vì ngạc nhiên. Vì vậy, khi gặp gỡ mọi người, tùy vào từng nền văn hóa, bạn nên học cách bắt tay sao cho thật phù hợp nhé!
Nói rõ ràng: Một cách khác để tạo thiện cảm với người khác trong giao tiếp là nói một cách rõ ràng. Nói rõ ràng sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ hiểu và dễ chịu hơn việc bạn nói ấp úng, không dứt khoát. Đồng thời, người nghe cũng sẽ nhận thấy sự tự tin của bạn và một phần tính cách con người của bạn. Từ đó, họ sẽ dễ dàng ấn tượng với bạn hơn.
Bên cạnh việc nói rõ ràng, bạn cũng cần phải quan tâm đến giọng nói của bạn. Theo nghiên cứu, những người nói với giọng trầm và bình tĩnh, thể hiện sự nghiêm túc hơn thường sẽ “được lòng” người nghe hơn bao giờ hết.
Biết lắng nghe: Trong giao tiếp cũng như ứng xử, lắng nghe là một điều vô cùng quan trọng và là chìa khóa để chiếm được cảm tình của người mà bạn trò chuyện. Bạn không nên nói hết phần người khác mà hãy đặt mình vào suy nghĩ và vị trí của người khác. Khi bạn nói, người ta chú ý lắng nghe thì khi người ta nói, bạn nhất định cũng phải như vậy.
Lắng nghe là thể hiện bạn tôn trọng người đối diện, bạn quan tâm những gì họ nói và bạn sẵn sàng tiếp thu thông tin, ý kiến từ họ, sẵn sàng đóng góp ý kiến để cuộc giao tiếp không bị nhàm chán. Vì vậy, bạn hãy rèn luyện và nâng cao kỹ năng lắng nghe để việc giao tiếp đạt hiệu quả cao.
Giao tiếp bằng mắt: Nhìn vào mắt ai đó sẽ truyền tải cho họ thấy rằng bạn đang tự tin và quan tâm đến những gì họ đang nói. Không riêng gì ở Việt Nam mà đối với các nước khác trên thế giới, giao tiếp bằng mắt thể hiện sự tôn trọng của bạn với người mà bạn đang nói chuyện. Nó cũng thể hiện bạn thích thú trò chuyện với họ.
Trái ngược lại, khi đang nói chuyện mà bạn hướng đôi mắt của mình vào những thứ khác không liên quan đến cuộc trò chuyện (ví dụ: nhìn vào điện thoại) thì bạn sẽ chỉ khiến người khác ức chế và không ưa gì ở bạn. Tuy giao tiếp bằng ánh mắt là điều cần thiết nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó và bạn tuyệt đối không được lạm dụng. Bạn không nên cứ nhìn chằm chằm vào mắt người đối diện vì điều này sẽ khiến họ khó chịu.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Khi giao tiếp với người khác, để có thể tạo thiện cảm với họ thì bên cạnh việc dùng miệng để nói, bạn cũng nên tận dụng các bộ phận khác trên cơ thể của mình như khuôn mặt, cái đầu, tay, thậm chí là dáng vóc của bạn.
Theo cách này, bạn sẽ dùng các bộ phận này để tạo ra các cử chỉ minh họa và từ đó có thể dễ dàng diễn đạt những gì bạn muốn nói và người nghe cũng sẽ dễ hình dung và hiểu hơn. Vì thế, để giao tiếp hiệu quả hơn, bạn không nên bỏ qua bí quyết vàng này nhé.
5. Một số nguyên tắc khi giao tiếp
Nguyên tắc trong giao tiếp là những tiêu chuẩn hành vi mà người thực hiện giao tiếp phải tuân thủ một cách triệt để. Các nguyên tắc trong giao tiếp gồm:
Quan tâm: Khi giao tiếp, ta cần quan tâm tới đối tượng giao tiếp để hiểu hơn về họ, tạo được cảm tình với họ và sẽ nhận lại được sự quan tâm từ họ. Sự quan tâm là nền tảng cho việc xây dựng cũng như duy trì được mối quan hệ chân thật, tốt đẹp nhất.
Tôn trọng đối tác: Tôn trọng đối tác nghĩa là bạn luôn đặt họ lên hàng đầu, khi trò chuyện bạn phải dành hết sự tập trung cho câu chuyện và quan sát, lắng nghe họ. Không nên nói chuyện với khách hàng mà mắt liên tục đảo xung quanh hoặc có những hành động, lời nói khó nghe.
Đừng tiếc lời khen ngợi: Trong giao tiếp ứng xử, để tạo sự thân thiện, tin tưởng thì việc biết khen ngợi, động viên, khích lệ người khác đúng lúc, đúng chỗ sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
Hợp tác để hai bên cùng có lợi: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. Nguyên tắc của quá trình hợp tác là dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác.
Qua những kiến thức chia sẻ trong bài viết này. Hy vọng phần nào các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống thường ngày. Hãy không ngừng nâng cao những kỹ năng sống cơ bản để bản thân sớm thành công hơn!