Từ bao lâu nay, ai cũng biết tầng ozon có một vai trò rất quan trọng đối với sự sống ở trên Trái Đất. Tuy nhiên, ít ai có những hiểu biết thực sự về lớp “lá chắn bảo vệ” này.
Vậy, tầng ozon là gì, vai trò của tầng ozon là gì, những nguyên nhân suy giảm tầng ozon là gì hay có những giải pháp nào để giảm thiểu suy giảm tầng ozon, cùng Vimi tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
1. Tầng ozon là gì?
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm tầng ozon là gì nhé.
Tầng ozon hay lớp ozon là một khu vực nằm trong tầng bình lưu của Trái Đất, với khả năng hấp thụ lên đến 99% các tia bức xạ cực tím của ánh Mặt Trời. Tầng ozon được tìm thấy ở phần dưới của tầng bình lưu, khoảng 15 – 35 km, xấp xỉ 9,3 – 21,7 dặm trên Trái Đất.
Phụ thuộc vào khí hậu và địa lý, độ dày của tầng ozon thường dao động từ khoảng 3 – 5mm. Cụ thể hơn, nơi có nồng độ cao nhất là ở độ cao 26 – 28km (~ 16 – 17 dặm) ở vùng nhiệt đới và 12 – 20km (~ 7 – 12 dặm) về phía hai cực.
Charles Fabry và Henri Buisson – hai nhà vật lý người Pháp đã phát hiện ra tầng ozon vào năm 1913. Đó là nơi chứa ozon – phần tử xuất hiện trong tự nhiên có chứa ba phân tử oxy được hình thành khi tia cực tím phá vỡ các phân tử O2 thành nguyên tử rồi kết hợp với các nguyên tử oxy khác để tạo thành phân tử O3.
Tầng ozon có chứa ít hơn khoảng 10ppm (phần triệu) ozon, trong khi nồng độ ozon trung bình của toàn bộ bầu khí quyển trong Trái Đất chỉ có khoảng 0,3ppm.
Có thể bạn chưa biết, ngoài Trái Đất, Sao Kim cũng là một hành tinh có chứa tầng ozon mỏng ở độ cao 100km so với bề mặt của nó.
2. Vai trò của tầng ozon là gì?
Sau khi tìm hiểu khái niệm tầng ozon là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu vai trò mà tầng ozon mang lại nhé. Mặc dù sở hữu kích thước vô cùng mỏng manh nhưng tầng ozon lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đó chính là hấp thụ các tia cực tím và bức xạ độc hại có trong ánh nắng Mặt Trời.
- Tia UVA (95% trong tia nắng Mặt Trời): Gây lão hóa da, khiến da nhăn nheo, gây thoái hóa điểm vàng dẫn đến đục thủy tinh thể,…
- Tia UVB: Gây cháy nắng và làm giảm chức năng sản xuất collagen, elastin trên da. Nó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt như là hạt kết mạc, mộng, viêm giác mạc,…
- Tia UVC: Có khả năng tiêu diệt axit nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong cơ thể sinh vật sống,…
Với khả năng hấp thụ 97 – 99% ánh sáng cực tím của Mặt Trời, tầng ozon giúp ngăn chặn tác động của các tia độc hại này đến con người và các sinh vật sống.
Thêm vào đó, theo các nghiên cứu gần đây, việc suy giảm hoặc thủng tầng ozon chính là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Do đó, tầng ozon cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ôn hòa của khí hậu Trái Đất.
3. Những nguyên nhân suy giảm tầng ozon là gì?
Sau khi đã hiểu tầng ozon là gì, chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng hình dung về những nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon. Những nguyên nhân suy giảm tầng ozon có thể đến từ các yếu tố tự nhiên, cũng có thể đến từ các yếu tố nhân tạo. Tuy nhiên, trong đó, tác động nhân tạo là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy giảm tầng ozon.
3.1. Nguyên nhân con người
Theo nghiên cứu, tầng ozon đã bị suy giảm từ đầu năm 1970, nghiêm trọng nhất là ở vùng cực. Thủ phạm chính là các hóa chất nhân tạo có chứa Clo hay Brom.
Clo và Brom được biết đến là hai chất làm suy giảm, thậm chí thủng tầng ozon ở tốc độ siêu âm. Một phân tử Clo có khả năng phá vỡ hàng ngàn phân tử ozon trong khí quyển còn nguyên tử Brom được cho là có sức tàn phá gấp 40 lần so với các phân tử Clo. Từ đây ta đã thấy được sức tàn phá của các phân tử này đến tầng ozon.
Chúng là một trong các thành phần chính trong các hợp chất nhân tạo như chlorofluorocarbons (CFC), halon, carbon tetrachloride CCl 4, hydrochlorofluorocarbons (HCFC), methyl chloroform CH 3 CCl 3, hydrobromofluorocarbons và methyl bromide. Đây đều được coi là những chất được tạo ra từ hoạt động của con người và được gọi là ODS – các chất làm suy giảm tầng ozon chính. Các chất này đã được con người cho phép đi vào bầu khí quyển trong 90 năm trước và vẫn đang trên hành trình đến khí quyển.
Việc xử lí rác thải bằng cách đốt cũng là một nguyên nhân dẫn đến suy giảm tầng ozon.
Ngoài ra, khí thải chưa được xử lí đúng cách từ các nhà máy sản xuất công nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon.
Thêm vào đó, với sự phát triển của khoa học, công nghệ và xã hội, ngày càng nhiều người dân ưa chuộng các phương tiện đi lại cá nhân, đặc biệt là ô tô, xe máy,… khí thải khi đốt nhiên liệu từ các loại xe này cũng có một ảnh hưởng rất xấu đến không khí và tầng ozon của Trái Đất.
3.2. Nguyên nhân tự nhiên
Việc thay đổi khoảng cách của mặt trời, gió và tầng bình lưu cũng là một nguyên nhân nho nhỏ dẫn đến làm suy giảm tầng ozon. Tuy nhiên, những yếu tố này gây ra không quá 1 – 2% và các tác động cũng chỉ là ngắn hạn.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng các vụ phun trào núi lửa lớn, chủ yếu là núi El Chichon vào năm 1983 và núi Pinatubo năm 1991 là nguyên nhân làm cho tầng ozon bị suy giảm khi thải một lượng khói bụi lớn vào trong không khí.
3.3. Hậu quả của việc suy giảm tầng ozon là gì?
Suy giảm tầng ozon có thể dẫn đến các hậu quả và hệ lụy vô cùng nghiêm trọng đối với con người và Trái Đất.
- Tăng nguy cơ con người mắc các bệnh về mắt, da như đục thủy tinh thể, nám, tàn nhang, lão hóa sớm, ung thư da và hình thành khối u ác tính,..
- Làm suy giảm tốc độ phát triển và thành phần dưỡng chất có trong thực vật,..
- Bức xạ UV ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển của một số loại sinh vật sống như là tôm, cua, cá, các loài lưỡng cư, hệ thực vật phù du là nguồn thức ăn của thủy sản,…
- Hiện tượng nóng lên và biến đổi khí hậu toàn cầu.
4. Những giải pháp bảo vệ tầng ozon là gì?
Tầng ozon là gì và chúng ta nên có những giải pháp gì để bảo vệ tầng ozon cho hợp lí? Với tình trạng suy giảm tầng ozon đáng báo động như hiện tại, mỗi con người, mỗi quốc gia đều phải chung tay để đưa ra các biện pháp bảo vệ tầng ozon hiệu quả:
- Hạn chế tối đa sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu đến việc sử dụng năng lượng sạch như năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, sóng biển…
- Cần có những biện pháp để xử lý khí thải được xả ra từ những khu công nghiệp, nhà máy…để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại vào bầu khí quyển.
- Nên tăng cường áp dụng các chính sách thuế về rác thải và chất ô nhiễm.
- Cần nâng cao nhận thức của mọi người và triển khai hoạt động giáo dục, tư vấn cũng như tuyên truyền để các doanh nghiệp, tổ chức cải tiến công nghệ để loại trừ cùng như ngăn chặn các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến tầng ozon.
- Nếu có thể, sử dụng ánh sáng tự nhiên ở trong nhà hay nơi làm việc thay vì ánh sáng nhân tạo để tiết kiệm và hạn chế sử dụng điện. Tận dụng các phương tiện giao thông công cộng thay vì sử dụng các loại xe máy, taxi, ô tô cá nhân,… Tăng cường sử dụng các phương tiện có lợi cho môi trường như xe đạp hay xe điện, hoặc nếu có thể, đi bộ cũng là một phương pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.
5. Lời kết
Trên đây Vimi đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm tầng ozon là gì cũng như vai trò cũng như các nguyên nhân dẫn đến suy giảm tầng ozon. Hi vọng người đọc đã có một cái nhìn sâu sắc, rõ ràng và cụ thể hơn về khái niệm này. Đặc biệt, qua bài viết, Vimi muốn cảnh tỉnh cho người đọc rằng, chính những hành động thường ngày của các bạn cũng có thể góp phần vào việc suy giảm tầng ozon. Chính vì vậy, chúng ta cần phải cẩn trọng hơn trong cách tiêu dùng, sinh hoạt và liên tục cập nhật những biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế suy giảm tầng ozon.
Blog_Vimi hi vọng đã mang đến cho bạn một bài chia sẻ hữu ích về nước cứng. Ngoài mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang,..) và các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng. Vimi chúc bạn có một ngày nhiều năng lượng và niềm vui!