Tester là gì? Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai

tester là gì

Tester là gì? Học gì để trở thành tester? Làm thế nào để trở thành một tester giỏi? Có nên theo đuổi ngành nghề này hay không? Chắc hẳn bạn đã từng nghe đâu đó cụm từ “Tester” nhưng thực chất tester là công việc như thế nào, có tiềm năng phát triển hay không, hãy để Vimi cho bạn lời giải đáp!

1. Tester là gì?

Chúng ta có thể hiểu đơn giản thì Tester là người kiểm tra thử, dùng thử. Từ này thường được dùng trong lĩnh vực lập trình, khi các lập trình viên thiết kế ra một phần mềm, khâu cuối cùng sẽ là khâu chạy thử để xem độ hoàn thiện cũng như phát hiện sai sót, lỗi hỏng trong quá trình hoạt động để chỉnh sửa trước khi ra mắt chính thức và cung cấp tới tay khách hàng. Người chạy thử đó được gọi là một tester.

tester là gì

2. Tester làm những công việc gì?

Tester có nhiệm vụ chính là chạy thử, kiểm tra, phát hiện lỗi. Ngoài ra tester còn phải kết hợp và hỗ trợ cùng các bộ phận khác trong công ty để sản phẩm khi ra mắt được hoàn chỉnh nhất. Cụ thể, tester sẽ làm một số công việc như:

✔ Nghiên cứu, tìm hiểu một số lỗi thường gặp khi test và note lại.

✔ Tìm hiểu các yếu tố trong một phần mềm và thiết kế một bản đánh giá chất lượng.

✔ Thiết kế một quy trình test tiêu chuẩn và các phương án dự phòng cho các tình huống khác nhau.

✔ Test và phát hiện các lỗi phần mềm, tìm hiểu các nguyên nhân cốt lõi gây ra lỗi và phân tích những ảnh hưởng của nó khi chạy phần mềm.

✔ Tạo nhóm khách hàng dùng thử sản phẩm sau đó thu thập ý kiến, nhận xét để khắc phục và hoàn thiện sản phẩm.

✔ Phát hiện lỗi và mô tả cho các bộ phận khác để chỉnh sửa được dễ dàng. Đồng thời tham gia góp ý trong quá trình lên ý tưởng sản phẩm nhờ những kinh nghiệm khi làm tester để sản phẩm mới ngày càng hoàn thiện và ít lỗi hơn.

Dù ở bất cứ khâu nào, người tester cũng cần có độ chính xác, tỉ mỉ cao vì nếu có sai sót sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động và sản phẩm khi đến tay khách hàng sẽ không được đánh giá cao, thậm chí lỗi, hỏng và phải bồi thường.

Tester làm những công việc gì

3. Học gì để trở thành một tester

Tester không phải là một nghề dễ, nó đòi hỏi bạn có một đầu óc nhanh nhạy và khả năng phân tích cao cùng kiến thức nhất định về chuyên môn, buộc bạn phải có nền tảng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Vì các phần mềm có thể xảy ra vô số tình huống và trường hợp mà nếu không học hỏi và tích luỹ các kiến thức mới mỗi ngày sẽ rất khó để theo được nghề này. Các kiến thức mà bạn cần học để trở thành một tester bao gồm:

✔ Kiến thức về máy tính, tin học văn phòng từ cơ bản cho đến nâng cao.

✔ Kiến thức về lập trình, kĩ năng công nghệ thông tin, nếu bạn có thể được đào tạo từ các chuyên ngành IT thì sẽ tốt nhất. Các kiến thức lập trình, code trong IT sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình làm tester.

✔ Ngoài những kiến thức nền tảng về lý thuyết, bạn cần có một đầu óc phân tích, xử lý vấn đề sắc bén, linh hoạt trong tư duy để đánh giá cũng như đưa ra những phương hướng phát triển tốt nhất.

✔ Quan trọng nhất, bạn cần phải có kiến thức về ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, vì các kiến thức chuyên ngành hay liên quan đến code đa phần đều là tiếng Anh. Nếu không hiểu một cách ngọn ngành thì bạn sẽ khó đọc và phân tích được vấn đề, trau dồi kiến thức chuyên môn và ngoại ngữ mỗi ngày là một cách hay để bạn tiến xa hơn trong công việc.

✔ Để làm một tester bạn cần có định hướng rõ ràng và đam mê với nghề, vì nghề này đòi hỏi phải học và trau dồi kiến thức mỗi ngày, có thể sẽ mất khá nhiều thời gian nếu bạn không đủ kiến thức hay sự nhanh nhạy. Đặc biệt nếu bạn tốt nghiệp từ các ngành không chuyên về phần mềm hoặc không có nền tảng thì sẽ cần sự cố gắng cao hơn rất nhiều. Nhưng chỉ cần có quyết tâm thì bạn hoàn toàn có thể trở thành tester giỏi. 

📍 Một số ngành học bạn có thể tham khảo để trở thành tester: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Kỹ thuật mạng, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu,..

Học gì để trở thành một tester

4. Làm tester cần những yếu tố nào?

Dù làm bất kì công việc nào, cũng đòi hỏi bạn phải có những kĩ năng và yếu tố nhất định. Quan trọng là bạn hãy tìm ra thế mạnh cũng như đam mê của mình để phát triển được tối ưu nhất cũng như hiệu quả hơn trong công việc. 

Làm tester cần những yếu tố nào

4.1. Yếu tố về chuyên môn

Kiến thức là yêu cầu bắt buộc trong lĩnh vực này. Dù bạn được đào tạo bài bản hay không chuyên thì cũng cần đầu tư vào rèn luyện, học hỏi, trau chuốt thêm vốn kiến thức từ lý thuyết cho đến thực tế để dễ dàng linh hoạt xử lý trong nhiều tình huống. Bạn cần có nền tảng cũng như luyện tập dần dần để đọc phần mềm một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp. Ngoài ra bạn nên mở rộng vốn kiến thức nền về những công cụ hỗ trợ cho công việc và sử dụng chúng một cách thành thạo thì sẽ giúp ích và giảm tải cho công việc của bạn rất nhiều. 

4.2. Yếu tố về kỹ năng mềm

✔ Kỹ năng phân tích, nhìn nhận vấn đề

Mỗi phần mềm ở con mắt mỗi người sẽ có cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau. Bạn cần có sự tổng hợp, tiếp thu ý kiến và nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau từ đó phân tích vấn đề một cách cụ thể và sâu hơn. Không nên chỉ coi trọng cách nhìn nhận của bản thân mà không tiếp thu ý kiến của người khác, cũng không nên nhìn vấn đề một cách phiến diện mà phải nhìn và phân tích từ nhiều góc độ khác nhau để đưa ra ý kiến một cách khách quan nhất. 

✔ Kỹ năng tiếp nhận

Cách tiếp nhận ở đây nói về cách bạn nhìn nhận và đối diện khi gặp cái mới. Các phần mềm luôn muôn hình vạn trạng và các loại lỗi cũng không hề giống nhau. Việc luôn sẵn sàng tiếp thu, học hỏi, nghiên cứu và học hỏi cái mới sẽ giúp bạn phát triển. Ngược lại nếu bạn luôn rập khuôn và chỉ chăm chăm đánh giá trên một tiêu chí cứng nhắc, hoặc không cập nhật các kiến thức mới bạn sẽ ngày càng tụt lùi về phía sau vì các phần mềm, công nghệ luôn thay đổi không ngừng. 

✔ Kỹ năng về sự cẩn thận, tỉ mỉ

Làm tester đòi hỏi bạn phải có sự tập trung rất cao độ nếu không muốn nhầm lẫn trong quá trình đánh giá cũng như cần sự tỉ mỉ để kiểm tra phần mềm thật kĩ về mọi mặt, tránh bỏ sót các lỗi nhỏ lẻ khó nhận biết.

✔ Kỹ năng về giao tiếp

Là một tester, không chỉ cần bạn tìm được ra lỗi của phần mềm, quan trọng hơn cả, là bạn cần phải biết cách truyền tải thông tin đó một cách dễ hiểu, chi tiết nhất cho các bộ phận khác khi sửa lỗi. Hơn nữa bạn nên biết cách góp ý, xây dựng ý kiến khéo léo cũng như tiếp thu quan điểm của mọi người sao cho mọi người cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi phải sửa lỗi. Nếu bạn chỉ trích quá gay gắt hay bảo thủ sẽ khiến cả phòng khó liên kết được với nhau từ đó giảm hiệu quả làm việc chung.

✔ Kỹ năng về ngoại ngữ

Mà đặc biệt là tiếng Anh. Chuyên ngành công nghệ thông tin nói chung và nghề tester nói riêng đều cần bạn có nền tảng ngoại ngữ, đó là yêu cầu bắt buộc, ít nhất là tiếng Anh về chuyên ngành và công việc. Nếu có khả năng và điều kiện bạn có thể trau dồi thêm cả ngoại ngữ khác vì thời thế hội nhập chúng ta có cơ hội làm việc với rất nhiều đối tác đến từ các nước khác nhau.

✔ Kỹ năng về sự hỗ trợ

Là một tester, ngoài kiểm tra các lỗi trong quá trình chạy phần mềm, bạn có thể góp ý chung trong quá trình làm phần mềm, từ lúc lên ý tưởng cho đến các quá trình xuyên suốt. Vì các bạn là một team và làm việc hướng đến mục đích chung là đưa ra phần mềm hoàn chỉnh và tốt nhất. Vậy nên khi test, nếu thấy các phần liên quan khác có vấn đề hãy báo ngay cho các bộ phận đó và giúp họ phân tích vấn đề cũng như đưa cho họ hướng xử lý tối ưu. 

5. Tiềm năng của tester trong tương lai

Nhìn chung, tester là một nghề còn khá mới trên thị trường. Tuy nhiên, khi công nghệ ngày càng phát triển, các phần mềm ngày càng yêu cầu cao hơn và đa dạng hơn, thì tester là một người vô cùng quan trọng. Nhưng hiện nay số lượng tester hay tester lành nghề vẫn còn ít và thiếu nhân lực trầm trọng. Vậy nên tiềm năng của nghề này là rất cao. Thậm chí, nếu bạn có kiến thức chuyên môn cao và tinh thần học hỏi, cầu tiến thì bạn sẽ tiến được rất xa và có một mức lương rất đáng mơ ước trong tương lai. 

Tiềm năng của tester trong tương lai

Nếu thực sự đam mê, bạn hãy thiết lập cho mình một lộ trình học tập bài bản và một tinh thần nghiêm túc quyết tâm ngay từ bây giờ. Chúc các bạn thành công!

Hiện tại Vimi cũng đang cung cấp nhiều các sản phẩm van công nghiệp các loại đó là van bướmvan bivan cổng… và các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng nướcphụ kiện inox (măng sông inoxcôn thu inoxmặt bích inox…) với số lượng lớn, sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng, liên hệ ngay hotline của Vimi để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất về các sản phẩm này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"