Ở thế giới nhỏ trong mỗi chúng ta luôn có nhiều người tự tin về chính bản thân mình, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại sự tự ái, đem lại nhiều thiệt thòi cho nhiều người. Vậy tự ái là gì? Nó có tác hại như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nội dung chính
1. Tự ái là gì?
Tự ái là gì? Mỗi người đều có mỗi quan điểm riêng của mình về tự ái, nhưng tóm gọn chung có thể hiểu rằng tự ái là tự yêu mỗi bản thân mình, thậm chí là đề cao cái tôi của mình hơn với người khác. Chỉ nghĩ về bản thân mà không nghĩ đến người khác, từ đó mà cũng sinh ra những thói quen xấu với người khác như: cáu gắt, bực tức, giận hờn luôn cho rằng mình thua kém người khác từ đó dẫn đến rụt rè, xa lánh mọi người.
Bên cạnh đó, cũng có thể hiểu tự ái là một hành động hờn dỗi, sự phản kháng tiêu cực của một người nào đó. Luôn cho rằng mình tự thua những người bên cạnh, xung quan, luôn tự ti về mọi mặt mọi điều. Bên cạnh đó thì họ tự đề cao chính bản thân mình dẫn đến những biểu hiện hờn dỗi.
Quá đề cao bản thân là tính cách trong con người của họ nên dẫn đến những điều tiêu cực như: hay hờn dỗi, nóng giận trên nhiều phương diện khác nhau. Người tự ái thường có những tính cách tiêu cực như dễ phát sinh lòng ghen ghét, đố kị với người khác và mặc cảm chính bản thân mình.
2. Tự ái là gì dưới góc nhìn của khoa học
Theo khoa học, chứng rối loạn nhân cách là biểu hiện của tự ái; dùng để chỉ những người quá quan tâm đến thành công của bản thân và xem mình quan trọng hơn đối với những quyết định hoặc tương tác phản ứng khác với môi trường xung quanh.
Hòa đồng với môi trường xung quanh, kết nối và xây dựng những mối quan hệ là điều khó khăn với họ. Ngại ngùng, e dè gần như là cảm xúc lấn át và chi phối. Cảm thấy mình có quyền được thực hiện cũng như được hưởng nguồn lợi ích đó. Họ mong muốn đạt được nhiều điều ngưỡng mộ, chú ý của tất cả mọi người xung quanh.
3. Biểu hiện của sự tự ái
Những người tự ái thường có tính cách rụt rè, nhút nhát và có suy nghĩ mình thua kém mọi người. Luôn muốn người khác quan tâm, để ý đến mình. Vậy cách để nhận biết một người có tính tự ái là gi?
3.1 Thích thu hút sự chú ý
Mong muốn được làm tâm điểm của sự chú ý trong môi trường sống cũng như làm việc là điều những người tự ái luôn mắc phải. Luôn muốn mọi người phải chú ý, nhớ đến những thành tích của mình, những suy nghĩ và ý tưởng của họ phải được xem xét một cách đặc biệt. Tất cả nhằm khiến cho bản thân người hay tự ái trở nên đặc biệt và thu hút sự quan tâm của mọi người xung quanh và thường có suy nhĩ tiêu cực, tổn thương khi không ai để ý đến mình.
3.2 Thường hay bị cảm xúc lấn át
Dễ bị cảm xúc lấn át, luôn đặt cái tôi lên hàng đầu là tính cách mà những người tự ái dễ mắc phải. Trong tất cả mọi chuyện của cuộc sống hàng ngày, nếu như người khác muốn đóng góp ý kiến, chỉ trích, phê bình thì những người đó sẽ mặc cảm, bốc đồng và thậm chí là đưa ra nhiều quyết định sai lầm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khác nhau. Họ không cho rằng mọi người muốn tốt, khuyên răn mình mà đang hạ thấp bản thân mình xuống.
Trong những cuộc tranh luận hay nói chuyện, những người có tính tự ái sẽ không bao giờ nhận mình sai mà luôn cố chấp cho rằng mình đúng. Những người này không chịu nhìn nhận quan điểm của người khác, nên mọi cuộc nói chuyện hay tranh luận đều đi theo hướng tiêu cực và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với tất cả mọi người. Hay đôi khi cũng chỉ là những lời nói đùa của người khác mà họ để ý, suy nghĩ điều đó có thể làm quá vấn đề lên và khiến cho mối quan hệ trở nên xấu đi.
3.3 Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế
Vì có đặc điểm là mang cái tôi rất lớn, nên mang tính tiêu cực là bảo thủ, cố chấp. Luôn muốn khăng khăng cho rằng mình đúng chứ không chịu nghe ý kiến, lời khuyên nhủ từ người khác. Nếu như khuyên nhủ, góp ý người tự ái họ sẽ không hài lòng từ đó sẽ sinh ra nhiều điều không như mong muốn như mất lòng, hiệu quả công việc không thành công. Hoặc ngược lại, có những người tự ái với năng lực, ý kiến của mình mà khi làm việc nhóm sẽ không phát biểu ý kiến hay xây dựng chung cho nhóm.
Nhiều người sẽ không muốn làm việc cùng người nào luôn cố chấp, bảo thủ không có tinh thần xây dựng nhóm phát triển mà chỉ khăng khăng với ý kiến của mình. Chính vì vậy, đây là một điều tiêu cực rất lớn mà những người tiêu cực phải khắc phục.
3.4 Khó tiếp thu ý kiến của người khác
Không chịu nhận lỗi sai của mình, không chịu tiếp thu ý kiến, góp ý của người khác là biểu hiện mà chúng ta thường thấy của nhũng người hay tự ái. Nếu như những người tích cực khi được góp ý hay thậm chí chê trách, họ vẫn vui vẻ nhận lỗi, thẳng thắn rút kinh nghiệm và sửa lỗi nhưng những người tự ái thì họ luôn suy nghĩ theo một lối mòn, theo quan điểm cá nhân của riêng mình chứ không hòa nhập cùng với tập thể, và những cái chung.
Mặc dù đã được góp ý, chê trách nhưng không chịu thay đổi thì những người tự ái thường không thành công và thậm chí thất bại. Nếu sau những lần thất bại đó, họ chịu thay đổi, rút kinh nghiệm thì quả là một điều đáng quý, nhưng vẫn có những người không chịu thay đổi vơi tính cách của mình. Điều này có thể nói rằng, tự ái chính là một vật cản rất lớn để đến với thành công của mỗi người.
3.5 Luôn suy nghĩ trong dằn vặt
Người có tính tự ái sẽ dễ luôn suy nghĩ, luôn cảm thấy bất an thậm chí là đau khổ khó có được những giây phút sống trong yên bình, vui vẻ. Cuộc sống của chúng ta cũng không thể tránh được những sai lầm và những lười góp ý, chê trách từ người khác. Những người vui vẻ, lạc quan thì họ suy nghĩ về điều tích cực là nhận lời góp ý và sửa chữa nó nhưng ngược lại với những người tự ái thì họ luôn suy nghĩ và dằn vặt trong những lời nói đó. Họ để bụng và luôn giữ trong lòng. .
Họ tự mình dằn vặt, đau khổ hết ngày này qua ngày khác mà không có cách nào giải thoát. Có thể hiểu đơn giản như người đó mang một vết thương nhưng chẳng bao giờ có thể lành hoàn toàn vì họ thích mở vết thương đó ra xem hàng ngày.
4. Nguyên nhân của sự tự ái là gì
Để tìm cách khắc phục sự tự ái chúng ta cần biết trước nguyên nhân của tự ái là gì? Tự hiểu chính mình để tìm cách khắc phục. Không ai rõ nguyên nhân này do chính bản thân mình, nó thường bắt đầu xuất hiện ở tuổi thiếu niên và tuổi trường thành ở giai đoạn đầu, khi đó suy nghĩ, cảm xúc con người đang trong quá trình phát triển, tâm lý muốn khẳng định mình, tự so sánh mình với người khác nên dẫn đến việc “tự ái”.
Bên cạnh đó, môi trường cũng là một điều khách quan tác động đến sự tự ái của nhiều người. Khi con đang ở tuổi lớn, tuổi dậy thì vậy mà bố mẹ, gia đình, người thân và cả nhà trường lại không ở bên quan tâm. Không hiểu và bên cạnh con, để con một mình trải qua những suy nghĩ, cảm giác tiêu cực. Môi trường xung quanh có nhiều tiêu cực, con không suy nghĩ thấu đáo và chín chắn.
5. Cách để vượt qua sự tự ái của chính bản thân
Điều cần thiết nhất mà chúng ta để thoát ra những hiện tượng tiêu cực trên là vượt qua sự tự ái của chính mình. Chúng ta cần hiểu rằng mọi người vì muốn tốt và muốn chúng ta phát triển bản thân nên mới khuyên nhủ. Họ muốn ta tốt hơn, mạnh mẽ hơn và sống hoàn thiện hơn để đi đến thành công vậy thì tại sao chúng ta cần phải mặc cảm, dằn vặt chính bản thân mình.
Chuẩn bị sẵn tâm lí thoải mái gạt bỏ đi những suy nghĩ u uất, tiêu cực, bảo thủ để đón nhận những tư tưởng mới là điều tiên quyết chúng ta cần phải thực hiện, hành động để vượt qua tính tự ái. Chúng ta cần đón nhận những lời góp ý một cách tích cực, thoải mái để sửa lỗi để trở thành phiên bản tốt hơn. Hãy lắng nghe tất cả cho dù đó là những lời khuyên nhỏ nhặt, đừng sợ phải nghe những lời chỉ trích hay phải thay đổi.
Giữ cho tinh thần không chán nản, thất vọng là điều chúng ta cần phải làm. Khi làm việc gì các cũng nên suy nghĩ trước sau, không đòi hỏi một sự hoàn hảo. Đối với bản thân mình không nên quá dễ dãi hay đối với người khác cũng nên quá khắt khe. Đó không chỉ là một phương thức chế ngự tính tự ái mà còn là một điều tốt giúp chúng ta hòa nhập giữa cơ thể với tâm trí, tạo bước đà hướng tới cuộc sống hạnh phúc, bình an và vui vẻ cùng mọi người.
Cùng tham khảo thêm về Trung thực là gì? Cách nhận diện người sống trung thực
6. Ranh giới giữa tự trọng – tự ái
Giữa tự trọng và tự ái có một ranh giới được xem là rất mong manh. Biết kiềm chế bản thân không để cảm xúc tự ái lấn át là điều cần để giữ được lòng tự trọng. Cố gắng và phấn đấu trong cuộc sống là động lực của tự trọng, còn bị kìm nén và thụt lùi chỉ yêu bản thân mình là tự ái.
Người ta thường nói “tự trọng chứ đừng tự ái” khi tự ái cao quá sẽ giết chết lòng tự trọng, nó cũng giống sĩ diện ảo ăn sâu vào suy nghĩ của con người vậy.
Bản thân hành động của một sự tự ái nhưng ta lại xem đó là lòng tự trọng của mình. Tự ái khiến người ta không chấp nhận mở lòng mình đón nhận ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân. Khi ta tự ái quá cao nó sẽ là vật cản để ta tiến tới thành công, tự ái chính là sự ích kỉ, thiếu đồng cảm với khó khăn suy nghĩ của người khác. Tự ái cũng chính là sự “tự sát” trong chính con người mình.
Blog_Vimi hi vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thế nào là “Tự ái” đặc biệt cần làm gì khi bản thân mình tự ái hay những người xung quanh mình dễ tự ái. Để trong mỗi người chúng ta không có sự tự ái nào, sẵn sàng tiếp thu ý kiến một cách vui vẻ, tích cực để hoàn thiện bản thân mình một cách tốt nhất.
Ngoài mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích trong cuộc sống, Vimi còn tự hào là nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang,..) và các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng – luôn có sẵn số lượng lớn để phục vụ quý khách hàng. Chúc bạn có một ngày nhiều năng lượng và niềm vui!