Là một người con của Việt Nam, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết đến kỉ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975. Vậy đây là ngày kỉ niệm gì? Có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Ảnh hưởng đến đất nước và con người Việt Nam như thế nào để chúng ta cùng phải nhớ đến. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Nội dung chính
1. Nguồn gốc – ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975
30 tháng 4 năm 1975 còn được gọi là 30 tháng Tư là kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước (tên gọi tại Việt Nam) và còn được biết đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, Chính quyền Sài Gòn thất thủ (cách gọi của báo chí phương Tây) hai miền Nam Bắc đất nước ta thống nhất.
Đây là sự kiện chấm dứt Chiến tranh Việt Nam khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bị quân ta ta và lực lượng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam bắt ngay tại chỗ, khi đó Dương Văn Minh cùng các nội các tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 là kết quả đầy ý nghĩa mà những năm tháng kháng chiến hào hùng mà ông cha ta đã trải qua, là kết quả to lớn của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 trở thành cột mốc quan trọng trong lịch sử kháng chiến của quân dân ta.
2. Lịch sử ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975
Vào lúc 17 giờ ngày 26 tháng 4 quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân, quân và dân ta đã vượt qua được tuyến phòng thủ của chính quyền Ngụy để tiến vào trung tâm Sài Gòn. Mốc thời gian quan trọng là vào lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 xe tăng và bộ binh của quân ta tiến thẳng vào cổng Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn. Đồng thời Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng quân ta không điều kiện.
Giây phút quan trọng và có ý nghĩa lịch sử lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập vào 11 giờ 30 phút. Chiến dịch Hồ Chí Minh được đánh dấu hoàn toàn thắng lợi. 30 tháng 4 năm 1975 được xem là dấu mốc chiến thắng vẻ vang và đầy tự hào trong 30 năm chiến đấu giành lại độc lập dân tộc cho Tổ quốc, thống nhất đất nước hai miền năm bắc thống nhất trong niềm hân hoan, vui sướng của đồng bào ta. Đồng thời chấm dứt ách đô hộ trong một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Hoàn cảnh lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975
Cuối năm 1974 đến đầu năm 1975, Đảng ta nhận được tình hình lực lượng miền Nam có sự thay đổi và cách mạng của mình chiếm được ưu thế, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đưa ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm là 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh rằng “cả năm 1975 là thời cơ” và nêu ra kế hoạch “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”.
Đảng và Chính phủ cũng nhận thấy rằng để bớt đi thiệt hại về quân và dân ta thì phải nắm bắt được thời cơ quan trọng đánh nhanh thắng nhanh này, cần giữ được tốt về kinh tế, các công trình văn hóa, để giảm bớt được sự tàn phá chiến tranh. Bộ Chính trị đưa ra nhận định “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng Miền Nam” sau chiến thắng quan trọng ở chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, Bộ Chính trị cũng đưa ra quyết định quân ta phải giải phóng miền Nam trước mùa mưa, sau khi chuẩn bị đầy đủ binh khí kỹ thuật và tập trung lực lượng một cách đầy đủ. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định được đổi tên là “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Để chuẩn bị cho chiến dịch một cách tốt nhất quân ta đã tiến công vào những phòng thủ quan trọng của địch để bảo vệ phía đông Sài Gòn là Xuân Lộc và Phan Rang.
4. Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975
Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975 vô cùng to lớn, cho thấy sự hào hùng của con người và cả dân tộc Việt Nam chúng ta, là biểu tượng luôn cần được ghi nhớ về công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặc dù đất nước còn nghèo nàn, dân trí người dân thấp kém, kinh tế không phát triển đặc biệt là sự thiệt hại về chiến tranh.
Nhưng nhờ vào sự lãnh đạo, sáng suốt biết nắm bắt thời cơ của Đảng, bên cạnh đó không thể nói đến tinh thần kháng chiến của quân và dân ta: đoàn kết dân tộc, sự bất khuất dũng cảm viết nên những câu chuyện tưởng chừng như không thể xảy ra, với tất cả tinh thần kháng chiến chúng ta đã đánh bại được Đế quốc Mỹ bằng tình yêu đất nước.
Đại thắng mùa xuân 1975 cho thấy được trí tuệ, tài thao lược nắm bắt thời cơ của Đảng trong lãnh đạo, tinh thần quật cường hào hùng, hơn cả sự dũng cảm của của người dân Việt Nam trong kháng chiến chống quân xâm lược.
Chiến thắng này chấm dứt được ách đô hộ chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta trong suốt cả thời gian dài, mở ra kỷ nguyên mới giành được độc lập dân tộc, hai miền Bắc Nam về chung một nhà. Việt Nam chúng ta chính thức bước sang trang mới, cùng tiến lên CNXH. Thắng lợi của chúng ta có ảnh hưởng đến Thế giới, là tấm gương để nhiều nước thuộc địa cùng nhau đứng lên chống lại ách đô hộ của Chủ nghĩa Đế quốc, như một trang sử chói lọi hào hùng.
Kỷ niệm Giải phóng miền Nam 30/4 là ngày cả nước được cùng nhau ôn lại những ngày tháng vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Qua đó, cũng là ngày để tất cả mọi người đặc biệt là thế hệ thanh niên biết được ông cha ta đã chiến đấu hi sinh như thế nào? Chúng ta đã mất mát những gì? Đây cũng là ngày để thế hệ trẻ được giáo dục về tình yêu quê hương, đất nước, về tình đoàn kết dân tộc.
Đặc biệt hơn để chúng ta biết ơn ông cha, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục phát huy được tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc. Luôn yêu nước, ra sức chiến đấu với các thế lực thù địch bảo vệ đất nước, không phụ lại tinh thần chiến đấu của cha ông.
5. Vì sao 30 tháng 4 là ngày quốc lễ ở Việt Nam
30 tháng 4 là ngày có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người và đất nước Việt Nam. Là cột mốc đánh dấu cho những năm tháng hào hùng, to lớn của dân tộc Việt Nam cho đến hiện tại ngày nay. Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của thực dân đô hộ. Điều này thể hiện sự biết ơn đối với những người đã ngã xuống, hy sinh vì độc lập tự do của đất nước.
Sau này để ghi nhận sự kiện này và ghi nhớ công ơn của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Bộ Chính trị quyết định Sài Gòn đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh như bây giờ và được lấy ngày 30 tháng 4 hàng năm là ngày quốc lễ (ngày lễ lớn của đất nước), toàn bộ người dân sẽ được nghỉ và có hưởng lương theo Bộ Luật Lao động.
6. Các hoạt động kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam
Hàng năm, đến ngày kỷ niệm Giải phóng miền Nam các hoạt động được tổ chức lớn và được tất cả mọi người quan tâm: như hoạt động chào mừng, kỷ niệm và mitting. Nhân tiện đó những chiến sĩ năm xưa tham gia vào kháng chiến được dịp thăm lại đồng đội của mình và ôn lại chuyện xưa.
Cũng trong ngày này, các hoạt động luôn được mọi người biết đến như: tưởng nhớ, dâng hương đài tưởng niệm, bia liệt sĩ. Nhiều chính quyền địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên những gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ…
Ngoài ra, các hoạt động thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ cũng được tổ chức ở nhiều nơi trên cả nước, góp phần tưởng nhớ, ca ngợi công ơn của các anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì độc lập tự do của đất nước.
7. Di tích lịch sử về kỉ niệm ngày lễ
Một số di tích lịch sử có ý nghĩa quan trọng mà mỗi khi nhắc đến 30 tháng 4 chúng ta có thể được biết đến như:
7.1 Dinh Độc Lập
Có lẽ Dinh Độc Lập sẽ được mọi người nhắc tới và tham quan đầu tiên vì nơi đây là đánh dấu chiếc xe tăng 390 của quân ta tiến thẳng vào húc tan cổng chính đã in dấu vào tâm trí của người con Việt Nam trong giây phút lịch sử hào hùng ấy.
Đến ngày nay, Dinh Độc Lập được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam và là địa điểm tham quan du lịch của khách du lịch trong và ngoài nước.
7.2 Trụ sở Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh
Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ tại số 4 Lê Duẩn, Quận 1 là một trong những địa danh gắn liền với chiến thắng lịch sử 30/4 của dân tộc.
Năm 1998 Trụ sở Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ đã được khởi công sửa lại so với tòa nhà cũ, được xây dựng với dáng kiểu thấp và kín đáo hơn. Dù đã có nhiều thay đổi hơn so với trước, nhưng nơi đây được xem là chứng nhân lịch sử chứng kiến những gì nhân dân và đất nước ta phải trải qua trong cuộc kháng chiến, và cũng là nơi tự hào mỗi khi được nhắc đến.
7.3 Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi có địa chỉ tại thành phố Hồ Chí Minh cách 70km về hướng Tây Bắc. Nơi đây là tập kết vũ khí và lực lượng quân chiến đấu trong cuộc tiến công giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Trong những ngày kháng chiến của chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công giải phóng Sài Gòn – Gia Định, Địa đạo Củ Chi là nơi tập kết vũ khí và lực lượng quan trọng của đoàn quân Tây Bắc.
Đây được xem là hệ thống phòng thủ trong lòng đất, có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến của ta; điểm cuối được xây dựng tại Đường mòn Hồ Chí Minh do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và quân kháng chiến Việt Minh đào trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Đông Dương.
7.4 Nhà tù Côn Đảo
Khi muốn tìm hiểu về các di tích lịch sử hay địa danh nhân ngày kỉ niệm 30/4 thì bạn không thể bỏ qua nhà tù Côn Đảo. Vào lúc 12h đêm ngày 30/4, rạng sáng ngày 1 tháng 5 năm 1975 nơi đây gắn với hoạt động nổi dậy đầu tiên của các tù chính trị. Đây được biết đến là nhà tù Thực dân Pháp xây dựng nên để giam giữ các tù nhân chính trị, tử tù,.. tù nhân phải ở trong những căn phòng chật hẹp ăn uống đói kém, mất vệ sinh và bị tra tấn để khai báo.
Sau khi chiến tranh kết thúc, nơi đây được thủ tướng chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, trở thành một trong những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước cũng như các đoàn học sinh, sinh viên đi tìm hiểu về lịch sử dân tộc.
Tham khảo để biết thêm về Ý nghĩa lịch sử ngày 2 tháng 9 tại: Ngày 2/9 là ngày gì? Bối cảnh lịch sử và ý nghĩa
Thông qua bài viết này, Blog Vimi hi vọng đã chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức hữu ích về ý nghĩa về ngày 30 tháng 4 năm 1975 để chúng ta càng thêm tự hào về lịch sử hào hùng của đất nước mình. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng, chúng tôi còn chia sẻ nhiều kiến thức về lĩnh vực van công nghiệp, và là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực cung cấp các dòng sản phẩm này tại thị trường Việt Nam. Một số các dòng sản phẩm chính đó là van bướm, van bi, van cổng,.. Liên hệ ngay Hotline của Vimi để được hỗ trợ và tư vấn đầy đủ nhất.