Thực tế chúng ta bắt gặp rất nhiều đồng hồ đo nhiệt độ với các cách hiển thị khác nhau, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đơn vị nhiệt độ là gì? Lịch sử phát triển, cũng như các cách thức chuyển đổi giữa các loại đơn vị nhiệt độ. Thông qua đó, chúng sẽ rất có ích cho việc lựa chọn đơn vị nhiệt độ
Nội dung chính
1 Đơn vị nhiệt độ là gì
Nhiệt độ được xem như một tính chất vật lý của vật chất, nó biểu thị sự “nóng” và “lạnh” của vật chất đó. Khi vật có nhiệt độ cao thì sẽ nóng hơn và ngược lại sẽ lạnh khi có nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ được đo bằng dụng cụ đo là nhiệt kế. Ký hiệu ° thông thường được sử dụng, tiếp theo sau nó là ký tự để chỉ đơn vị.
Trong tiếng anh ” Nhiệt độ ” được gọi bằng ” Temperature “. Vậy ” Temperature là gì “
Một số tài liệu về Temperature, để chỉ sự chênh lệch nhiệt độ, đôi khi người ta còn sử dụng cách viết ngược lại: Ví dụ 100 C° ( Độ C), thì được viết là “100 Celsius degrees”.
Khi nhiệt độ càng tăng, do tính giãn nở thông thường sẽ làm tăng áp suất của lưu chất, cần lưu ý để tránh trường hợp thiết bị tự phá hỏng do áp suất quá giới hạn cho phép. Tham khảo thêm »»» “ Áp suất là gì ”
2 Các đơn vị đo nhiệt độ – kí hiệu
Có bao nhiêu đơn vị đo nhiệt độ đang được sử dụng cho đến ngày nay, các đơn vị đo nhiệt độ là gì? Ký hiệu của nhiệt độ như thế nào
Tên các loại đơn vị đo | Kí hiệu |
Độ Celsius | °C hay độ C |
Độ Delisle | °De |
Độ Fahrenheit | °F đọc là độ F |
Độ Newton | °N |
Độ Rankine | °R hay °Ra |
Độ Réaumur | °R |
Độ Rømer | °Rø |
Độ Kelvin | oK hay độ K |
3 Định nghĩa về các đơn vị nhiệt độ
Chúng ta sẽ có nhiều loại nhiệt độ khác nhau, vì lịch sử khám phá, nghiên cứu và phát triển của từng quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Vậy các đơn vị đo nhiệt độ là gì? Có thực sự đa dạng, hãy theo dõi dưới đây nhé.
3.1 Độ Celsius
♦ Là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà thiên văn học người Thụy Điển Anders Celsius (1701–1744)
♦ Ông là người đầu tiên đề ra hệ thống đo nhiệt độ căn cứ theo trạng thái của nước với 100°C (212 độ Fahrenheit) là nước sôi và 0°C (32 độ Fahrenheit)
♦ Tuy nhiên hai năm sau, nhà khoa học Carolus Linnaeus đảo ngược hệ thống đó và lấy 0 độ là nước sôi và -100 độ là nước đá đông. Hệ thống này được gọi là hệ thống Centigrade tức bách phân
♦ Ở Việt Nam, độ C được sử dụng phổ biến nhất, hầu hết liên quan đến nhiệt độ như: nhiệt kế, đồng hồ đo nhiệt độ, máy đi nhiệt độ,vv…
3.2 Độ Kelvin
♦ Trong hệ thống đo lường quốc tế (SI) thì Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ.
♦ Thang nhiệt độ này được lấy theo tên của nhà vật lý, kỹ sư người Ireland William Thomson ( 1824 – 1907)
♦ Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C ứng với 273,15K.
♦ Định nghĩa: Kelvin(K) là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của điểm ba (điểm ba thể hay điểm ba pha) của nước(1967).
3.3 Độ Fahrenheit
♦ Là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 – 1736).
♦Trong thang Rømer thì điểm đóng băng của nước là 7.5॰, điểm sôi là 60॰ và thân nhiệt trung bình của con người theo đó sẽ là 22,5 độ theo phép đo của Rømer.
♦ Bằng một hỗn hợp, nước đá, nước và Amoni clorid (còn gọi là hỗn hợp lạnh) sau đó ông có thể tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17,8°C) này.
3.4 Độ Rankine
♦ Rankine là một nhiệt độ nhiệt động lực học dựa vào một thang tuyệt đối đặt tên theo kỹ sư và nhà vật lý học đại học Glasgow William John Macquorn Rankine, người đưa ra nó năm 1859
Tương tự với kelvin, một số tác giả thường gọi đơn vị này là rankine, bỏ đi ký hiệu độ.
Nhiệt độ −459,67 °F là đúng bằng với 0 °R.
3.4 Độ Réaumur
♦ Đơn vị đo nhiệt độ Réaumur được lấy tên theo nhà toán học Rene – Réaumur (1683 – 1757)
♦ Cũng như các thang đo nhiệt độ khác ông lấy hai điểm 0o tại điểm đóng băng của nước và 80 độ tại điểm sôi của nước trên nhiệt kế thuỷ ngân.
3.5 Độ Rømer
♦ Đơn vị đo nhiệt độ Romer được lấy theo tên của nhà thiên văn học người Đan Mạch phát minh ra năm 1701
♦ Thang đo Romer cũng lấy hai điểm: nhiệt độ đóng băng của nước 7.5o Ro và nhiệt độ bay hơi của nước là 60o Ro. Như vậy, mỗi một độ tương ứng 1/52.5 độ Ro
♦ Ngày nay, đơn vị đo Romer không được sử dụng phổ biến do thang đo độ C được sử dụng phổ biến.
3.6 Độ Newton
♦ Đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên theo nhà vật lý – nhà thiên văn học – nhà triết học – nhà toán học – nhà thần học – nhà giả kim thuật người Anh Isaac Newton
♦ Cũng như các thang đo nhiệt độ khác Newton cũng lấy hai điểm đo nhiệt độ đóng băng của nước 0 độ N và nhiệt độ bay hơi của nước 33oN
4 Mối liên hệ – Chuyển đổi các đơn vị nhiệt độ
Qua các nội dung trên chắc hẳn chúng ta cũng biết được phần nào về nguồn gốc của các loại đơn vị nhiệt độ . Và trong phần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mối liên hệ giữa chúng
Tham khảo bảng sau để biết được sự khác nhau về bản chất, đơn vị từng loại và chuyển đổi qua lại giữa các loại nhiệt độ: