Kiểm định đồng hồ áp suất

Kiểm định đồng hồ áp suất là một phương thức thường xuyên được yêu cầu cho các thiết bị đo áp suất. Chúng giúp cho người sử dụng an tâm được phần nào khi sử dụng sản phẩm và đảm bảo đồng hồ đã được thẩm duyệt theo tiêu chuẩn của Việt Nam.

1. Đồng hồ áp suất là gì

Áp suất là lượng lực vuông góc tác dụng lên một đơn vị diện tích bề mặt. Các nhà nghiên cứu đã phát triển nhiều kỹ thuật để đo áp suất. Để đo áp suất một cách chính xác, điều quan trọng là phải xem xét điểm chuẩn nào đang được sử dụng để đo áp suất đó.

Và việc kiểm định đồng hồ áp suất là một yếu tố quan trọng giúp người sử dụng có thể xác nhận được loại áp kế sắp tới được đưa vào sử dụng có đạt chất lượng hay không. Chỉ cần mẫu thiết bị bạn sẽ dử dụng là áp kế đều có thể tiến hành đo lường, kiểm định, ví dụ như thông thường khách hàng sẽ tiến hành kiểm định cho đồng hồ áp suất nước, khí nén, …

Bên cạnh đó có rẩ nhiều thương hiệu sản xuất đồng hồ áp suất phải kể tới như: Đồng hồ đo áp suất Wise, Đồng hồ áp suất Georgin

Kiểm định đồng hồ áp suất

2. Ưu điểm của việc kiểm định đồng hồ áp

Để kiểm định đồng hồ áp suất cần phải qua nhiều công đoạn khác nhau. Tuy khá nhiều công đoạn và mất thời gian nhưng việc này lại mang lại rất nhiều ưu thế cho người dùng.

  • Đảm bảo tính hiệu quả, năng suất trong quá trình hoạt động. Đồng thời hạn chế và đề phòng một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
  • Đảm bảo đúng theo quy định, tiêu chuẩn về chất lượng ngành kinh doanh, quốc gia và quốc tế.
  • Đảm bảo độ chính xác cao, tính thống nhất của hệ thống.
  • Kiểm tra mức độ sai số, qua đó thay đổi, điều chỉnh về mức đạt chuẩn, cân bằng.
  • Kiểm định áp kế giúp bạn tìm ra các lỗi hỏng hóc và dự đoán hỏng hóc trong tương lai để có những biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Đảm bảo tính chính xác của áp kế đúng với thông số kỹ thuật nhà sản xuất công bố.

kiem dinh dong ho ap suat 2 vimi.com .vn

3. Tại sao cần kiểm định đồng hồ áp suất

Đôi khi có một số hệ thống sẽ không yêu cầu bắt buộc phải kiểm định nhưng cũng có rất nhiều công trình lại bắt buộc việc kiểm định đồng hồ áp suất. Nhưng tại sao phải tiến hành hiệu chuẩn đồng hồ đo áp suất?

  1. Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị.
  2. Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc.
  3. Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật
  4. Kiểm định đồng hồ áp suất là quá trình đánh giá, kiểm tra độ chính xác của thiết bị áp kế trước khi lắp đặt, hoạt động tại các đơn vị sản xuất hay doanh nghiệp.
  5. Kiểm tra áp suất nhằm phát hiện những sai lệch về giới hạn cho phép. Sau mỗi lần kiểm định, nếu thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định sẽ cần thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp. Nếu không có thể thay thiết bị mới để đảm bảo sự an toàn lao động.
  6. Xác định sai số của phương tiện đo từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo.
  7. Giúp phát hiện ra hỏng hóc hoặc tiên đoán được hỏng hóc và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo.

kiem dinh dong ho ap suat 3 vimi.com .vn

4. Quy trình kiểm định / hiệu chuẩn áp kế

Như đã nói, để cho ra một sản phẩm đã kiểm định một cách chính xác nhất cần phải trải qua nhiều công đoan khác nhau. Tốn khá nhiều thời gian và sức lực. Nhưng để việc kiểm định đồng hồ áp suất khí nén, nước, hơi nóng, … được chuẩn chỉ, tới tay người tiêu dùng là sản phẩm tốt nhất thì vấn đề thời gian không còn là vấn đề.

Bước 1: Kiểm tra bao quát áp kế

Sản phẩm kiểm định phải ở tình trạng hoạt động bình thường:

  • Bao gồm đầy đủ các chi tiết và phụ tùng, không bị ăn mòn, rạn nứt, han gỉ
  • Kim đồng hồ không bị cong hoặc bị gãy
  • Mặt số, ren, đầu nối và các chi tiết khác không bị hỏng.
  • Kính quan sát không có vết nứt, bọt, bẩn, mốc và không có các khuyết tật khác cản trở việc đọc áp lực. Bộ phận này có thể làm từ vật liệu trong suốt khác tuy nhiên phải giữ được tính chất trong suốt trong quá trình vận hành.
  • Trên dải đo đồng hồ phải ghi đầy đủ các thông tin như đơn vị đo, hãng sản xuất, số phương tiện đo, môi trường đo, độ chính xác/cấp chính xác, …
  • Ở trạng thái không làm việc, kim đo phải trùng với vạch “0” hoặc lệch với vạch “0” một giá trị không vượt quá sai số cơ bản cho phép.

Bước 2: Kiểm tra thông số kỹ thuật của thiết bị

Đơn vị đo lường áp suất chính thức là Pascan (Pa) và các đơn vị đo lường áp suất khác được pháp luật quy định. (Tìm hiểu thêm đơn vị đo áp suất là gì?)

Giới hạn đo trên của áp kế.

Giá trị độ chia của thang đo.

Bước 3: Kiểm tra đo lường

Sản phẩm kiểm định phải được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu, trình tự và phương pháp sau đây:

Đầu tiên chúng ta cần đặt đồng hồ áp suất trong phòng kiểm định với thời gian từ 6 tiếng trở lên để áp kế đạt nhiệt độ môi trường tương thích, phù hợp với nhiệt độ làm việc quy định.

Tiếp đến là kiểm tra:

  • Sai số cơ bản cho phép khi kiểm định.
  • Sai số khi tăng và khi giảm áp suất.
  • Sai số đàn hồi.
  • Thời gian chịu tải
  • ……

Bước 4: Xử lý kết quả

Sau khi kiểm định đạt yêu cầu theo quy trình được cấp giấy chứng nhận kiểm định và được dán tem kiểm định.

Nếu không đạt theo quy trình thì không cấp giấy chứng nhận đồng thời xóa dấu kiểm định cũ (nếu có) và đề nghị bên yêu cầu kiểm định cung cấp lại mẫu mới và tiến hành kiểm tra lại từ đầu.

Kiểm định đồng hồ áp suất

5. Các đơn vị kiểm định / hiệu chuẩn

Việc kiểm định đồng hồ áp suất có thể được thực hiện tại bất cứ trung tâm nào mà bạn muốn. Để đảm bảo cũng như thuật tiện cho nhu cầu của khách hàng, hiện tại ngoại trừ các cục đo lường của nhà nước đã phân bố nhiều thêm trung tâm kiểm định khác nhau. Từ Bắc vào Nam, chỉ cần bạn có nhu cầu là có thể tiến hành kiểm định hay hiệu chuẩn tại bất cứ đâu.

Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác cũng như bạn đã chọn đúng nơi để đặt niềm tin cùng tiến hành kiểm định sản phẩm, quý khách nên kiểm tra trước trung tâm đó đã được xác nhận tiến hành đo lường và cấp phép giấy kiểm định do chính cục đo lường xác nhận.

Kiểm định đồng hồ áp suất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.