Chất thải nhựa là gì? Thực trạng và các biện pháp hạn chế chất thải nhựa hiện nay

Có thể nói, không thể phủ nhận được sự tiện lợi mà đồ nhựa mang đến cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích là những nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của môi trường và con người khi chất thải nhựa hay còn được biết đến là rác thải nhựa được xả ra bừa bãi. Vậy, chất thải nhựa là gì? Ảnh hưởng của chúng đến môi trường như thế nào ? Có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng trên ? Bạn đọc sẽ tìm thấy trong bài viết dưới đây.

1. Chất thải nhựa là gì ?

Chất thải nhựa là gì?

1.1. Khái niệm chất thải nhựa là gì ?

Chất thải nhựa hay rác thải nhựa là các sản phẩm làm từ nhựa đã qua sử dụng và không được dùng đến, bị mang vứt bỏ. Một số loại rác thải nhựa phổ biến thường gặp đó chính là túi nilon, cốc nhựa, chai nhựa hay ống hút, …

Đặc trưng của loại rác thải này là nó thời gian phân hủy vô cùng lâu, có thể mất tới vài trăm năm để phân hủy hoàn toàn.

1.2. Rác thải nhựa dùng một lần là gì ?

Cuộc sống ngày càng hối hả đi kèm theo đó là nhu cầu mọi việc đều phải khẩn trương, nhanh gọn và tiện lợi. Nhựa dùng một lần chính là những loại vật dụng dùng một lần như cốc nhựa, bát nhựa, ống hút nhựa, … để người dùng có thể sử dụng một lần rồi vứt bỏ, tiết kiệm thời gian và công sức. Chính vì vậy mà rác thải nhựa dùng một lần ngày càng nhiều, gây ra tác hại vô cùng nghiêm trọng cho cả môi trường và con người.

1.3. Ô nhiễm chất thải nhựa là gì ?

Ô nhiễm chất thải nhựa hay ô nhiễm rác thải nhựa là cụm từ dùng để mô tả hiện tượng xả rác nhựa, chưa qua xử lí, bừa bãi ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống và sức khỏe của con người cũng như các loài vật khác.

2. Thực trạng chất thải nhựa hiện nay trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng

Với sự gia tăng các vấn đề về môi trường đặc biệt là về rác thải nhựa, dươi đây là thực trạng chất thải nhựa tại Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn thế giới nói chung:

thực trạng chất thải nhựa hiện nay

2.1. Toàn cầu

» Theo thống kê, có khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra hằng năm.

» Theo báo cáo của chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc vào năm 2018, khoảng 500 tỷ túi nhựa đã được dùng, trong đó nhựa sản xuất ra để đóng gói chiếm hơn 40%.

» Cũng theo thống kê này, nếu nhịp độ sử dụng sản phẩm nhựa vẫn giữ nguyên tiến độ này thì đến năm 2050 sẽ có khoảng 33 tỷ tấn nhựa được sản xuất và có khoảng 13 tỷ tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường.

» Hiện nay, Trung Quốc và Indonesia là 2 quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất được xả ra ngoài đại dương với khối lượng lần lượt 8,8 triệu tấn và 3,2 triệu tấn hàng năm, chiếm đến 1/3 tổng lượng rác nhựa ngoài đại dương.

2.2. Tại Việt Nam

1,8 triệu tấn nhựa với khoảng 730000 tấn rác nhựa được Việt Nam thải ra môi trường hằng năm, nắm giữ vị trí thứ 4 trong danh sách các quốc gia xả rác nhiều nhất trong đó có thải ra biển (theo FAO).

Trung bình mỗi tháng, mỗi hộ gia đình sẽ sử dụng và thải khoảng 1kg túi nilon ra môi trường. Thêm vào đó, hai trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam đó là hà nội và TP Hồ Chí Minh đã thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa mỗi ngày.

Mặc dù tình hình rác thải nhựa ngày càng ở mức báo động tuy nhiên quy trình thu hồi cũng như xử lý chất thải nhựa tại Việt Nam vẫn còn hạn chế.

3. Tác hại của chất thải nhựa là gì ?

Rác thải nhựa có ảnh hưởng vô cùng xấu đến môi trường và sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật sống, tác hại của chất thải nhựa là gì, cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Tác hại của chất thải nhựa là gì

3.1. Đối với con người

Chất thải nhựa có thể được coi là một trong những loại chất thải có thời gian phân hủy lâu nhất, khoảng 100-1000 năm và trong quá trình phân hủy nó tạo các mảnh nhựa nhỏ – hạt vi nhựa. Các hạt vi nhựa này có thể đi vào trong nguồn nước, đất, thức ăn, … mà con người tiếp xúc hằng ngày. Nếu không may nó đi vào cơ thể con người có thể gây ra các bệnh về hooc-môn, thần kinh hay đường hô hấp, …

Thêm vào đó, do có kích thước nhỏ nên nó có thể đi vào những vị trí tiềm ẩn nguy cơ tổn thương như hàng rào nhau thai, máu não, …. Điều này có thể dẫn tới kích hoạt nhiễm trùng, gây stress oxy hóa cho các tế bào, …. gây hại trực tiếp cho sức khỏe con người.

Ngoài ra, một số loại túi nilon còn được làm từ dầu mỏ nguyên chất sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và nước khi chôn lấp chúng. Nếu đốt cũng có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người khi các khí thải chứa chất độc dioxin và furan được thải ra ngoài không khí. Cuối cùng. sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn nóng cũng có khả năng sinh ra nhiều chất độc hại.

3.2. Đối với môi trường

Rác thải nhựa có tính chất khó phân hủy, khi mang đi chôn có thể gây ô nhiễm đất và thay đổi tính chất của đất. Bên cạnh việc chôn xuống đất thì hiện nay việc đốt rác cũng là phương pháp xử lý chất thải được nhiều người dùng. Tuy nhiên việc đốt rác thải nhựa có thể gây ra ô nhiễm không khí và phá hoại tầng ozone. Khi xử lý không đúng cách còn có thể gây ra các hệ lụy nghiêm trọng hơn, bởi một số loại nhựa khi được xử lí sẽ vô tình tạo ra các chất độc, thải ra môi trường.

Bên cạnh đó càng nhiều rác thải nhựa càng dẫn đến việc các bãi rác phải mở rộng thêm, vô hình chung làm thu nhỏ diện tích và khu vực sinh sống của nhiều loài động vật ..

3.3. Đối với sinh vật biển

Việc xả rác thải nhựa tràn lan ra ngoài đại dương đã gây hiện tượng ô nhiễm trắng, gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới các loài thủy, hải sản như:

⊗ Có tới hơn 260 loài sinh vật biển bị vướng hay ăn phải những mảnh rác thải nhựa trên biển như túi nilon hay cốc, bát nhựa, khiến tế bào của chúng bị phá hủy, tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, làm tắc khí quản gây ngạt thở,… có thể dẫn đến mất mạng.

⊗ Theo thống kê, trung bình trong mỗi cơ thể cá biển có chứa khoảng 2.1 mảnh vi nhựa. Đây chính là nguyên nhân chính gây tử vong cho rất nhiều loại động vật sinh sống trên biển. Từ đó, làm tăng khả năng phá hủy, suy giảm sự đa dạng sinh học và làm thay đổi cấu trúc và thành phần hệ sinh thái biển.

4. Một số biện pháp hạn chế chất thải nhựa là gì ?

Với tình hình ô nhiễm chất thải nhựa nghiêm trọng như hiện tại thì tất cả mọi người cần phải chung tay để có thể hạn chế rác thải nhựa nhất có thể. Những biện pháp đôi khi không cần phải quá máy móc dập khuôn, mà nó đến từ chính sự tự ý thức của mỗi cá nhân, tổ chức trước những hậu quả mà môi trường sống của chúng ta đang phải chịu đựng. Vậy nên

Các biện pháp hạn chế chất thải nhựa là gì

4.1. Đối với các cá nhân và các hộ gia đình

⇒ Tái sử dụng các loại chai, lọ, bình chứa làm từ nhựa.

⇒ Nên tăng cường sử dụng các loại dụng cụ ăn uống làm từ gỗ, sứ hay thủy tinh, …

⇒ Hạn chế tối đa sử dụng túi nilon nếu không cần thiết.

⇒ Sử dụng  bình thủy tinh để đựng nước thay vì bình nhựa, chai nhựa.

⇒ Bỏ rác đúng nơi quy định, không vứt rác, xả rác bừa bãi và đặc biệt là chủ động phân loại rác.

⇒ Hạn chế tối đa sử dụng sản phẩm nhựa một lần.

4.2. Đối với các cấp chính quyền và doanh nghiệp

♦ Đẩy mạnh các chiến dịch giáo dục, tuyên truyền và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng.

♦ Vận động người dân “nói không với túi nilon”, vứt rác đúng nơi quy định và chủ động phân loại rác tại nguồn.

♦ Có thể tăng thuế và cấp phép, kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm được sản xuất từ nhựa.

♦ Lắp đặt hệ thống xử lý rác thải và nước thải trước khi xả ra ngoài môi trường.

5. Lời kết

Mong rằng, với bài viết trên, người đọc đã có một cái nhìn bao quát hơn về chất thải nhựa, biết được tác hại cũng như ảnh hưởng của chúng đến với môi trường và sức khỏe của con người. Ngoài ra, Vimi cũng hi vọng rằng, sau khi đọc bài viết, mọi người có thể có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường và phân loại rác theo đúng quy định. Hãy đón đọc thêm nhiều bài viết bổ ích và hấp dẫn từ Blog của Vimi các bạn nhé!

Công ty Cổ Phần Kĩ thuật Vimi là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp (van bướm, van bi, đồng hồ lưu lượng, phụ kiện inox…), ngoài chia sẻ các kiến thức về sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngành, chúng tôi còn chia sẻ các kiến thức bổ ích về xã hội, văn hoá, giáo dục,  xoay quanh đời sống hàng ngày, giúp bạn đọc mở mang được tri thức và sự hiểu biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"