Cách lắp đồng hồ đo áp suất nước

Cách lắp đồng hồ đo áp suất nước sao cho chính xác và an toàn là rất quan trọng đối với bạn cũng như hệ thống sẽ vận hành. Nhằm giải đáp thắc mắc cũng như giúp người sử dụng đồng hồ đo áp suất được tốt nhất có thể.

1. Đồng hồ đo áp suất nước là gì

Trước khi đi sâu vào cách lắp đồng hồ đo áp suất nước trước tiên chúng ta hãy cùng nhắc lại đôi chút về kiểu áp kế này.

Mà vấn đề đầu tiên nhắc tới là tính chất phổ biến của sản phẩm. Là một trong những thiết bị thông minh giúp đo áp suất nước và hiển thị lên trên màn hình. Người dùng có thể giám sát và biết được tình trạng của hệ thống. Chúng được sử dụng tại rất nhiều hệ thống khác nhau, ví dụ như:

  • Lọc nước hồ: Áp kế giúp theo dõi sự thay đổi áp suất trong hệ thống hồ. Sau khi thiết bị đã đọc, nếu mức áp suất cao, bộ lọc cần được làm sạch, nếu áp suất thấp là do sự cố dòng chảy.
  • Hệ thống tưới và phun sương: Thiết bị này thường được sử dụng để đo áp suất trong hệ thống tưới phun, tưới trong vườn hoặc trang trại hoặc bất cứ nơi nào.
  • Phát hiện rò rỉ đường ống: Đồng hồ đo áp này được lắp đặt trong các mạch nước khép kín, chẳng hạn như dây chuyền xử lý trong nhà máy, để phát hiện và giảm thiểu rò rỉ nước. Một tai nạn đáng tiếc đã xảy ra.
  • Đo lượng nước trong bồn: Đồng hồ này có thể giúp theo dõi áp suất và thể tích nước trong bồn. Khi áp suất trong nó thay đổi, bạn sẽ biết lượng nước đang được đổ đầy hoặc thoát ra khỏi bể.
  • Đo áp lực nước giếng khoan: Hiện nay đã có các giếng cấp nước gia đình nên dùng thiết bị này để biết khi nào áp lực trong giếng xuống thấp. Điều này giúp bạn biết khi nào cần tìm nguồn nước khác hoặc khoan giếng mới.

cach lap dong ho do ap luc nuoc 6 vimi.com .vn

2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Thêm một điều nữa trước khi tìm hiểu về cách lắp đồng hồ đo áp suất nước, chúng ta nên biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của thiết bị để nắm rõ hơn.

Về cấu tạo:

Đồng hồ đo áp suất nói chung hay đồng hồ đo áp suất nước nói riêng có cấu tạo khá đơn giản. Chúng được cấu thành từ một số bộ phận có thể kể tên như:

  • Thân đồng hồ: Thân đồng hồ thường được làm bằng thép không gỉ. Phổ biến nhất là inox 304, một số trường hợp đặc biệt có thể chọn inox 316 trở lên.
  • Kính: Mặt kính cường lực, khổ kính dày, trong suốt. Vừa giúp bảo vệ các linh kiện bên trong vừa giúp quan sát các vạch đo dễ dàng hơn.
  • Mặt phân loại: Đường phân chia sẽ khác nhau đối với mỗi đường. Sự phân công lao động được thể hiện rõ ràng từng việc một. Phổ biến nhất là nền trắng, đường kẻ và số màu đen.
  • Kim đồng hồ: kết nối với bộ chuyển động bên trong. Các kim được làm với màu sắc nổi bật. Giúp chúng ta dễ dàng quan sát hoạt động của kim đo.
  • Màng chắn kim loại: Một thiết bị chuyển đổi áp suất thành máy móc. Xoay bộ truyền động.
  • Cơ chế chuyển động: chuyển áp suất thành chuyển động quay, làm cho kim chỉ quay theo chiều kim đồng hồ.
  • Ống Boudron: Một ống áp suất dẫn áp suất bên trong thiết bị.

Về cách thức hoạt động:

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ áp suất nước rất đơn giản. Khi nước trong đường ống được gia tăng áp lực. Chúng dựa trên sự dãn nở về nhiệt là loại phổ biến nhất. Lưu chất sẽ đi vào phía trong ống bourdon, làm cho ống bourdon giãn ra. Thông qua bộ phận khớp nối, truyền chuyển động làm bánh răng quay. Khi đó, kim chuyển động sẽ chỉ thị lên trên mặt đồng hồ kết quả tương ứng cho áp suất được đưa vào từ ống bourdon và chúng ta sẽ đọc được áp suất hiện đang có là bao nhiêu.

Cách lắp đồng hồ đo áp suất nước

3. Các kiểu kết nối của đồng hồ

Để biết rõ cách lắp đồng hồ đo áp suất nước tiếp theo chúng ta đi vào các kiểu kết nối áp suất với hệ thống để hiểu rõ hơn về cách lắp đặt. Cũng giống với các đồng hồ đo áp khác, thiết bị được sản xuất chủ yếu theo 3 phương pháp chính.

Loại kết nối phổ thông – đồng hồ nối ren

Đồng hồ được siết chặt hoặc nới lỏng bằng cách sử dụng khóa cờ lê để vặn ở socket của đồng hồ. Không được nắm vỏ đồng hồ để vặn vì có thể làm hư hỏng đồng hồ mà không thể sửa chữa được. Đối với ren côn (ví dụ như NPT) dùng băng teflon (băng keo non) để quấn ngoài ren trước khi gắn đồng hồ vào đường ống.

Đối với ren thẳng (ví dụ như BSPP) sử dụng miếng đệm phù hợp ở giữa socket đồng hồ và đường ống. Mở rộng một chút, nối ren có tính phổ thông vì mặt bích cũng có bích ren, lại tiện lợi với đa dạng công năng khác nhau, áp kế đa số đều có kích thước nhỏ nên sử dụng nối ren cho tất cả các loại áp kế đều được, ví dụ như đồng hồ áp suất 3 kim, chênh áp, áp suất thấp, …

Đồng hồ nối bích

Phần chân kết nối áp suất được hàn gắn liền với mặt bích. Chỉ cần một tấm bích trên đường ống nơi đo áp là có thể lắp đặt. Tuy nhiên mặt bích thì có nhiều tiêu chuẩn chế toạ khác nhau, quý khách nên lưu ý khi lựa chọn đồng hồ hay bích của ống.

Tuy nhiên có một số kích thước của các tiêu chuẩn có thể lắp lẫn với nhau, bạn có thể tham khảo “Tính lắp lẫn mặt bích” để tìm hiểu và lựa chọn được sản phẩm chính xác.

Áp kế nối clamp

Đây là kiểu kết nối chuyên dụng cho các hệ thống yêu cầu độ vệ sinh an toàn cao, các hệ thống vi sinh, khử khuẩn, phòng vô trùng, … Và đều có màng ngăn giúp chống vi khuẩn, ăn mòn từ xung quang hay lưu chất ảnh hưởng, một kiểu áp kế màng thường thấy.

4. Lưu ý trước và sau khi lắp đặt

Và chúng tôi có một số lưu ý như sau trước và sau khi lắp áp kế để đảm bảo quý khách luôn được an toàn và trong trạng thái tốt nhất trước khi đi vào vấn đề chính, cách lắp đồng hồ đo áp suất nước.

Trước khi lắp đặt, lưu ý khi chọn kích thước đồng hồ:

Lắp đồng hồ đo áp suất nước trên đường ống cũng khá đơn giản. Chỉ cần chú ý đến việc thi công cẩn thận và chọn mặt đồng hồ với kích thước đủ quan sát tốt là được.

Ví dụ: Nếu là đường ống nước cần đo áp lực nằm ở vị trí dễ quan sát. Thì chúng ta chỉ cần mặt đồng hồ có kích thước trung bình hay nhỏ cũng được, chẳng hạn như 40mm hay 80mm… Nhưng nếu đường ống nằm ở vị trí xa, khoảng cách khó quan sát thì chúng ta cần lắp đặt đồng hồ có đường kính mặt lớn hơn như 160mm, 200mm hay thậm chí là 250mm…

Một điểm cần chú ý khi lắp đặt đồng hồ đo áp suất nước là cái lớp màng của chúng. Vì chúng rất mỏng. Rất dễ bị hỏng hoặc biến dạng trong quá trình lắp đặt nên quý khách cần tránh va đập hay đặt mạnh tay – đối với loại clamp.

Trong quá trình lắp đặt:

Tuyệt đối không nắm mặt của đồng hồ để vặn mà chỉ vặn ở phần chân ren kết nối.

Chú ý kiểm tra  đồng hồ, nếu bị rỉ dầu thì phải vặn chặt lại nút phía trên của đồng hồ.

Để thuận tiện khi thay thế đồng hồ, bạn nên thiết kế thêm 1 van khóa ở phía dưới của đồng hồ. Khi tiến hành thay thế đồng hồ, ta chỉ cần khóa van lại là có thể thay thế.

Cách lắp đồng hồ đo áp suất nước 2

5. Một số dụng cụ cần thiết để thi công

Đối với cách lắp đồng hồ đo áp lực nước thì rất đơn giản nhưng chung quy quý khác cần thêm một số thiết bị cần thiết cho lắp đặt. Trước khi bắt đầu lắp đặt đồng hồ áp suất nước, thì điển hình các bạn cần phải chuẩn bị các công cụ  sau:

  • Cờ lê
  • Tua vít
  • Băng tan
  • Bu lông, ốc vít

Và để đảm bảo an toàn bạn có thể sử dụng các phụ kiện đi kèm như sau:

Sử dụng thiết bị giảm áp cho đồng hồ:

Với các môi trường áp suất tăng giảm đột ngột và khả năng dao động lớn; chẳng hạn như khoan cọc, ép cọc hoặc máy nén khí; ta cần dùng thêm 1 thiết bị giảm áp cho đồng hồ.

Mục đích của việc dùng thiết bị này; là tránh đồng hồ bị tăng/giảm áp suất quá lớn và đột ngột sẽ làm hư hỏng đồng hồ.

  • Bảo vệ quá tải

Thiết bị bảo vệ quá áp suất nên được sử dụng để bảo vệ đồng hồ áp suất khi sử dụng trong môi trường dễ tăng áp suất đột ngột hoặc dễ vượt quá mức thang đo đồng hồ.

  • Bảo vệ rung động

Nếu đồng hồ đo áp suất lắp đặt ở môi trường rung động do máy móc hay đường ống rung động nên sử dụng đồng hồ áp suất có dầu.

Nếu đồng hồ đo áp suất lắp đặt ở nơi có áp suất rung động (xung áp), nên sử dụng snubber để hạn chế rung động ảnh hưởng đến đồng hồ.

Sử dụng ống siphon giảm nhiệt cho đồng hồ:

Thông thường đối với các đồng hồ áp suất thì khả năng chịu được nhiệt độ của nó chỉ tầm khoảng 80 độ trở lại. Còn với phần chân ren thì nhiệt độ thường chỉ chịu được 100 độ C.

Vì vậy trong trường hợp ta dùng cho môi trường nhiệt độ cao; cần phải dùng thêm ống siphon để giảm nhiệt cho đồng hồ.

Ống siphon có cấu tạo là một dạng ống bằng inox (hoặc kẽm) được uống cong hình chữ U hoặc chữ L. Khi dùng, ta sẽ cho nước vào phần cong của ống. Khi nhiệt độ cao đi qua ống thì phần nước này sẽ giúp giảm nhiệt cho hơi nóng.

Thông thường, ống siphon có thể giảm được nhiệt độ từ 200 độ C xuống tầm nhiệt còn khoảng 60 độ C.

Cách lắp đồng hồ đo áp suất nước 3

6. Hướng dẫn lắp đặt chuẩn chỉ và đúng cách nhất – 3 bước

Và không để các bạn phải đợi lâu, ngay bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về cách lắp đồng hồ đo áp suất nước. Nói một cách đầy đủ và ngắn gọn nhất thì bao gồm 3 bước chính.

Bước 1: Quan sát và chuẩn bị

Đầu tiên, để lắp đặt đồng hồ vào đường ống; ta cần phải vệ sinh sạch sẽ vị trí lắp đặt. Nhất là ở phần kết nối áp suất giữa hệ thống và đồng hồ.

Nếu bạn sử dụng đồng hồ áp suất hơi thì cần chú ý kiểm tra ống nhỏ phía dưới có bị nghẹt hay không.

Phải đảm bảo là vị trí lắp đặt đã được ngắt áp suất hoàn toàn trước khi lắp đặt.

  1. Đầu tiên hãy ngắt nguồn cấp nước chính vào đường ống mà bạn muốn lắp đồng hồ đo áp suất
  2. Xác định vị trí của phần đường ống mà bạn muốn lắp đặt đồng hồ đo áp suất. Sau đó hãy sử dụng cờ lê và mở đường ống để lắp bộ chuyển đổi đồng hồ đo áp suất nước vào

cach lap dong ho do ap luc nuoc 4 vimi.com .vn

Bước 2: Lựa chọn và lắp đặt

Đối với kết nối chân ren:

Để tránh việc rò rỉ áp suất, ta có thể dùng băng keo non để quấn quanh phần chân ren; sau đó mới lắp vào đường ống. Phần băng keo non này sẽ giúp tránh tình trạng rò rỉ áp suất.

Quấn băng keo xung quanh và niêm phong ren ống đực lại theo chiều kim đồng hồ. Việc làm này là để đảm bảo rằng khi lắp đặt ống nối thì băng sẽ bịt kín sẽ không bị bung ra

Khi lắp đồng hồ vào, ta cũng phải cố định thật chắc phần chân ren.

  • Một lưu ý nhỏ:

Khi lắp đặt là nên chọn đúng phần ren kết nối để việc lắp đặt được hoàn toàn chính xác.

Thông thường các mẫu thiết bị đo áp suất sẽ có 2 kiểu kết nối ren: BSPM và NTPM. Cần lưu ý đặc biệt để chọn cho đúng. Vì 2 kiểu ren này không thể dùng chung được. Bởi vì ren BSP là dạng ren thẳng còn NPT là dạng ren côn.

Nếu ta dùng đồng hồ áp suất có kiểu ren là BSP và lắp vào đường ống có kiểu ren là NPT thì sẽ chỉ vặn vào được 1/2 phần ren, phần ren còn lại sẽ không thể vặn vào được. Ngoài ra thì hệ ren cũng khá quan trọng. Trên thị trường hiện nay sẽ thường có 2 hệ ren phổ biến là ren hệ inch và ren hệ mét.

Đối với kết nối mặt bích:

Riêng về phương pháp kết nối này các bạn sẽ không phải lo vấn đề rò rỉ nữa vì đây là sự lựa chọn hàng đầu trong mảng tiện ích cũng như độ kín khít. Đối với kiểu nối này quý khách cần chuẩn bị bu lông, đai ốc với kích thước phù hợp đường kính lỗ bích. Tuy nhiên tránh tình trạng trơn trượt, cố định giữa hai tấm bích lại với nhau thông thường sẽ có miếng gioăng giúp cố định mặt bích cũng như tăng độ kín cho sản phẩm.

Chỉ cần chỉnh sao cho các tâm đường kính lỗ bích trùng nhau, sau đó vặn bu long bằng cờ lê đã chuẩn bị trước chặt nhất có thể tới mức độ nhất định là ta đã có một kết nối vô cùng hoàn hảo.

Còn đối với kết nối clamp:

Phương pháp kết nối này còn đơn giản và nhanh chóng hơn cả nối ren. Một bộ clamp gồm 3 bộ phận đã bao gồm đầy đủ gioăng kèm theo. Quý khách chỉ cần đặt sao cho hai đầu kết nối vừa khớp sau đó kẹp cùm lại là chúng ta có mối nối hoàn hảo.

Bước 3: Đi vào vận hành

Cuối cùng sau khi lắp đặt xong, các bạn hãy mở van cấp nước chính mà bạn đã tắt ở bước đầu tiên. Lưu ý hãy kiểm tra xem có bị rò rỉ chỗ nào không và mở van ngắt đồng hồ đo áp suất

cach lap dong ho do ap luc nuoc 5 vimi.com .vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.