Đồng hồ đo nhiệt độ là gì

Đồng hồ đo nhiệt độ là gì? Được sử dụng được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ dòng chảy của dòng lưu chất là điều cần thiết trong ngành công nghiệp. Chính vì vậy, đồng hồ nhiệt độ được ra đời với mục đích kiểm tra được nhiệt độ hiện tại của hệ thống. Để tìm hiểu sâu hơn về đồng hồ đo nhiệt độ chúng ta cùng xem bài viết dưới đây:

1 Đồng hồ đo nhiệt độ là gì 

Đồng hồ đo nhiệt độ hoặc có tên gọi là đồng hồ nhiệt, nhiệt kế có chức năng đo nhiệt độ của dòng lưu chất trong hệ thống công nghiệp. Hiển thị các chất lỏng, khí, dung dịch trong đường ống giúp ta nắm bắt được nhiệt độ hiện tại của  để không gây ra những hậu quả không mong muốn để quá trình sản xuất cũng như hoạt động được đảm bảo an toàn.

Đồng hồ nhiệt độ dựa vào hai miếng kim loại có độ giãn nở khác nhau để hoạt động. Khi hai thanh kim loại giãn nở khác nhau thì nhiệt độ thay đổi dẫn đến xoay trục kim. Hai lá kim có thể giảm sự ảnh hưởng hóa học hay tác động bên ngoài nhờ được thiết kế theo dạng xoắn lò xo.

Đồng hồ đo nhiệt độ là gì_vimi

2 Thông số kỹ thuật 

Biết đượcĐồng hồ nhiệt độ là như thế nào nhưng chúng ta cũng nên biết đây được xem là sản phẩm có độ chính xác, tính ứng dụng cao nhờ có thông số kỹ thuật:

× Vật liệu chế tạo: inox 304, 316

× Thang đo nhiệt: Có nhiều thang đo nhiệt khác nhau 50, 100, 120, 150, 200, 600 độ

× Đơn vị đo: Độ C, Độ K, v.v.

× Sai số: ± 0.5%

× Đường kính mặt: D50mm, D80mm, D100mm, D150mm

× Đường kính chân nhiệt : Ø8, Ø6, Ø10

× Chiều dài chân nhiệt: L = 100mm, 150mm, 300mm, 500mm, 1m, 2m, 3m.

× Vật liệu chế tạo: inox 304, vỏ thép mạ crom.

× Kiểu kết nối: Chân đứng, chân sau, dạng dây

× Xuất xứ: Hàn Quốc, Đức, Đài Loan, Trung Quốc…

Thông số kỹ thuật đồng hồ đo nhiệt độ _vimi

3 Đặc điểm của đồng hồ đo nhiệt độ là gì 

Những đặc điểm chung của đồng hồ nhiệt được xem là có tính ưu điểm đối với người sử dụng hay trong ngành công nghiệp. Vậy đặc điểm của đồng hồ nhiệt là gì?

× Khả năng chịu nhiệt tốt do chế tạo từ vật liệu inox.

× Các môi trường khác nhau: chất lỏng, hóa chất, khí đồng hồ đo nhiệt độ có thể hoạt động đa dạng hiệu quả.

× Về kích thước, kiểu dáng cũng được xem là đa dạng, công tác lắp đặt, sửa chữa dễ dàng.

× Người vận hành có thể kiểm tra chính xác vì dải đo lớn, sai số nhỏ.

× Phù hợp với hệ thống thay đổi nhiệt độ liên tục hoặc độ rung lắc lớn.

× Hiệu quả lớn vì có độ bền cơ học cao.

Đặc điểm của đồng hồ đo nhiệt độ là gì_vimi

Xem thêm danh mục sản phẩm: Đồng hồ nhiệt độ cơ | Đồng hồ đo nhiệt độ dạng dây | Đồng hồ nhiệt độ Wise.

4 Đồng hồ đo nhiệt độ có ứng dụng rộng rãi 

Có mục đích là thiết bị theo dõi, kiểm tra mức quá tải của hệ thống để bảo vệ an toàn nên đồng hồ đo nhiệt độ được sử dụng ở nhiều công trình lắp đặt như:

× Sử dụng trong các lò nước, lò sấy khô, lò hơi.

× Các lĩnh vực hóa chất, khoa học, các phòng thí nghiệm hóa học.

× Hệ thống sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm.

× Hệ thống sản xuất thuốc, dược phẩm.

5 Ưu nhược điểm của đồng hồ đo nhiệt độ 

Với những đặc điểm riêng đồng hồ đo nhiệt độ có những ưu nhược điểm sau:

a. Ưu điểm: 

× Độ đo chính xác cao, sai số ít.

× Lắp đặt, bảo dưỡng và thay thế dễ dàng.

× Chịu được nhiệt và độ bền cao nhờ được chế tạo từ vật liệu inox.

× Quá trình sử dụng không bị han gỉ nhờ khả năng chống ăn mòn hóa học tốt.

× Đa dạng về chiều dài dãi đo.

× Ở những nơi xa vẫn có thể đo nhiệt độ.

× Có tính ứng dụng và phổ biến trên thị trường.

b. Nhược điểm: 

× Có tính độc hại, nguy hiểm với môi trường hay người sử dụng nếu như thủy ngân bị vỡ.

× Có tính sai số nhiều hơn nếu đồng hồ chân sau bị tác dụng nhiệt độ trực tiếp từ đường ống.

Ưu nhược điểm của đồng hồ đo nhiệt độ_vimi

6 Đồng hồ đo nhiệt độ có cấu tạo như thế nào

Để phù hợp với mỗi loại môi trường đồng hồ đo nhiệt độ có nhiều loại khá nhau nên cấu tạo cũng khác nhau một chút. Tuy nhiên, nhìn chung mọi đồng hồ đều có cấu tạo 4 phần chính:

a. Thân đồng hồ: Được chế tạo từ đồng hoặc inox, chịu được nhiệt độ và độ bền cơ học cao. Chúng ta cần lựa chọn vật liệu phù hợp với môi trường làm việc. 

b. Bộ phận đo: Do ống kim loại có chất lỏng, khí hoặc thanh lưỡng kim kết hợp với nhau. Mỗi dạng đồng hồ sẽ có dạng ống chứa chất khác nhau. Bộ phận đo tiếp xúc với dòng lưu chất cần đo bằng bộ phận trực tiếp hoặc gián tiếp. 

c. Bộ phận chuyển đổi: Có nhiệm vụ chuyển đối tín hiệu từ bộ phận phát đến đồng hồ, tạo ra chuyển động của kim đồng hồ với giá trị thực tế. Có nhiều thiết kế đa dạng phù hợp sản phẩm: đồng hồ lương kim, đồng hồ dạng khí/ thủy ngân,..

d. Bộ phận hiển thị: Có nhiệm vụ hiển thị tiếp nhận tín hiệu từ bộ phận chuyển đổi. Hiển thị kết quả trên mặt đồng hồ. 

Đồng hồ đo nhiệt độ có cấu tạo như thế nào_vimi

7 Cách bảo trì đồng hồ nhiệt độ là gì?

Để đảm bảo được đồng hồ hoạt động đo nhiệt độ một cách chính xác nhất thì công tác bảo trì bảo dưỡng là bước rất quan trọng. Cùng tìm hiểu về các cách bảo trì đồng hồ nhiệt độ là gì.

× Để đảm bảo độ chính xác ban đầu, sau một thời gian sử dụng chúng ta cần thay thế đồng hồ kịp thời để đảm bảo các chỉ số chính xác, an toàn và đáng tin cậy. Vì một số biến dạng, hao mòn hoặc các lỗi hỏng hóc khác nhau.

× Theo quy định của JJG52-1999: thời hạn kiểm định của đồng hồ nói chung không quá 6 tháng. Còn đối với đồng hồ nhiệt độ liên quan đến an toàn sản xuất không được dưới 6 tháng.

× Tùy theo các điều kiện khác nhau có thể rút ngắn thời hạn kiểm định. Tại vị trí đo áp suất có dao động lớn môi chất cần sử dụng thường xuyên, độ chính xác cao, hệ số an toàn.

Bảo trì đồng hồ đo nhiệt độ_vimi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.