Seller là gì? Làm sao để trở thành TOP 1 BEST SELLER

Seller là gì? Best seller là gì? Seller là nghề gì? Chắc hẳn ít nhiều gì chúng ta cũng từng bắt gặp cụm từ seller, nhưng liệu bạn đã thực sự hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này chưa? Bài viết này Vimi sẽ tổng hợp và gửi đến bạn những định nghĩa dễ hiểu nhất và những điều bạn nên biết về seller. 

1. Seller là gì?

? Seller là gì? Seller hiểu một cách đơn giản nghĩa là người bán hàng. Họ thực hiện các công việc bán hàng trực tiếp với khách cũng như có trách nhiệm hỗ trợ xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển và tiêu dùng sản phẩm. Seller sẽ cho bạn biết các thông tin chi tiết về sản phẩm bao gồm: màu sắc, kích cỡ, đặc điểm, thuộc tính, giá cả,..

Là một seller, bạn phải hiểu khách hàng quan trọng như mạng sống của doanh nghiệp. Và sự truyền miệng của khách hàng chính là phương pháp truyền thông mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Nên việc bạn chăm sóc khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hoặc tụt dốc của công ty.

seller là gì

1.1. Best seller là gì?

Seller là gì? Best seller là gì?

Best seller là một từ mà chúng ta cần phải hiểu theo 2 nghĩa khác nhau. Nghĩa đầu tiên có thể hiểu là người bán hàng giỏi nhất, xuất sắc nhất. Nghĩa thứ hai có thể nói đến các sản phẩm đang bán chạy nhất trên thị trường. Tuỳ thuộc vào từng ngữ cảnh cụ thể chúng ta sẽ sử dụng sao cho phù hợp. 

Best seller là gì?
Best seller là gì?

1.2. Seller thực hiện các công việc gì?

Seller là gì và thường thực hiện các công việc gì?

  • Seller là gì và thường thực hiện các công việc gì? Seller sẽ tìm kiếm, tiếp cận khách hàng tiềm năng sau đó giới thiệu thông tin về sản phẩm, thường là các đặc tính đặc biệt, nổi trội và ưu việt hơn so với đối thủ trên thị trường và thuyết phục bạn mua hàng bằng cách đưa ra một số giới hạn như: sản phẩm phiên bản giới hạn, mở bán thời gian giới hạn hay giá khuyến mãi chỉ trong hôm nay, ưu đãi chỉ còn 1 giờ,..với mục đích hướng đến cuối cùng là kí được hợp đồng, bán được sản phẩm.
  • Sau khi bán được seller có nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng trong quá trình sử dụng cũng như xử lý các yêu cầu về bảo hành, khiếu nại,.. nếu có phát sinh của sản phẩm. 
Seller thực hiện các công việc gì?
Seller thực hiện các công việc gì?

2. Seller và một số thuật ngữ bạn nên biết

Seller là gì và bạn nên biết những thuật ngữ nào?

Khi là một seller bạn sẽ tiếp cận với rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khác nhau, đòi hỏi bạn phải nắm được và có kiến thức nhất định để phục vụ tốt cho quá trình làm việc. 

2.1. Một số thuật ngữ liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng

Seller là gì? Một số thuật ngữ liên quan đến bán hàng:

✔ B2B – Business to Business: Hiểu đơn giản là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp khác.

B2C – Business to Consumer: Là hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đến cho khách hàng, người tiêu dùng nhỏ, lẻ.

Bundling: Là hình thức bán các sản phẩm theo cặp, theo gói, combo thay vì bán lẻ. Doanh nghiệp có thể áp dụng để bán những sản phẩm tồn kho, hoặc chạy khuyến mại,.. 

Conversion Rate – CR: Tỉ lệ đếm lượng khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm trên tổng số khách hàng chỉ truy cập và thoát trang.

Cross-selling: Hay thường được gọi là bán chéo, là cách dùng sản phẩm này để kích cầu khách hàng mua sản phẩm kia. Khi bạn mua một sản phẩm, những sản phẩm liên quan cũng sẽ hiện ra, tăng thêm nhu cầu mua sắm của bạn. Hay khi bạn click vào một sản phẩm, và rất nhiều sản phẩm khác trong gian hàng cũng hiện ra gợi ý cho bạn. 

✔ Call to Action: Hay được gọi là nút CTA, thường dùng làm các câu khẩu lệnh trong các bài chạy quảng cáo hoặc các nút khi bạn chạy quảng cáo với nhiều câu lệnh đa dạng mà bạn dễ dàng bắt gặp như: Đăng ký ngay, Tìm hiểu thêm, Trải nghiệm miễn phí ngay tại,..  

✔ Landing Page: Khi bạn viết bài quảng cáo hay chạy quảng cáo cho sản phẩm, bạn cần có một trang đích mà ở đó khách hàng sẽ biết chi tiết công dụng, tính năng, ưu đãi sản phẩm và quyết định có đăng ký hay không. Landing Page là trang mà bạn sẽ gắn vào bài viết để điều hướng khách hàng. 

✔ SEO – Search Engine Optimization: Là một hình thức tuyệt vời không mất phí giúp website của bạn cải thiện thứ hạng và lưu lượng truy cập của Google, tuy nhiên để làm được điều đó cũng đòi hỏi bạn có những chiến lược thông minh. 

Traffic: Chính là số lượng khách truy cập vào website của bạn, lượng truy cập càng lớn chứng tỏ website của bạn hoạt động càng hiệu quả và uy tín. 

  • Ngoài ra, một số thuật ngữ khác mà bạn nên biết như: gross sales: doanh thu bán hàng; sales agreement: hợp đồng mua bán, giao dịch; sales campaign: chiến dịch bán hàng,..
Seller và một số thuật ngữ bạn nên biết
Một số thuật ngữ liên quan trực tiếp đến hoạt động bán hàng

2.2. Một số thuật ngữ liên quan đến chức vụ mà bạn sẽ cần biết nếu là seller 

Seller là gì? Một số thuật ngữ liên quan đến chức danh:

Sales Executive: Nhân viên bộ phận kinh doanh.

Senior Sales Executive: Chuyên viên kinh doanh đã có kinh nghiệm lâu năm.

Sales Manager: Trưởng, quản lý bộ phận kinh doanh.

Sales Representative: Người đại diện kinh doanh.

Director of Sales: Giám đốc phòng kinh doanh.

Sales Support: Nhân viên hỗ trợ cho các phòng kinh doanh, thực hiện các công việc theo yêu cầu được giao. 

Sales Supervisor: Người giám sát các hoạt động kinh doanh.

Telesales: Thường gọi điện, tư vấn, chăm sóc khách hàng qua điện thoại và các ứng dụng mạng xã hội, thường tiếp xúc với khách hàng từ xa. 

Seller và một số thuật ngữ bạn nên biết
Một số thuật ngữ liên quan đến chức vụ mà bạn sẽ cần biết nếu là seller 

3. Phẩm chất cần có của một seller

Seller là gì và cần có những phẩm chất gì?

Là một seller, là người trực tiếp tiếp xúc và đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng, bắt buộc bạn phải có những phẩm chất và yếu tố nhất định. 

3.1. Có nền tảng chuyên môn

Seller là gì? Tại sao seller cần có nền tảng chuyên môn?

Chuyên môn ở đây không hẳn là những kiến thức lý thuyết cao sâu hay chuyên ngành bạn theo học mà chỉ đơn giản là các kiến thức nền tảng về công ty và sản phẩm.

Mặc dù để trở thành một seller không nhất thiết bạn phải tốt nghiệp từ các ngành nghề liên quan nhưng không vì thế mà bạn trở nên thụt lùi phía sau. Hãy tích luỹ, trau dồi kiến thức chuyên môn mỗi ngày, mỗi giờ để phát triển, nâng tầm bản thân. Hãy nhớ, học không bao giờ là muộn. 

Bất kỳ một nhân viên bán hàng nào muốn làm tốt cũng phải hiểu được bản chất công ty và mục tiêu chung mà công ty hướng đến, nắm chắc sản phẩm của công ty cũng như thị hiếu, nhóm khách hàng tiềm năng hiện nay, các đối thủ và xu hướng trên thị trường,..

Tư vấn và đáp ứng đúng nhu cầu cho khách hàng. Điều đó đòi hỏi bạn có một kĩ năng tổng hợp, tìm kiếm, phân tích thông tin thì mới có thể làm tốt công việc của mình. Việc hiểu sản phẩm, nhu cầu thị trường cùng những kỹ năng trong nghề sẽ giúp bạn bán hàng hiệu quả.

Phẩm chất cần có của một seller
Có nền tảng chuyên môn

3.2. Có đam mê với nghề

Seller là gì? Tại sao seller cần có đam mê với nghề?

Bất cứ một ngành nghề nào cũng cần có sự yêu thích nhất định. Đặc biệt là nghề sale, cần rất nhiều sự nỗ lực và kiên trì. Bạn sẽ không thể làm việc 8 tiếng mỗi ngày suốt 2/3 cuộc đời với một việc mà bạn chẳng hề thích thú hay đam mê. Đam mê cũng là chìa khoá chính giúp bạn có được sự thành công nhất định trong lĩnh vực mà mình theo đuổi.

Phẩm chất cần có của một seller
Có đam mê với nghề

3.3. Khả năng giao tiếp tốt

Seller là gì? Tại sao seller cần có khả năng giao tiếp tốt?

Là một seller cũng có nghĩa là bạn sẽ đại diện cho công ty giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Có kỹ năng ăn nói gần như là một yêu cầu bắt buộc khi làm nghề. Không khách hàng nào muốn mua một sản phẩm từ một nhân viên ăn nói lắp bắp, không rõ ràng, đến giới thiệu sản phẩm cũng không xong.

Giao tiếp tốt là một lợi thế, nhưng nếu giao tiếp của bạn chưa thực sự tốt thì cũng đừng lo vì việc này hoàn toàn có thể cải thiện theo thời gian miễn là bạn có lòng quyết tâm và thực sự muốn thay đổi để theo nghề sale.

Phẩm chất cần có của một seller
Khả năng giao tiếp tốt

3.4. Kỹ năng bán hàng

Seller là gì? Tại sao seller cần có kỹ năng bán hàng?

Một nhân viên bán hàng không chỉ cần nắm rõ được sản phẩm cũng như thị hiếu khách hàng mà còn cần phải biết nắm bắt xu thế thị trường, đánh vào tâm lý người mua để tư vấn. Gợi cho họ sự tò mò, thích thú về các tính năng của sản phẩm. Gợi cho cảm giác đặc biệt khi mua những sản phẩm phiên bản giới hạn.

Hoặc tạo cho họ cảm giác họ sẽ rất hời khi mua theo combo, mua tại một thời điểm nhất định. Việc giới hạn thời gian khuyến mãi cũng là một cách hay để thúc đẩy quyết định mua hàng của họ nhanh chóng, dứt khoát hơn. 

Phẩm chất cần có của một seller
Kỹ năng bán hàng

3.5. Khả năng xử lý, ứng biến tình huống linh hoạt

Seller là gì? Tại sao seller cần có khả năng xử lý và ứng biến tình huống?

Cho dù khi làm sale bạn sẽ được cung cấp những quy trình nhất định hay được dạy phải tư vấn, nói năng ra sao thì khả năng ứng biến của bản thân bạn là cực kì quan trọng. Bởi vì cuộc sống muôn hình vạn trạng, khách hàng cũng không ai giống ai, nếu bạn áp dụng chung một công thức cứng nhắc lên tất cả mọi người thì kẻo có ngày sẽ gặp rắc rối không mong muốn.

Mỗi khách hàng sẽ có một tính cách, nhu cầu khác nhau về sản phẩm, cách được phục vụ, chăm sóc và rất nhiều tình huống mà bạn không thể lường trước được. Bạn cần có khả năng lắng nghe, nắm bắt được tâm lý cũng như nhanh nhạy thì mới có thể làm khách hàng hài lòng và tăng cơ hội chốt sale.

Phẩm chất cần có của một seller
Khả năng xử lý, ứng biến tình huống linh hoạt

3.6. Ứng xử khéo léo và duy trì, mở rộng các mối quan hệ

Seller là gì? Tại sao seller cần có kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ?

Seller không chỉ là hình ảnh, bộ mặt công ty mà còn đại diện công ty mang sản phẩm tới cho khách hàng, các đối tác doanh nghiệp. Việc khéo léo trong ứng xử, sự khiêm nhường và chuyên nghiệp trong công việc sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm và sự tín nhiệm của khách hàng cũng như đối tác. Từ đó mọi người sẽ giới thiệu cho bạn bè, người quen,.. biết đến sản phẩm của bạn nhiều hơn.

Như vậy, mỗi khi bạn muốn quảng bá hay truyền đạt một thông tin, hoặc muốn nhờ đến sự giúp đỡ thì việc duy trì được nhiều mối quan hệ sẽ giúp bạn thực hiện, vượt qua dễ dàng hơn rất nhiều. 

Phẩm chất cần có của một seller
Ứng xử khéo léo và duy trì, mở rộng các mối quan hệ

4. Tầm quan trọng của seller

Seller là gì? Seller có tầm quan trọng ra sao trong một doanh nghiệp?

Trong một doanh nghiệp, mỗi bộ phận đóng một vai trò nhất định góp phần vào sự thành công và phát triển của công ty. Tuy nhiên, ngoài những bộ phận nội bộ trong công ty, seller lại là những người thường xuyên đi gặp mặt khách hàng, đối tác nên có thể nói seller phản ánh hình ảnh, sự chuyên nghiệp của một doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của seller
Tầm quan trọng của seller?

4.1. Xây dựng hình ảnh, uy tín doanh nghiệp

Seller là gì? Seller có vai trò gì trong xây dựng hình ảnh doanh nghiệp?

✔ Seller là những người trực tiếp gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi với khách hàng về sản phẩm. Một seller luôn sẵn lòng mỉm cười, hỗ trợ khách hàng, tư vấn sản phẩm nhiệt tình, thân thiện và chân thành chắc chắn sẽ để lại những ấn tượng vô cùng tốt đẹp trong lòng khách hàng cũng như các đối tác doanh nghiệp khác.

✔ Từ đó gây dựng một hình ảnh uy tín, tận tâm, mang tiếng tăm của doanh nghiệp tiến cao và xa hơn nữa trên thị trường cũng như tăng lượng khách hàng trung thành và thường xuyên.

✔ Ngược lại, nếu những seller làm việc hời hợt, không chú tâm, coi thường khách hay tỏ ra khó chịu với những yêu cầu, phàn nàn của khách thì chắc chắn sẽ gây ấn tượng rất xấu và mất khách.

✔ Một khi có những ấn tượng xấu về hình ảnh doanh nghiệp, cùng với sức mạnh truyền thông, bạn sẽ không tưởng tượng được mức độ nghiêm trọng của sự việc sẽ đi đến đâu, công ty bạn sẽ khó lòng duy trì, tồn tại được nữa. Vậy nên khi tuyển dụng seller, bạn cần tuyển chọn một cách kĩ càng nhất. 

4.2. Mang lại nguồn doanh thu và khách hàng chính cho doanh nghiệp

Seller là gì? Seller có vai trò gì trong nguồn doanh thu cho doanh nghiệp?

✔ Độ uy tín của seller cũng bằng với độ tin cậy của doanh nghiệp. Seller là người sẽ dùng các kỹ năng đưa sản phẩm tới khách hàng và thu hút lượng khách hàng về cho doanh nghiệp, mà khách hàng luôn là nguồn doanh thu chính của mỗi doanh nghiệp. 

4.3. Khảo sát thị trường và có những bước phát triển phù hợp

Seller là gì? Tại sao seller cần nghiên cứu thị trường?

✔ Là một seller bạn không chỉ bán hàng hay học sản phẩm. Bạn còn cần nắm bắt rất tốt thị trường cũng như thị hiếu khách hàng. Mỗi thời điểm, sẽ có những xu hướng khác nhau, vì vậy mà nhu cầu khách hàng cũng thay đổi.

✔ Việc của bạn là luôn linh hoạt theo nhu cầu khách hàng mà mang tới những sản phẩm đáp ứng tốt nhất. Các seller có nhiệm vụ khảo sát các nhu cầu đó trên thị trường và đề xuất với doanh nghiệp, tìm ra những phương hướng, kế hoạch phát triển, bán sản phẩm phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.4. Đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng

Seller là gì? Một seller làm sao để đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng?

✔ Một sản phẩm nếu chỉ được trưng bày trong tủ kính, nếu không đẹp một cách xuất chúng cũng khó lòng thu hút được ánh nhìn của người xung quanh. Vậy nên chúng ta cần đến các seller.

Một seller giỏi không chỉ ngồi im chờ khách hàng tới với mình mà phải biết chủ động đi tìm kiếm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khi nắm được nhu cầu thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra và tư vấn, giới thiệu các sản phẩm sao cho phù hợp nhất. Khi thấy có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của bản thân, khách hàng sẽ dễ chốt sale hơn nhiều. 

4.5. Kết hợp với các bộ phận để công ty phát triển bền vững

Seller là gì? Tại sao seller cần kết hợp với các bộ phận khác trong công ty?

✔ Bất cứ một tổ chức nào cũng yêu cầu sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận và tinh thần làm việc nhóm. Một tập thể đoàn kết sẽ tạo nên những sức mạnh cực kì lớn lao.

Đặc biệt là sự kết hợp của bộ phận sale với bộ phận Marketing, là hai bộ phận chính kết hợp với nhau để đưa ra những chiến dịch quảng bá thu hút và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Ngoài ra, các bộ phận khác cũng dựa theo đó đưa ra những chính sách, kế hoạch phù hợp để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp. 

5. Làm thế nào để trở thành best seller

Seller là gì? Làm thế nào để trở thành best seller?

Ngoài những kỹ năng cơ bản mà bạn cần có khi làm seller, nếu muốn trở thành một seller giỏi, hay nói cách khác là trở thành một best seller thì bạn cần thêm những yếu tố tiên quyết khác nữa.

Làm thế nào để trở thành best seller
Làm thế nào để trở thành best seller?

5.1. Tính kiên trì, bền bỉ

✔ Ngoài lòng yêu thích và đam mê nghề nghiệp, là một seller còn đòi hỏi bạn có một tính kiên trì, bền bỉ rất cao. Bởi vì chốt sale là cả một quá trình, không khách hàng nào giống khách hàng nào, cũng không phải khách hàng nào cũng dễ dàng tiếp nhận và đồng ý.

✔ Nếu bạn không kiên trì, nhẫn nại, chăm sóc khách hàng tốt và khéo léo rất có thể bạn sẽ lãng phí nhiều thời gian nhưng cũng không được gì. Hoặc có những người chỉ vừa mới thấy khó một chút đã vội bỏ qua ngay, nhiều khi bạn sẽ bỏ lỡ mất rất nhiều khách hàng tiềm năng. 

5.2. Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

✔ Mặc dù giao tiếp tốt là một lợi thế, tuy nhiên nếu chỉ đọc thuộc sản phẩm như một cái máy thì bạn cũng chỉ đang đưa thông tin đến với khách hàng. Muốn bán được hàng, đòi hỏi bạn cần có kĩ năng nắm bắt nhu cầu khách hàng từ đó khéo léo thương lượng, thuyết phục khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm.

5.3. Sự khéo léo, duyên dáng trong giao tiếp

✔ Khi đến một gian hàng hay một trung tâm mua sắm, bất cứ đâu bạn cũng sẽ muốn bước vào những nơi mà nhân viên bán hàng có thái độ niềm nở, nhiệt tình và thân thiện đúng không? Ấn tượng đầu là cực kì quan trọng với một seller, tạo được thiện cảm với khách hàng thì bạn đã có được 30% khả năng thành công.

✔ Một thái độ lễ phép, lịch sự, nhẹ nhàng cùng một giọng nói truyền cảm, gương mặt tươi cười sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong quá trình mua sắm. Thái độ của seller ảnh hưởng đến 80% khi khách hàng ra quyết định.

5.4. Phong thái tự tin, ngoại hình chỉn chu

Seller là gì? Tại sao một seller cần có phong thái tự tin? 

✔ Một seller với phong thái tự tin luôn thể hiện được sự chuyên nghiệp của nhãn hàng. Cùng với đó là một ngoại hình chỉn chu, sạch sẽ, gọn gàng sẽ là điểm cộng cực lớn với khách hàng.

✔ Một seller tự tin là một seller xuất sắc, họ tự tin vì họ cực kì am hiểu sản phẩm, am hiểu nhu cầu cũng như nắm bắt khách hàng rất tốt, họ không ngần ngại bất cứ một tình huống hay khách hàng nào. Sự tự tin của người bán hàng cũng chính là sự truyền động lực và niềm tin cho khách hàng tin dùng sản phẩm của họ hơn bất cứ sản phẩm nào trên thị trường.

5.5. Tinh thần trách nhiệm

✔ Một seller nhiệt tình hỗ trợ, chăm sóc, tư vấn khách hàng và chịu trách nhiệm về mọi yêu cầu, phàn nàn cũng như xử lý một cách thoả đáng nhất cũng thể hiện danh tiếng và uy tín cực kì cao cho doanh nghiệp. Khi đó, khách hàng sẽ rất thích và vô cùng an tâm khi mua hàng của bạn.

✔ Ngược lại, những seller chỉ biết lấy lòng khách hàng để khách hàng mua, khi mua xong thì không phản hồi, giải đáp thắc mắc, yêu cầu của khách sẽ khiến khách cảm thấy rất khó chịu và không muốn mua hàng nữa, họ còn truyền tai nhau những tiếng xấu cho doanh nghiệp và khiến doanh nghiệp hoạt động không tốt.

5.6. Có kỹ năng và kinh nghiệm trong nghề

✔ Để trở thành một seller xuất sắc và thành công trong nghề đòi hỏi bạn cần có thời gian trau dồi, tích luỹ, học hỏi kinh nghiệm từ chuyên môn đến thực tế.

✔ Đặc biệt là các kinh nghiệm thực tế, sau thời gian va vấp, trải nghiệm và thực chiến bạn sẽ rút ra được rất nhiều bài học quý giá và rèn luyện những kỹ năng cho bản thân. Từ đó, kết hợp cùng nhiều yếu tố kể trên bạn hoàn toàn có thể trở thành một best seller như bạn mong muốn.

6. Học gì để làm được seller

Seller là gì? Nên học gì nếu muốn theo đuổi nghề sale?

  • Nếu bạn có đam mê trở thành một seller thì có thể tham khảo theo học một số ngành nghề như: Quản trị kinh doanh, Quản trị bán hàng, Quản trị chiến lược, Marketing,.. Nếu bạn muốn có một quá trình đào tạo bài bản và chuyên sâu. Khi trở thành một seller giỏi, bạn sẽ có cơ hội sở hữu mức lương đáng mơ ước.
  • Hoặc nếu bạn tìm ra đam mê của mình muộn hơn thì cũng không sao, dù bạn học bất cứ ngành nghề nào, hãy nhớ rằng lý thuyết không phải là tất cả, kinh nghiệm thực tiễn và lòng quyết tâm, học hỏi không ngừng mới là yếu tố tiên quyết giúp bạn thành công trong sự nghiệp.  
Học gì để làm được seller
Học gì để làm được seller?

Qua bài chia sẻ này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về “Seller là gì”, để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướmvan 1 chiềuvan y lọc…), các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng và sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inoxphụ kiện gang…).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"