Feedback là gì?

Chắc hẳn cụm từ Feedback không còn quá xa lạ với tất cả mọi người nữa, đặc biệt là đối với những người bán hàng, chủ shop, chủ doanh nghiệp, … Tuy nhiên, việc hiểu rõ về Feedback là gì hay cách xử lý chúng một cách hợp lí, đem lại lợi ích cho cả hai bên thì rất ít người có thể làm được. Vậy, Feedback là gì? Lợi ích và ý nghĩa của Feedback là gì? hay cách xử lý Feedback như thế nào là hiệu quả? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé !

1. Feedback là gì ?

Feedback là gì

Để tìm hiểu Feedback là gì? Chúng ta cần phải bóc tách từng từ trong cụm này. “Feed” là một từ tiếng anh, khi dịch ra tiếng việt thì nó có nghĩa là đưa ra hay là cung cấp; còn “Back” dịch ra là trở lại, phản hồi lại. Từ đó ta có thể hiểu khái niệm Feedback có nghĩa là đưa ra phản hồi, đưa ra các đánh giá sau mua hàng. Nó được biết đến như một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình bán hàng trên internet nói riêng và bán hàng truyền thống nói riêng.

Nó cung cấp những ý kiến phản hồi khách quan nhất từ khách hàng đến với sản phẩm, dịch vụ đã mua của doanh nghiệp bán hàng. Hơn nữa, qua đây bạn có thể hiểu rõ hơn về tâm lý của khách hàng.

1.1. Feedback thường xuất hiện ở đâu ?

Với sự phát triển của internet, hình thức bán hàng online hay qua các trang thương mại điện tử ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,… cũng là một phương tiện vô cùng đắc lực để bán hàng.

Sau khi khách hàng mua hàng và sử dụng dịch vụ sẽ có những lời nhận xét hay chê, tích cực hay tiêu cực dành cho sản phẩm. Đó có thể là các comment hay tin nh, và từ đó, cái gọi là Feedback xuất hiện.

1.2. Feedback là tốt hay xấu  ?

Feedback đơn giản chỉ là những lời nhận xét, đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của bạn. Nếu sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt thì sẽ nhận được các feedback tốt, tích cực từ người tiêu dùng và ngược lại.

Feedback như là một con dao hai lưỡi, nếu như sản phẩm dịch vụ của bạn có lỗi, ngay lập tức người tiêu dùng có thể sử dụng năng lực của mình để khiến cho mọi người tẩy chay sản phẩm của bạn. Ngoài ra, với sự phát triển của mạng xã hội, các doanh nghiệp bán hàng có thể đối đầu và chơi xấu nhau khi viết những feedback xấu lên sản phẩm của đối thủ.

2. Ý nghĩa của Feedback là gì ?

Ý nghĩa của Feedback là gì

Khi bạn sử dụng một dịch vụ, sản phẩm nào đó và bạn đưa ra các  phản hồi, ý kiến thì đó là feedback. Đây được coi như là một thông tin hữu ích cho cả người mua và người bán. Khi người bán nhận được những phản hồi từ khách hàng thì người bán có thể cải thiện được chất lượng sản phẩm. Ngược lại, người mua khi đọc feedback của các người tiêu dùng khác sẽ có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm và từ nhiều nguồn khác nhau.

3. Làm thế nào để có được những Feedback tích cực ?

Làm thế nào để có những Feedback tích cực

Đây có thể được coi là câu hỏi được khá nhiều người kinh doanh online quan tâm, tìm kiếm và hướng tới mỗi ngày. Vậy, làm sao để có được những lời feedback tích cực từ người tiêu dùng ? Trước tiên, người cung cấp dịch vụ, sản phẩm cần phải đưa ra những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Thêm vào đó, người tiêu dùng thường hay có xu hướng so sánh giá của các bên bán chung một mặt hàng với nhau vì thế mà người bán hàng cũng cần phải đề ra một mức giá phù hợp và hợp lý. Chỉ trừ khi sản phẩm của bạn là duy nhất, là độc quyền thì bạn mới có thể bán với một mức giá con hơn bình thường.

Cuối cùng, bán hàng, cung cấp dịch vụ tới rất nhiều các đối tượng người tiêu dùng khác nhau chính vì vậy mà người bán không thể làm hài lòng hết tất cả các đối tượng khách hàng cũng như nhu cầu và mong muốn của họ được. Do đó, những lời nhận xét hai chiều là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là người bán nên sẵn sàng đối mặt với những lời nhận xét ấy, sẵn sàng sửa đổi để tốt hơn. Một người bán hàng thông minh thì chẳng ngại gì khi công khai tất cả những dòng nhận xét của khách hàng từ cả hai phía.

4. Cách xử lý Feedback hiệu quả

Cách xử lí Feedback hiệu quả

Sau khi đã tìm hiểu được feedback là gì? Ý nghĩa, lợi ích của chúng cũng như cách để nhận được các feedback tích cực của khách hàng thì tiếp sau đây sẽ là cách xử lí feedback từ người tiêu dùng một cách hiệu quả nhất.

Cách xử lý feedback hiệu quả bao gồm các bước:

  1. Cảm ơn người tiêu dùng, khách hàng khi nhận được những lời phản hồi, thể hiện thái độ niềm nở và chân thành nhất khi tiếp nhận feedback
  2. Kiểm tra thật kĩ lưỡng, xác nhận lời phản hồi ấy là đúng hay sai sự thật, sau đó giải thích tận tình cho khách hàng hiệu. Trong trường hợp là phản hồi xấu thì xin lỗi khách và đề đạt phương hướng đền bù.
  3. Bạn sẽ dễ dàng gây được thiện cảm với khách hàng hơn khi trực tiếp giải quyết vấn đề, trò chuyện với khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn và khách có thể thấu hiểu nhau nhanh hơn mà cũng hiệu quả hơn là hệ thống phản hồi tự động.
  4. Độ chuyên nghiệp và nhiệt tình của bạn sẽ tăng lên tỏng mắt khách hàng khi bạn giải quyết vấn đề trọn vẹn từ đầu đến cuối và tiếp tục hỏi thăm khách hàng dù đã giải quyết xong. Có được khách hàng trung thành hay sự cảm thông của khách hàng hay không là nhờ vào điểm này.

Trên đây là một số kiến thức về Feedback mà Vimi đã tổng hợp lại được. Chắc hẳn sau bài viết mọi người cũng đã có một cái nhìn tổng quát hơn về Feedback rồi đúng không nào? Cùng chờ đón Vimi trong các bài viết tiếp theo nha.

Vimi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp quy mô lớn tại thị trường Việt Nam, với các sản phẩm chủ đạo đó là van công nghiệp (van cánh bướm, van cổng, van giảm áp…), thiết bị đo (đồng hồ đo lưu lượng nước, đồng hồ đo áp suất…), không chỉ chia sẻ các kiến thức liên quan về lĩnh vực kinh doanh mà chúng tôi còn chia sẻ rất nhiều các kiến thức bổ ích khác trong phần Blog Vimi, quý bạn đọc có thể tham khảo thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"