Van cổng có cấu tạo đơn giản, do đó vận hành van cổng không khó. Tuy nhiên, làm thế nào để vận hành đúng cách, an toàn, nâng cao độ bền khi sử dụng. Hãy tham khảo bài viết của chúng tôi, để có thể vận hành hệ thống của bạn đúng quy trình.
Nội dung chính
1 Những lưu ý trước khi đóng mở van cổng
Trong quá trình vận hành, chúng ta cần xác định chính xác van cần vận hành, xác định trạng thái hiện tại của van và trạng thái mới cần chuyển đổi. Thông qua bài viết 『 Van cổng ty nổi là gì 』và 『 Van cổng ty chìm là gì 』, chúng ta đã biết chúng có đặc điểm khác nhau.
① Xác định chính xác van cần vận hành
Đối với các công trình nhỏ, hoặc số lượng van cổng trên hệ thống ít, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy và vận hành van cổng. Tuy nhiên với những hệ thống lớn, hoặc nhiều van cổng trên cùng hệ thống, việc xác định vị trí van trở nên phức tạp hơn, khi đó chúng ta phải dựa vào kí hiệu van cổng để tìm kiếm van theo số thứ tự và tên van.
Với van cổng ty nổi, việc xác định trạng thái đóng mở dễ dàng hơn bằng cách dựa vào phần nổi lên trên của trục van. Tuy nhiên với van cổng ty chìm thì chúng ta không thể xác định được như vậy mà cần phải thông qua tín hiệu chỉ báo trạng thái, để vận hành van cổng theo đúng mong muốn.
② Xác định trạng thái van hiện tại
Cần phải biết rõ trạng thái hiện tại của van, van đang ở trạng thái đóng hay mở,và trạng thái mới cần điều chỉnh là trạng thái mở hay đóng, từ đó mới xác định được hướng quay vô lăng hoặc điều chỉnh bằng tự động cho van mở hay đóng
③ Cách vận hành van để đạt được trạng thái tiếp theo
♦ Với van vận hành bằng tay:
Có mũi tên hướng dẫn chiều quay vô lăng, để đóng hoặc để mở, chúng ta chỉ cần quay theo chiều mũi tên trên vô lăng ( thương thường: Đóng ⇨ Quay thuận chiều kim đồng hồ. Mở ⇨ Quay ngược chiều kim đồng hồ )
♦ Van điều khiển tự động:
Chúng ta sẽ điều chỉnh theo chỉ báo của bộ phận chỉ báo và công tắc giới hạn. Từ đó chọn nút bấm để mở van hoặc đóng van
Nội dung dành cho bạn: ? Van cổng giá rẻ, chính hãng, đa dạng kiểu vận hành
2 Dụng cụ cần thiết khi vận hành van cổng
Vận hành các thiết bị công nghiệp nói chung, cũng như van công nghiệp và vận hành van cổng, chúng ta cần có những dụng cụ để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành
① Gang tay, dụng cụ bảo hộ
Những dụng cụ bảo hộ an toàn, bắt buộc thường dùng, để việc vận hành van cổng trở nên an toàn và dễ dàng
Gang tay: Đảm bảo không gây sây sát gan bàn tay.
Mũ bảo hiểm: Bảo vệ đầu tránh va đập vào những bộ phận cứng nhọn, khi chúng ta không để ý.
Giầy bảo hộ: Loại giầy có đế với độ bám ma sát cao, mũi giầy có lớp bịt sắt.
Và các dụng cụ khác
② Cờ lê mỏ lết, đèn pin.
Cờ lê mỏ léc: Đây là những thiết bị thường dùng đối với các kỹ sư vận hành, chúng ta sẽ sử dụng ngay khi phát hiện có bu lông bị lỏng, siết chặt các đai ốc để đảm bảo cố định
Đèn pin: Cho phép chúng ta di chuyển trong các vùng tối.
③ Các dụng cụ khác
Với mỗi chủng loại van chúng ta lại cần thêm những dụ cụ khác nhau để vận hành van cổng thuận tiện. Với van điều khiển bằng điện, hãy kiểm tra để chắc chắn van không bị nhiễm điện. Với van điều khiển bằng khí nén, kiểm tra đồng hố áp suất khí nén để đảm bảo vận hành được.
Chia sẻ: ? Địa chỉ mua van cổng, linh kiên, phụ kiện lắp đặt van cổng
3 Vận hành mở van cổng
Quá trình vận hành mở van là quá trình chuyển từ trạng thái đóng sang mở, hoặc là quá trình vận hành để có được độ mở của van theo ý muốn
① Van cổng đang ở trạng thái đóng
Khi đó, dòng lưu chất chỉ ở 1 phía của van, nếu nhiệt độ giữa dòng lưu chất và nhiệt độ môi trường khác nhau, van sẽ có biến dạng nhỏ, đĩa van sẽ bám rất chặt vào thành cổng van. Trong một số trường hợp biến dạng, gây khó khăn trong việc mở van, với những biến dạng lớn, có thể gây hỏng van.
② Chuyển trạng thái từ đóng sang mở.
Tác động của tay quay, hoặc bộ chuyển động điện làm trục van bắt đầu quay, những chuyển động đầu tiên của tay quay sẽ làm giảm lực tác dụng lên hai cổng, đĩa van tạo khe hở cho lưu chất chảy qua, việc mở van bắt đầu trở nên dễ dàng hơn.
③ Mở van đến trạng thái mở hoàn toàn.
Không để van ở trạng thái điều tiết, vì có nguy cơ gây biến dạng đĩa van do ứng suất dòng tạo ra, thực hiện mở van đến trạng thái mở hoàn toàn, càng nhanh càng tốt.
Xem thêm: ? Nguyên lý hoạt động van cổng
4 Vận hành đóng van cổng
Quá trình vận hành đóng van cổng là quá trình chuyển từ trạng thái mở sang đóng, hoặc là quá trình vận hành để có được độ mở của van theo ý muốn
① Van cổng đang ở trạng thái mở
Lưu chất nằm ở cả 2 bên của van, ap lực tác dụng lên cổng van cân đối cả 2 phía, đĩa van không nằm trong dòng chảy, không có lực tác dụng lên đĩa van.
② Chuyển trạng thái từ mở sang đóng
Bắt đầu thực hiện quay vô lăng – đối với van tay quay, hoặc chuyển động Motor điện. Đĩa van di chuyển vào phạm vi dòng chảy, áp lực dòng tác động lên đĩa van, việc quay vô lăng trở nên nặng tay hơn
③ Đóng van đến trạng thái đóng hoàn toàn.
Van có nguy cơ gây biến dạng đĩa van do ứng suất dòng tạo ra, khi ở trạng thái điều tiết, vì vậy cần vận hành van cổng để đóng van tới trạng thái đóng hoàn toàn, càng nhanh càng tốt.
Nội dung bổ trợ:? Ưu và nhược điểm của van cổng
Qua bài viết trên, Vimi đã hướng dẫn cho các bạn những phương pháp đơn giản nhất để vận hành được van cổng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và nắm bắt cách vận hành van cổng.