Cấu tạo Van Cổng – Chuyên môn thú vị

Van cổng là loại van được sử dụng tương đối phổ biến trong các hệ thống cấp thoát nước, cũng như trong PCCC và đặc biệt là trong các phòng bơm. Để ứng dụng hiệu quả loại van này chúng ta cần hiểu về cấu tạo van cổng và nguyên lý hoạt động. Các chuyên gia trong ngành ống và van, cùng các kỹ sư bán hàng dày dặn kinh nghiệm của chúng tôi chia sẻ bài viết để cùng quý độc giả hiểu thêm về loại van này.

1 Cấu tạo như thế nào mà được gọi là van cổng

Để có hiểu được cấu tạo van cổng thì đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về tên gọi của van, đây là 1 loại thiết bị (1 loại van) như các loại van khác được lắp đặt trên hệ thống đường ống, với mục đích đóng mở để ngăn hoặc cho lưu chất, cửa van có dạng giống như cửa cổng – cửa thành. Chính vì vậy mà van được gọi bằng tên gọi là van cổng, van cửa.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van cổng 1

Van cổng được phân ra làm 2 kiểu cơ bản là van cổng ty nổi và van cổng ty chìm. Cấu tạo van cổng của 2 kiểu trên cũng khác nhau, một kiểu có ty cho phép quan sát trạng thái đóng hay mở và 1 kiểu ty chìm có cấu tạo nhỏ gọn tuy không cho phép quan sát trạng thái đóng mở bằng mắt thường xong rất gọn và không chiếm diện tích sử dụng lớn.

2 Cấu tạo van cổng

Cấu tạo van cổng, cũng như nhiều loại van khác được chia làm các bộ phận chính: Thân van, nắp van, trục, đĩa và vòng đệm van. Mỗi bộ phận được chế tạo từ các vật liệu khác nhau. Để hiểu sâu về cấu tạo van cổng, chúng ta cần tìm hiểu về chi tiết cấu tạo của từng bộ phận cấu thành nên 1 chiếc van cổng hoàn chỉnh.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van cổng 2

2.1 Thân van

Thân van thường được chế tạo từ các vật liệu như gang, thép, inox hoặc bằng nhựa. Các nhà sản xuất chế tạo thân van cùng nắp van, từ các vật liệu khác nhau để phù hợp với dòng lưu chất, nhiệt độ và áp suất lưu chuyển bên trong thân van. Tùy vào kiểu kết nối, phần tiếp nối với ống của thân van có thể là mặt bích, kết nối kiểu ren hoặc kết nối kiểu hàn

2.2 Nắp van

Nắp van được làm cùng vật liệu với thân van, là bộ phận quan trọng cùng với thân van, chịu áp lực của dòng lưu chất. Nắp và thân thường được kết nối với nhau bằng bu lông và đai ốc, giữa 2 bộ phận này là gioăng làm kín

2.3 Trục van

Trục van được kết nối với đĩa van và vô lăng – đối với van cổng vận hành bằng tay, hoặc kết nối với bộ phận truyền động – đối với van điều khiển tự động. Có 2 kiểu trục van, đó là kiểu ty nổi và kiểu ty chìm, bởi cấu tạo nguyên lý hoạt động của 2 loại van này theo từng kiểu trục là khác nhau

2.4 Đĩa van

Loại đĩa phổ biến là đĩa van dạng hình nêm, đĩa van loại này cho khả năng đóng kín rất cao, ngoài ra đĩa van có dạng song song, hình tròn. Đĩa van được làm bằng cao su cốt kim loại, hoặc kim loại hoàn toàn, hoặc đĩa kim loại bọc viền cao su

2.5 Vòng đệm

Thường làm bằng cao su tự nhiên, tuy nhiên tùy thành phần dòng lưu chất bên trong mà vật liệu vòng đệm có thể là EPDM, hoặc PTFE…Một số trường hợp đệm kín cũng là vật liệu kim loại

3 Cấu tạo của van cổng ty nổi và ty chìm

Qua cấu tạo van cổng nói chung  ở trên chúng ta đã thấy rõ được các bộ phận cấu thành lên một chiếc van cổng hoàn chỉnh, vậy cùng đi vào nguyên lý hoạt động van cổng để biết được các bộ phận van hoạt động ra sao.

Trục xoay của van được tiện ren với mục đích khi vặn ngược chiều kim đồng hồ đĩa van sẽ nâng lên và van mở ra cho dòng chảy qua, ngược lại khi chúng ta quay tay van theo chiều kim đồng hồ thì đĩa van cổng sẽ đóng lại và dòng chất lỏng bị chặn lại.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động van cổng 3

Sự thú vị khác nhau ở chỗ kiểu ty nổi trục van di chuyển lên xuống, còn kiểu ty chìm thì trục van không di chuyển tịnh tiến. Khác cơ bản nhất dựa trên nguyên lý trục xoay tròn quanh bạc trục, chuyển động xoay tròn này được chuyển hóa thành chuyển động tịnh tiến, giúp đĩa van nâng lên hoặc hạ xuống. Tùy thuộc vào kiểu ty trục mà trục có thể chuyển động xoay tròn, hay chuyển động tịnh tiến. Cũng dựa vào đó người ta có cách phân loại van cổng theo kiểu trục

3.1 Cấu tạo van cổng ty nổi

Với van cổng ty nổi:  Trục van cố định với đĩa van, cả 2 di chuyển đồng thời lên xuống, trục van sẽ nổi lên khi van ở trạng thái mở, ngược lại khi đóng van thì cả trục van và đĩa van sẽ hạ xuống và trục van chìm vào trong thân van khi van ở trạng thái đóng

3.2 Cấu tạo van cổng ty chìm

Với van cổng ty chìm: Trục van chỉ chuyển động xoay, đĩa van chuyển động tịnh tiến lên xuống thông qua ren ngoài của trục và ren trong của đĩa van. Trục không di chuyển lên xuống, dù van chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái mở hay ngược lại

4 Thông số kỹ thuật của van cổng

Ta cần xoay tay xoay nhiều vòng để có thể đóng mở van hoàn toàn. Đối với dòng van kích thước càng lớn thì ty van càng dài nên khi vận hành yêu cầu người vận hành cần xoay vô lăng nhiều vòng để giúp van mở hoàn toàn.

Cấu tạo van cổng đơn giản mà hiệu quả nên được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp. Dưới đây là thông số chi tiết của van cổng

  • Tên gọi: Van cổng, van cửa, van chặn, Gate valve
  • Kích thước: DN15, DN20, DN25, DN32, DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200… DN1500
  • Kiểu kết nối: Nối ren, Mặt bích, Hàn
  • Chất liệu: Nhựa, Gang cầu, Gang dẻo, Gang trắng, Thép, Thép đen, Inox 201, Inox 304, Inox 316
  • Xuất Xứ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
  • Kiểu vận hành: Ty chìm, Ty nổi
  • Kiểu điều khiển: Tay vặn, Tay xoay, tín hiệu điện, Điều khiển điện, Điều khiển khí nén
  • Thương hiệu: Van cổng ARV, van cổng AUT, Van cổng Wonil, Van cổng Shinyi
  • Bảo Hành: 12 Tháng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.