Bạn đang có cần lắp van công nghiệp ( Van bướm, van cổng, van bi,…) kết nối mặt bích, hay máy móc thiết bị kết nối mặt bích với đường ống. Tuy nhiên, mặt bích trên đường ống và mặt bích trên thiết bị không cùng tiêu chuẩn. Chúng có lắp được với nhau không? Đây là câu hỏi của nhiều kỹ thuật viên đường ống, đặc biệt là những người mới. Hãy tham khảo bài viết để biết được tính lắp lẫn mặt bích, từ đó biết được câu trả lời chính xác nhất
Nội dung chính
1 Tại sao cần có tính lắp lẫn mặt bích
Khi so sánh các mặt bích có áp lực tương đương, đặc biệt là các mặt bích có kích thước của các đường ống phổ biến ( kích thước nhỏ ), chúng ta sẽ thấy tính lắp lẫn mặt bích giữa các tiêu chuẩn bích rất cao.
Bởi mỗi tiêu chuẩn mặt bích có những yêu cầu khác nhau về tiêu chuẩn vật liệu, hoặc tiêu chuẩn gia công chế tạo, cũng như tiêu chuẩn kích thước mặt bích. Tuy nhiên, nếu không có tính lắp lẫn, việc sử dụng sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều lần
Không có tính lắp lẫn của bích sẽ gây ra sự phiền phức trong quá trình mua sắm vật liệu thay thế, cũng như việc tìm kiếm đúng kích thước – chủng loại – tiêu chuẩn, cũng trở nên phức tạp
2 Vai trò của việc biết về tính lắp lẫn bích
Như đã trình bày ở phần mở bài, hiểu được đặc điểm này mang lại những lợi ích
- Trợ giúp cho người mua hàng, mua đúng mặt bích có thể lắp đặt với hệ thống đang cần
- Giúp cho người thi công lắp đặt, biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục khi việc lắp đặt gặp sai sót
- Việc thiết kế hệ thống ống, cũng như bóc tách và làm dự toán công trình chính xác hơn
- Có thể thay đổi chủng loại ( tiêu chuẩn ), khi số không đủ số lượng mặt bích cùng tiêu chuẩn với ống hoặc van
- Giải quyết được vấn đề lớn về vấn đề tồn kho, hay thuận lợi trong việc mua bán và thay thế
3 Những mặt bích như thế nào thì có tính lắp lẫn
Tất nhiên rồi, các mặt bích muốn lắp lẫn cần phải đáp ứng yêu cầu đầu tiên là cùng kích cỡ, cho dù có thể sử dụng đường kính danh nghĩa hệ mét hay hệ inch, cách gọi theo đường kính danh nghĩa hay đường kính ngoài.
Điều kiện tiếp theo là chúng phải có cùng áp lực, dù cho chúng được đo lường theo hệ đo lường quốc tế, hay hệ đo lường của Mỹ. Ví dụ
- Mặt bích có áp lực 5K ~ 5Bar ~ PN10 ~ 75PSI
- Mặt bích có áp lực 10K ~ 10Bar ~ PN16 ~150PSI
- Mặt bích có áp lực 16K ~ 16Bar ~ PN25 ~250PSI
- Mặt bích có áp lực 20K ~ 20Bar ~ PN40 ~300PSI
Tham khảo thêm: Mặt bích BS4504 PN16
4 Thông số quyết định tính lắp lẫn
Để các mặt bích kết nối được với nhau, chúng ta cần hiểu rõ những kích thước, thông số cơ bản nào và vai trò quyết định đến tính lắp lẫn của mặt bích đó
♦ Đường kính trong của mặt bích: Kích thước này phụ thuộc vào đường kính ngoài của ống, thường chỉ lớn hơn 1 khoảng cách đủ để luồn ống và đảm bảo được cho mối hàn. Kích thước này mặc định sẽ phù hợp cả 3 tiêu chuẩn, bởi đường kính ngoài của ống đã được tiêu chuẩn hóa
♦ Số lượng lỗ bu lông trên mặt bích: Tất cả các mặt bích có lỗ bu lông, được đặt ở những vị trí cách nhau 1 góc bằng nhau ( Ví dụ: 4 lỗ bu lông thì sẽ nằm cách nhau 360o ÷ 4 = 90o ). Vậy chỉ cần số lượng lỗ bằng nhau thì điều kiện này sẽ thỏa mãn
♦ Đường kính đường tâm lỗ bu lông: Kích thước này cho chúng ta biết, các tâm lỗ bu lông có trùng nhau không ( Khi chúng có cùng số lỗ bu lông )
♦ Đường kính lỗ bu lông: Kích thước này phụ thuộc vào quy định của kích cỡ bu lông lắp vào mặt bích theo tiêu chuẩn mặt bích, khi 2 mặt bích có đường kính lỗ bu lông khác nhau thì phải chọn bu lông của chủng loại có kích thước lỗ bu lông nhỏ hơn.
5 Tính lắp lẫn flange của bích JIS 5K ~ (BS-DIN) PN10 – ANSI 75PSI
Đây là áp lực phổ biến, cho các hệ thống dẫn dầu, dẫn nước thông thường như nước uống – nước thải của các công trình dân dụng, nước dằn tàu, hay trên các hệ thống dẫn dầu ở cảng biển,…
Tìm hiểu về các tiêu chuẩn mặt bích chúng ta sẽ biết rằng, mỗi tiêu chuẩn bích sẽ có nhiều chủng loại – hình dạng mặt bích khác nhau, áp dụng cho những trường hợp khác nhau. Tương ứng với mỗi áp lực, các tiêu chuẩn bích sẽ quy định có những loại nào. Chúng ta cùng nhau xem xét tính lắp lẫn mặt bích với những chủng loại phổ biến
Thông qua bảng so sánh trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng về tính lắp lẫn của các loại mặt bích theo từng tiêu chuẩn DIN, BS, JIS.
♦ Với những Flange có kích thước DN10 (3/8″) ~ DN200 (8″)
Mặt bích BS và Mặt bích DIN có thể lắp lẫn với nhau, bích JIS 5K không có tính lắp lẫn.
6 Tính lắp lẫn mặt bích của bích JIS 10K ~ (BS-DIN) PN16 – ANSI 150PSI
Tương tự như mục 5, chúng ta tiếp tục so sánh về tính lắp lẫn các flange.
Thông qua bảng so sánh trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng về tính lắp lẫn của các loại mặt bích theo từng tiêu chuẩn DIN, BS, JIS.
♦ Với những Flange có kích thước DN10 (3/8″) ~ DN200 (8″)
Mặt bích BS và Mặt bích DIN có thể lắp lẫn với nhau.
♦ Với mặt bích DN20(3/4″), DN32 (1 1/4″), DN125 (5″), DN150 (6″)
Mặt bích JIS 10K, DIN và BS đều có thể lắp lẫn.
»»» Tham khảo thêm ” Mặt bích JIS 10K “
7 Tính lắp lẫn mặt bích của bích JIS 16K ~ (BS-DIN) PN25 – ANSI 250PSI
Tiếp tục so sánh về JIS 16K ~ (BS-DIN) PN25 – ANSI 250PSI.
Thông qua bảng so sánh trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng về tính lắp lẫn của các loại mặt bích theo từng tiêu chuẩn DIN, BS, JIS.
♦ Với những Flange có kích thước DN10 (3/8″) ~ DN200 (8″)
Mặt bích BS và Mặt bích DIN có thể lắp lẫn với nhau.
♦ Với mặt bích DN20(3/4″), DN32 (1 1/4″), DN80 (3″)
Mặt bích JIS, DIN và BS đều có thể lắp lẫn.
8 Tính lắp lẫn mặt bích của bích JIS 20K ~ (BS-DIN) PN40 – ANSI 300PSI
Xem xét tiếp tục về tính lắp lẫn của các flange theo các tiêu chuẩn.
Thông qua bảng so sánh trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng về tính lắp lẫn của các loại mặt bích theo từng tiêu chuẩn DIN, BS, JIS.
♦ Với những Flange có kích thước DN10 (3/8″) ~ DN200 (8″)
Mặt bích BS và Mặt bích DIN có thể lắp lẫn với nhau.
♦ Với mặt bích DN20(3/4″), DN32 (1 1/4″), DN80 (3″)
Mặt bích JIS, DIN và BS đều có thể lắp lẫn
Tham khảo thêm Tiêu chuẩn mặt bích JIS 10K