Áp lực của đồng hồ lưu lượng hay nói dễ hiểu hơn và đồng hồ đo lưu lượng chịu được áp lực bao nhiêu. Đối với bất kỳ một dây chuyển sản xuất nào, tại vị trí khác nhau đều có mức đo áp suất khác nhau. Và một trong các tiêu chí lựa chọn đồng hồ đo lưu lượng bất kỳ cũng cần quan tâm tới áp lực làm việc của chúng.
Nội dung chính
1 Đồng hồ lưu lượng là gì
Để tìm hiểu sâu hơn về áp lực của đồng hồ lưu lượng, chúng ta sẽ cùng đi qua về định nghĩa đồng hồ đo lưu lượng là gì?
Với nhiều tên gọi khác nhau như lưu lượng kế, thiết bị đo lưu lượng, đồng hồ đo lưu lượng, chỉ thị lưu lượng, đồng hồ đo chất lỏng và cảm biến tốc độ dòng chảy, … Hay tên tiếng anh là Flow Meter. Đây là một thiết bị được thiết kế để đo tốc độ dòng chảy phi tuyến tính hoặc tuyến tính, khối lượng hoặc thể tích của chất lỏng hoặc chất khí. Sản phẩm này cũng là thước đo giúp người sử dụng cải thiện độ chính xác và độ phân giải của lưu chất. Và là một sản phẩm tuyệt vời để nâng cao hiệu quả năng suất hoạt động, ít bảo trì, dễ sử dụng, đa năng và độ bền cao.
Tìm hiểu thêm ” Đồng hồ đo lưu lượng là gì? “
2 Các loại đồng hồ đo lưu lượng nói chung
Có bao nhiêu loại lưu lượng kế tất cả? Để tính ra số lượng cụ thể thì có rất nhiều loại lưu lượng kế khác nhau, không thể tính hết được. Mỗi một mẫu đồng hồ đều được sản xuất với thông số chịu áp lực khác nhau. Nhưng xét theo tính chất chung thì áp lực của đồng hồ lưu lượng đều có áp lực làm việc giống nhau. Trước hết hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sơ qua về các loại chỉ thị lưu lượng.
- Đồng hồ đo lưu lượng chênh lệch áp suất – Differential Pressure Flow Meters: Thiết bị này cho người sử dụng biết khi tốc độ của dòng chất lỏng tăng áp suất của nó sẽ giảm. Chúng báo cáo sự khác biệt giữa phép đo chính và phép đo thứ cấp, trong đó phép đo đầu tiên gây ra sự thay đổi động năng bằng cách hướng không khí qua một lỗ trên đồng hồ đo lưu lượng được đo bởi phần tử thứ hai.
- Đồng hồ đo lưu lượng vận tốc – Velocity Flow Meter: Giúp người sử dụng tính toán tốc độ dòng chảy. tạo ra kết quả đọc bằng cách đo độ sâu và vận tốc không khí trung bình của dòng chảy cho phép các kỹ sư duy trì dòng chảy cần thiết trong suốt dòng chảy.
- Đồng hồ đo lưu lượng dịch chuyển dương – Positive Displacement Flow Meter: Thiết bị này còn được gọi là đồng hồ lưu lượng PD, đo lưu lượng chất lỏng nhớt bằng cách sử dụng rôto làm cảm biến.
- Đồng hồ đo lưu lượng khối lượng – Mass Flow Meters: Được dùng để đo tốc độ dòng thể tích bằng cách chia tốc độ dòng khối cho khối lượng riêng của chất lỏng.
- Open Channel Flow Meters: Sản phẩm này giúp kiểm tra độ cao của chất lỏng và được sử dụng với các dòng chảy tiếp xúc với không khí ngoài trời.
- Đồng hồ đo lưu lượng nước: đo thể tích của bùn, nước hoặc chất lỏng đường ống kín khác. Tốc độ dòng chảy được đo bằng mét khối hoặc lít.
- Đồng hồ đo lưu lượng nhiên liệu: đo lượng chất lỏng được chuyển. Chúng có màn hình trực quan kỹ thuật số hoặc cơ học cho phép người dùng biết lượng nhiên liệu đã được chuyển trong một giao dịch.
- …..
Tìm hiểu thêm về ” Phân loại đồng hồ lưu lượng “
3 Áp lực của đồng hồ lưu lượng – dải áp lực chịu được của thiết bị
Áp lực của đồng hồ lưu lượng nói riêng hay dành cho một mẫu lưu lượng kế cố định nói riêng đều có 2 áp lực chính. Là 10bar và 16bar. Và đây cũng là áp suất phổ biến của tất cả các hệ thống đường ống nói chung. Tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng hay tính chất đặc thù của hệ thống đồng hồ sẽ lắp đặt, đặt yêu cầu sản xuất riêng với nhà máy sẽ được đặt đồng hồ với áp suất làm việc thấp hoặc cao hơn, ví dụ như 5bar hay 20bar.
PN10 : Được hiểu bằng 10Bar.
PN16 : Được hiểu bằng 16Bar.
4 Vật liệu chế tạo tương ứng giúp chịu áp suất cao
Áp lực của đồng hồ lưu lượng cũng tuỳ thuộc theo nguyên liệu cấu thành lên sản phẩm nữa. Để có thể chịu được áp suất cao từ dòng chảy mang tới cũng như đảm bảo độ kín khít, không bị rò rỉ hay đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, đồng hồ đo lưu lượng được chọn chế rạo từ bao vật liệu chính là đồng, inox và gang. Thường đồng và gang sẽ được phủ thêm lớp sơn eboxy màu xanh giúp nâng cao tính thẩm mỳ cho sản phẩm, chống bám bụi cũng như dễ vệ sinh lau chùi hơn. Còn inox có bề mặt sáng bóng sẽ không cần sơn.
Đồng – Copper
Đồng (Cu) có nguồn gốc từ tên tiếng Anh cổ ‘copper’ lần lượt có nguồn gốc từ tiếng Latinh ‘Cyprium aes’, có nghĩa là một kim loại từ Síp và được biểu thị bằng ký hiệu ‘Cu’ viết tắt của tên Latin ‘cuprum’.
Đồng là một kim loại, là một phần của nền văn minh cổ đại. Chúng mềm, nhưng nó rất dai. Nó dễ dàng được trộn với các kim loại khác để tạo thành hợp kim như đồng, hợp kim giữa thiếc và đồng hay hợp kim giữa kẽm và đồng. Đồng và đồng thau đều được tái chế nhanh chóng. Có thể 70% đồng thực sự được sử dụng đã được tái chế ít nhất một lần.
♣ Là một trong những vật liệu dẫn điện tốt nhất
♣ Khả năng chống ăn mòn tuyệt vời
♣ Độ bền cơ học cao
♣ Chịu được nhiệt độ cao
♣ Khả năng chống suy giảm tia cực tím suốt đời
Inox – Thép không gỉ – Stainless Steel
Là hợp kim chống ăn mòn của sắt, crom và trong một số trường hợp là niken và các kim loại khác. Inox có hàm lượng crom tối thiểu 10,5% theo khối lượng và tối đa 1,2% carbon theo khối lượng và gồm nhiểu thành phần khác bao gồm niken, carbon, mangan, molypden, nitơ, lưu huỳnh, đồng, silicon.
Chúng có thể tái chế hoàn toàn và vô hạn, thép không gỉ là vật liệu xuất sắc của “vật liệu xanh”. Trên thực tế, trong lĩnh vực xây dựng, tỷ lệ thu hồi thực tế của nó là gần 100%. Thép không gỉ cũng trung tính và trơ với môi trường, tuổi thọ của nó đảm bảo đáp ứng nhu cầu xây dựng bền vững. Hơn nữa, nó không rửa trôi các hợp chất có thể thay đổi thành phần của nó khi tiếp xúc với các nguyên tố khác như nước.
♣ Tăng khả năng chống ăn mòn, oxi hoá
♣ Khả năng chịu nhiệt độ cao
♣ Cải thiện sức mạnh, chống chịu va đập mạnh
♣ Cải thiện khả năng hàn
♣ Cải thiện khả năng định hình
♣ Kiểm soát từ tính tốt
Đối với vật liệu này thì vấn đề áp lực của đồng hồ lưu lượng bạn sẽ không cần phải đắn đo nhiều, kết cấu chắc chắn, không sợ rò rỉ hay gây ảnh hưởng gì tới lưu chất. Đây cũng là một nguyên liệu đắt tiền nhất cũng như chất lượng tốt nhất.
Gang – Cast Iron
Là một nhóm hợp kim sắt – cacbon với hàm lượng cacbon hơn 2%; là sản phẩm của quá trình nấu chảy quặng sắt trong lò nung . Gang có thể được sản xuất trực tiếp từ sắt thô nóng chảy hoặc bằng cách nấu chảy lại nhiều lần.
Tính hữu dụng của nó bắt nguồn từ nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp. Các thành phần hợp kim ảnh hưởng đến màu sắc của nó khi bị đứt gãy: gang trắng có tạp chất cacbua cho phép các vết nứt đi thẳng qua, gang xám có các mảnh graphit làm lệch một vết nứt đi qua và tạo ra vô số vết nứt mới khi vật liệu bị vỡ và gang dẻo có hình cầu “nốt” than chì ngăn vết nứt tiến triển thêm.
Đây cũng là chất liệu phổ biến nhất được dùng để chế tạo đồng hồ, giá thành rẻ, vật liệu dễ tìm thấy cũng như chịu được áp lực của đồng hồ lưu lượng cũng rất tuyệt vời.
♣ Độ cứng – khả năng chống mài mòn và vết lõm của vật liệu
♣ Độ bền – khả năng hấp thụ năng lượng của vật liệu
♣ Độ dẻo – khả năng biến dạng mà không bị gãy của vật liệu
♣ Tính đàn hồi – khả năng của vật liệu trở lại kích thước ban đầu sau khi nó bị biến dạng
♣ Tính dẻo – khả năng biến dạng của vật liệu khi nén mà không bị vỡ
♣ Độ bền kéo – ứng suất dọc lớn nhất mà vật liệu có thể chịu mà không bị rách
♣ Độ bền mỏi – ứng suất cao nhất mà vật liệu có thể chịu được trong một số chu kỳ nhất định mà không bị đứt
5 Ứng dụng đa dạng cho mọi hệ thống đường ống
Và cũng như để kết thúc đề tài lần này, áp lực của đồng hồ lưu lượng, chúng ta sẽ đi vào ứng dụng của thiết bị này. Đồng hồ đo lưu lượng thường được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp và gia dụng khác nhau để đo thể tích hoặc khối lượng của chất lỏng hoặc khí, tùy thuộc vào ứng dụng: Dầu khí, nước và nước thải, công nghiệp hóa chất và tiêm, sản xuất điện, dược phẩm, đồ ăn và đồ uống, bột giấy và giấy, khai thác kim loại, không gian vũ trụ, kiểm tra thủy lực, …
♣ Nhiều loại dùng cho các hệ thống khí tự nhiên, khí nén, trộn và hòa trộn khí, nước, điều khiển đầu đốt, hiệu suất lò hơi, …
♣ Hay trong các môi trường cần theo dõi các điều kiện để đảm bảo an toàn như độc tính, bong bóng, sự hiện diện của chất mài mòn và chất lượng truyền dẫn, …
♣ Dùng để đo sự truyền nhiệt khi một chất khí chảy qua một bề mặt. Một cảm biến nhiệt độ cung cấp phép đo nhiệt độ của chất lỏng hoặc chất khí, trong khi cảm biến dòng được gia nhiệt đo lượng truyền nhiệt của dòng vật liệu.
♣ Được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp nặng, cơ sở điện và các ngành công nghiệp năng lượng, đặc biệt là trong các quy trình hơi nước.
♣ Thường được ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa chất và hóa dầu.
♣ Dùng rong hệ thống phát điện và cung cấp nhiệt liên quan đến các chất lỏng khác nhau.
♣ Hay quý vị có thể thấy trong các hệ thống hơi bão hòa, hơi quá nhiệt, khí nén, nitơ, khí hóa lỏng, khí thải, carbon dioxide, nước khử khoáng hoàn toàn, dung môi, dầu truyền nhiệt, nước cấp lò hơi, nước ngưng tụ,…
♣ Đồng hồ nước lạnh sử dụng để đo lưu lượng và đo chất lỏng trong một vật chứa nhất định như đường ống, bể chứa, buồng sử dụng trong ngành và các nguồn tự nhiên có sẵn với một cơ chế và tính năng kỹ thuật riêng biệt.
♣ Trong các lĩnh vực thương mại như thực phẩm và đồ uống, công nghiệp hóa dầu, nghiên cứu nước, hoạt động cứu hộ cứu hỏa, công nghiệp hóa chất, công nghiệp dược phẩm, công nghiệp dầu, công nghiệp nhiên liệu, công nghiệp tàu ngầm, công nghiệp sơn, dầu mỡ và lớp phủ,…
♣ Hoặc đối với áp lực của đồng hồ lưu lượng là 10bar hay 16bar, việc sử dụng trong các hệ thống chất lỏng có độ nhớt cao có thể chứa bụi hoặc các hạt rắn, hoặc các ứng dụng để đo lưu lượng của xi măng lỏng, dầu thô, nhựa đường dầu, dầu hắc ín, nước thải, bột giấy cứng, dung dịch muội than, cũng hầu như không có vấn đề gì, chỉ cần lựa chọn mẫu thiết bị đo lưu lượng phù hợp là được (tham khảo ở mục 2). Hay chúng cũng được sử dụng trong. Dầu khí, hóa chất, điện, nước và chất thải, dược phẩm, kim loại và khai thác mỏ, bột giấy và giấy, thực phẩm và đồ uống và HVAC.