Giá đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ là một trong những câu hỏi được mọi người quan tâm rất nhiều. Vì trong một hệ thống của các nhà máy, khu công nghiệp đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ được đặt rất nhiều ở vị trí khác nhau. Điều này cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm đối với các loại máy móc khác nhau.
Nội dung chính
1. Đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ là gì?
Trước khi tìm hiểu giá đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm và một số thông tin của sản phẩm này:
Đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ là một trong những sản phẩm của đồng hồ nhiệt, được dùng để đo các chất rắn, lỏng, khí. Được dùng để đo nhiệt độ và hoạt động bằng cách hiển thị nhiệt độ lên mặt đồng hồ để người đo có thể quan sát được.
Đồng hồ đo nhiệt độ hay còn có nhiều tên gọi khác như đồng hồ nhiệt, đồng hồ nhiệt độ, nhiệt kế công nghiệp, nhiệt kế thủy ngân công nghiệp. Có thể dùng để đo nước nóng, khí, khí nén, hơi nóng… trong các hoạt động công nghiệp hoặc các nhà máy, xí nghiệp. Có nhiều thương hiệu khác nhau như: Đồng hồ nhiệt độ Wika, đồng hồ nhiệt độ Wise, đồng hồ áp suất Italy.
Đồng hồ nhiệt độ dạng cơ có dạng phổ biến là kim đo cảm biến nhiệt. 2 miếng kim loại nhạy cảm với nhiệt độ được ghép với nhau. Hiện tượng giãn nở không đồng nhất ở 2 miếng kim loại sẽ xuất hiện khi được tiếp xúc với nhiệt độ và miếng lưỡng kim khi đó sẽ bị cong.
2. Cấu tạo đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ
Cấu tạo của đồng hồ nhiệt độ dạng cơ khá đơn giản và dễ sử dụng:
Thân đồng hồ: Có vật liệu là inox chịu được độ bền cao, áp lực và nhiệt độ cũng chịu được ở mức lớn. Bên cạnh đó, có thể chống được ăn mòn hay oxi hóa.
Bộ phận đo: Bộ phận được nằm bên trong thân đồng hồ bằng cách đứng riêng biệt hoặc trong cùng một khối. Tiếp xúc với lưu chất nhiệt độ bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Bộ phận chuyển đổi: Đây là bộ phận chính có nhiệm vụ đưa thông tin từ bộ phận đo đến đồng hồ, đồng thời tạo ra sự chuyển động của kim đồng hồ thể hiện giá trị nhiệt độ.
Bộ phận hiển thị: Bộ phận hiển thị tiếp nhận được kết quả từ bộ phận chuyển đổi và hiển thị thông báo kết quả lên mặt đồng hồ một cách đúng nhất. Được thiết kế theo dạng kim quay, hiển thị thông số hoặc bằng thủy ngân.
3. Một số đặc điểm chung
3.1 Nguyên lý hoạt động
Như ở trên đã nói, đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ được hoạt động bằng độ giãn nở hai miếng kim loại. Kim chỉ thị sẽ được thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Sự thay đổi này sẽ được tính toán một cách hợp lý để kim đồng hồ thông báo một cách chính xác nhất.
Để đảm bảo những hậu quả từ môi trường bên ngoài như va đập, rung lắc thì hai miếng kim loại này được thiết kế theo dạng xoắn của lò xo và được đặt bên trong một ống inox để bảo vệ.
3.2 Ưu điểm nổi bật
Đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ có nhiều ưu điểm khác nhau như:
Được thông dụng trên thị trường, thiết kế đơn giản dễ sử dụng, có độ chính xác cao. Việc lựa chọn đồng hồ dạng cơ để đo nhiệt độ thực tế là một điều phù hợp.
Bên cạnh đó, thiết bị này cũng có trọng lượng nhỏ nên dễ dàng di chuyển, phù hợp với lắp đặt ở nhiều địa hình khác nhau, ngay cả những nơi trắc trở, khó khăn, không cần dây tín hiệu khi sử dụng.
Giá thành so với các loại đồng hồ nhiệt độ dạng khác thì tương đối rẻ; nhưng chất lượng vẫn đảm bảo ở mức ổn, không thua kém nhiều so với loại đồng hồ nhiệt điện tử khác trên thị trường.
3.3 Ứng dụng rộng rãi
Với giá thành hợp lý, ưu điểm nhiều điểm nổi bật nên đồng hồ được ứng dụng rộng rãi và được ưa chuộng.
Được sử dụng trong nhà máy xí nghiệp thuộc ngành đóng tàu; hệ thống công nghiệp điện lạnh; công nghệ năng lượng; hóa chất hoặc sản xuất chế biến thực phẩm, nước giải khát.
4. Thông số kỹ thuật
- Dải đo nhiệt độ: -70 đến 600 độ C
- Đường kính que dò: 6mm, 6.4mm, 9.6mm, 8mm, 10mm, 12mm
- Kiểu kết nối: chân đứng, chân sau
- Tiêu chuẩn bảo vệ: IP65
- Vật liệu mặt đồng hồ: kính trơn 4mm
- Ren kết nối: ½’’GM hoặc ½’’NPTM hoặc loại trượt
- Đường kính mặt đồng hồ: 100mm, 125mm, 150mm
- Thương hiệu: Wika, Wise
- Bảo hành: 12 tháng
5. Phân loại đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ
Đồng hồ đo chân đứng:
Đồng hồ đo chân đứng có các bộ phận ty đo ở dưới với nhiều kiểu ren và chiều dài khác nhau. Thường được lắp đặt trong những nơi có vị trí cao so với chiều dài của đường ống. Được sử dụng thông dụng nhất trong các loại đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ.
Đồng hồ đo dạng dây:
Đồng hồ đo dạng dây thường được để đo các môi chất của đường ống, bồn, bể chứa,…Vì có dây dài là ưu điểm nên người dùng vẫn có thể đo trong những môi trường có nhiệt độ khắc nghiệt hay vị trí đo khó khăn.
Đồng hồ đo chân sau:
Đồng hồ chân sau được hiểu là có ty đo và chân ren nằm ở phía sau của mặt đồng hồ đo. Được ứng dụng trong hệ thống hơi; khí nóng; chất lỏng cần kiểm soát nhiệt độ. Bên cạnh đó, cũng được sử dụng nhiều trong dân dụng; và các hoạt động công nghiệp.
6. Một số sản phẩm nổi bật
6.1 Đồng hồ Nuova Fima Model TA8
- Phạm vi đo: 0 – 650 °C
- Áp suất 360 psi – 25 bar
- Cấp bảo vệ: IP67
- Chiều dài: 140 – 450 mm
- Phần tử đo: Nhiệt độ giãn nở
- Mặt đồng hồ: kính cường lực
- Bộ chuyển động: thép chống oxi hóa
- Mặt số: nhôm, màu trắng với các vạch đỏ đen
- Kim quay: nhôm, màu đen
- Gioăng: gôm siliconic
6.2 Đồng hồ Hawk
- Vật liệu: SUS 304/316
- Kích thước: 2 1/2″, 3″, 4″, 5″, 6″
- Mặt quay số: Nhôm, nền trắng; số liệu màu đen.
- Mặt kính: kính thường (tiêu chuẩn); kính an toàn nhiều lớp (option).
- Độ chính xác: 1,0%
- Điều chỉnh bên ngoài: Cân chỉnh lại bên ngoài ở mặt sau
- Phạm vi đo: -50 ~ 550ºC
6.3 Đồng hồ Nuova Fima Model TG8
- Phạm vi đo: -170 ~ 500°C
- Áp suất: 360 psi – 25 bar
- Cấp bảo vệ: IP55 theo IEC 529
- Vỏ: thép không gỉ
- Vòng: khóa lưỡi lê bằng thép không gỉ
- Mặt đồng hồ: kính cường lực
- Bộ chuyển động: thép không gỉ
- Mặt số: nhôm, màu trắng với các vạch đen
- Kim quay: có thể điều chỉnh, nhôm, đen
7. Lưu ý khi chọn mua
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại đồng hồ nhiệt độ dạng cơ khác nhau, từ mẫu mã cho đến kích thước và xuất xứ. Vì vậy, khi lựa chọn đồng hồ chúng ta cần lưu ý đến một số điểm sau:
Thang đo đồng hồ: Thang đo đồng hồ là yếu tố đầu tiên chúng ta cần phải quan tâm. Vì đồng hồ có nhiều dải đo khác nhau. Khi mua chúng ta cần lựa chọn thang đo lớn hơn 20% đến 30% của hệ thống lắp đặt.
Đường kính mặt đồng hồ: Đường kính mặt đồng hồ cần được chọn phù hợp với vị trí cũng như môi trường đo. Đường kính cũng có nhiều loại khác nhau nên lựa chọn cũng phải phù hợp với đặc điểm đo để hạn chế được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Nguồn gốc, xuất xứ: Khi lựa chọn mua đồng hồ thì sản phẩm cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã được kiểm tra nghiêm ngặt thì khi sử dụng chúng ta mới yên tâm về chất lượng cũng như kết quả đo. Sự an toàn của người sử dụng cũng mới được đảm bảo một cách tốt nhất.
Bên cạnh các yếu tố trên, bạn cũng cần quan tâm đến thiết kế hay kết cấu của đồng hồ. Để khi sử dụng các bộ phận được kết nối với nhau một cách chính xác và an toàn nhất.
8. Giá đồng hồ đo nhiệt độ dạng cơ
Khi lựa chọn sản phẩm này, chúng ta cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Chủng loại, kích thước, hãng sản xuất.v.v. Nên việc cần tìm hiểu về giá thành của sản phẩm, chất lượng như thế nào sẽ trở thành một điều tất yếu. Hiện nay trên thị trường, sản phẩm này được chia giá như sau:
Sản xuất và xuất xứ tại Châu Âu: Chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá thành cao.
Sản xuất tại Trung Quốc: Mặt bằng chung khá rẻ, mức sử dụng ổn định. Bên cạnh đó, một số loại cao cấp có giá cao hơn.
Sản xuất tại Trung Quốc: Giá thành gần như cao bằng sản xuất tại Châu Âu.
Sản xuất tại Hàn, Nhật.v.v.: Mức giá cao hơn 1 chút so với sản xuất tại Châu Âu.
Sản phẩm mỗi thương hiệu, kích cỡ sẽ có giá thành khác nhau nhưng khi đến với Vimi các bạn sẽ được báo giá một cách chính xác nhất. Chúng tôi tự hào nhập khẩu sản phẩm chính hãng 100% từ nhà máy nên luôn đem đến với các bạn giá thành rẻ nhất. Để được tư vấn một cách tốt nhất, hãy liên hệ đến chúng tôi!
Xem thêm: Đồng hồ đo nhiệt