Cách lắp đặt van bướm nhanh chóng, hiệu quả và chính xác không phải ai cũng biết. Mặc dù van bướm là một trong những loại van phổ biến nhất trong đường ống công nghiệp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bước một cách chi tiết nhất nhé.
Nội dung chính
1 Dụng cụ và vật tư cần chuẩn bị khi lắp đặt van bướm
Dựa trên cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bướm, để có thể lắp đăt van bướm nhanh chóng, đơn giản và vận hành tối ưu, cũng như tăng tuổi thọn sử dụng của van bướm, trước khi lắp đặt chúng ta cần chuẩn bị thêm những vật tư đi kèm sau đây:
- Mặt bích: 2 cái. Các bạn cần 2 cái mặt bích đúng với tiêu chuẩn của van bướm để hàn hoặc dán keo trên đường ống
- Gioăng làm kín: 2 cái. Dùng để làm kín tránh lưu chất trên đường ống hở trong quá trình vận hành
- Bulong: Tùy vào tiêu chuẩn mặt bích của van bướm mà chúng ta phải chuẩn bị số bulong tương ứng
- Cờ lê, mỏ lết: dụng cụ để bắt chặt bulong
Tất cả các sản phẩm Van bướm
2 Sáu bước không thể quên mỗi khi lắp đặt van bướm
Với kinh nghiệm của các chuyên gia nghành van, chúng tôi thống kê 6 bướm quan trọng cần thiết phải thực hiện mỗi khi tiến hành lắp đặt van bướm, để đạt được kết quả tốt nhất
- Dùng bình xịt khí làm sạch bề mặt bên trong đường ống, đảm bảo loại bỏ các dị vật trong ống
- Cần tiến hành kiểm tra thật cẩn thận lại 1 lần nữa xem van bướm có phù hợp với thông số kỹ thuật hay không như điều kiện nhiệt độ, áp suất, môi trường sử dụng. Đặc biệt là kích thước của van bướm với kích thước ống
- Xem xét xem van có bị kênh chỗ nào không, bề mặt van có bị trầy xước gì không? Có mảnh vỡ nào còn nằm ở trong thân van không? Hãy loại bỏ hoàn toàn các dị vật bên trong van
- Khi đường ống được cắt mở thì nên tiến hành lắp van ngay lập tức, để tránh bụi bẩn rơi vào trong. Trường hợp bắt buộc phải thi công sau, cần phải băng dính kín các đầu ống
- Cần xem xét lại vị trí lắp đặt của van bướm có thuận lợi để vận hành, bảo dưỡng, thay thế sau này hay không nếu van bướm được vận hành bằng tay – van bướm tay gạt hoặc van bướm tay quay
- Van bướm khi lắp đặt phải đảm bảo gioăng cao su nằm chính giữa mặt bích, đồng thời bulong được siết một cách đều đặn. Trường hợp siết bulong không đều sẽ làm gioăng cao su bị nhô ra, bị rách gây ra hiện tượng rò rỉ.
Chia sẻ kiến thức: Hướng dẫn lựa chọn van bướm, phù hợp để lắp đặt đường ống
3 Hướng dẫn chi tiết từng bước lắp đặt van bướm
trong bài viết ” Van bướm là gì “, chúng tôi đã chia sẻ tóm tắt về việc lắp đặt van bướm. Dưới đây là 10 bước hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt van bướm, thực hiện theo đúng thứ tự một cách cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng sẽ giúp cho việc lắp đặt van bướm hoàn thiện một cách đảm bảo kỹ thuật.
Bước 1:
Trước khi lắp đặt van bướm vào giữa 2 mặt bích của đường ống. Cần đặt van bướm sao cho các lỗ bulong mặt bích sẽ trùng khớp với các lỗ tròn định vị của thân van bướm, nên định hình trước khi đưa van vào
Bước 2:
Lắp đặt van bướm vào đúng vị trí xong, xỏ các bulong và đai ốc của van vào lỗ mặt bích để liên kết mặt bích với van bướm. Điều chỉnh gioăng cao su khớp với mặt bích và các lỗ bulong, tiến hành siết đều và chặt các bulong
Bước 3:
Tiến hành hàn điểm (đối với van kim loại nối ống kim loại) sau khi đã lắp đặt van bướm vào đúng mặt bích, hoặc dán điểm keo mặt bích với đường ống (trường hợp van nhựa nối với ống nhựa). Lưu ý ở bước này các bạn nên sử dụng phương pháp hàn điểm để không gây nóng dẫn đến tình trạng hỏng van nhé.
Bước 4:
Tiến hành tháo van bướm ra khỏi đường ống, sau khi đã hàn điểm đủ để cố định mặt bích với ống. Phương pháp hàn điểm được tiến hành trên toàn chu vi ống, để đảm bảo độ chắc chắn, tránh xê dịch mặt bích và đường ống để sau này lắp đặt van bướm
Bước 5:
Tiến hành hàn cố định 2 mặt bích vào đầu đường ống một cách cẩn thận, tránh việc lưu chất rò rỉ qua mối hàn trong quá trình hoạt động. Đây là bước hàn hoặc dán keo chính thức, chất lượng đường hàn hoặc đường dán keo quyết định đến cả chất lượng toàn hệ thống
Bước 6:
Thực hiện lại bước ① sau khi khi 2 mặt bích hàn đã nguội, và tiến hành lắp ghép chính xác, điều chỉnh tư thế van sao cho việc vận hành với tay gạt hoặc tay quay là thuận tiện nhất theo thiết kế
Bước 7:
Căn chỉnh lại vị trí của van bướm cho đều, với các vị trí bulong. Xỏ tất cả các bu lông và đai ốc vào, để đảm bảo không có vị trí nào không thể lắp đặt, từ đó siết nhẹ từng vị trí. Lưu ý chưa siết chặt các đai ốc ở giai đoạn này
Bước 8:
Cần thử tiến hành mở van hoàn toàn nhằm đảm bảo đĩa van có thể mở và đóng được một cách tự do, không bị kẹt vào đường ống. Đồng thời đảm bảo tay gạt, hoặc tay quay có thể thao tác dễ dàng và thuận tiện
Bước 9:
Siết chặt đều các bulong ở toàn bộ 2 mặt bích cho đến khi van bướm được cố định thật chắc chắn trên đường ống. Ở bước này chúng ta cần siết đai ốc với bu lông đủ lực để đảm bảo độ kín khiết giữa 2 mặt bích
Bước 10:
Đến đây cơ bản chúng ta đã tiến hành xong các bước lắp đặt. Tuy nhiên rất cần thiết phải thao tác lại việc đóng mở van nhằm đảm bảo rằng van được lắp đặt đúng cách và đĩa van không chạm vào đường ống, không bị kẹt.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn được biết cách lắp đặt van bướm một cách chi tiết nhất. Các bạn sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi hẳn sẽ thấy rằng việc lắp đặt van bướm là tương đối đơn giản và dễ dàng thực hiện phải không ạ.
Xem thêm Địa chỉ mua van bướm tại Hà Nội
4 Lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng van bướm
Van công nghiệp nói chung, van bướm nói riêng chỉ có thể khai thác bền lâu, vận hành trơn tru trong suốt thời gian khai thác khi chúng được bảo hành và bảo trì van bướm đúng cách, đúng qui trình và thời gian.
4.1 Thời gian bảo dưỡng van bướm là bao lâu
Chúng ta xác định thời gian bảo dưỡng van bướm phụ thuộc vào tần xuất làm việc của van. Nếu hoạt động nhiều thì van bướm nên cần bảo hành thường xuyên, ngược lại các bạn có thể để lâu hơn để bảo dưỡng. Tuy nhiên thông thường từ 3-6 tháng người ta cần phải tiến hành bảo dưỡng van.
4.2 Những lưu ý khi vận hành và bảo dưỡng van bướm
Trong quá trình vận hành và bảo dưỡng van bướm, các bạn nên lưu ý những điểm sau đây:
- Cần giữ và duy trì van bướm luôn sạch sẽ, đặc biệt là cần bôi trơn định kỳ vào những bộ phận lội ra ngoài và cả bên trong khi hoạt động.
- Đối với những vị trí van bướm ít hoạt động thì sau khoảng 2-3 năm các bạn nên tháo hẳn vàn bướm ra để kiểm tra toàn bộ các bộ phận của van bướm, kể cả bên trong như tấm đệm, gioăng cao su, đĩa van… nhằm xác định van bướm còn đủ độ kín để làm việc hay không. Nếu có vấn đề gì cần có phương án khắc phục ngay trước khi đưa nó vào sử dụng lại.
- Khi vận hành cần lưu ý van bướm có thể sử dụng để điều tiết dòng chảy, nhưng không nên lợi dụng bởi nó dễ bị hư hỏng khi các bạn mở nó ở góc 15°-75°.
- Trong quá trình điều tiết dòng chảy các bạn cần lưu ý kỹ rằng trên van bướm có 2 phần: phần cố định được gắn trên thân van gồm lá kim loại có răng thăng hoa và phần di động là một cái chốt được gắn trên cần van. Cơ cấu này nhằm mục đích cố định gốc mở của van không cho dòng lưu chất tác động làm thay đổi góc độ đóng mở ban đầu.
Kết luận
Trên đây là những hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt van bướm đơn giản nhất dành cho các bạn đọc quan tâm. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ được cách để lắp đặt van bướm vào hệ thống đường ống và thực hành một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất.