Hướng dẫn lựa chọn van bướm

Lựa chọn van bướm nhằm mục đích gì? Van bướm có những chủng loại nào? Ưu nhược điểm từng chủng loại? Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách lựa chọn van bướm bằng một cách thông minh nhất, để những ưu điểm của chúng phát huy tác dụng trong hệ thống sử dụng.

1 Hướng dẫn lựa chọn van bướm theo ưu và nhược điểm của van

Van bướm có ưu điểm gì? Những nhược điểm của van có thể được khắc phục được không? Khi các đơn vị thiết kế hoặc chủ đầu tư đã có Spec hoặc bản vẽ, thì chúng ta lựa chọn theo Spec. Việc lựa chọn van bướm, thực ra là do nó có những ưu điểm riêng của chủng loại, phù hợp với hệ thống đang cần áp dụng.

Hãy cùng tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của van bướm và xem xét sự phù hợp của chiếc van này với hệ thống cũng như vị trí cần lắp đặt.

Lựa chọn van bướm theo ưu và nhược điểm của van

Ưu điểm của van bướm

  • Ưu điểm lớn nhất đó là cấu tạo đơn giản. Tạo nên giá thành rẻ nhất so với các van khác có cùng kích thước.
  • Một ưu điểm nổi bật của riêng van bướm đó là, kết nối mặt bích nên tính lắp lẫn của nhiều tiêu chuẩn.
  • Thiết kế nhỏ gọn, đặc biệt chiều dày van nhỏ. Tiện lợi trong việc lắp đặt, cũng như trong khi thay thế và bảo dưỡng.
  • Van có nhiều kích thước từ DN40 trở lên tới kích thước DN1000, 1500
  • Van có thể ứng dụng nhiều phương pháp vận hành: vận hành bằng tay, điều khiển khí nén, điều khiển điện,…

Nhược điểm của van bướm

  • Tổn thất lưu tốc khi chảy qua van. ⇒ Cần có tính toán cụ thể nếu cần thiết,
  • Van chỉ có những kích thước từ DN50 trở lên. ⇒ Kích thước của hệ thống và vị trí cần lắp van có thể sử dụng van bướm.
  • Khó ứng dụng cho các môi trường đặc biệt có nhiệt độ cao từ 300 độ C trở lên, áp lực lớn từ 25 bar trở lên….⇒ Kiểm tra sự phù hợp, lựa chọn vật liệu gioăng đảm bảo chịu được đặc điểm của môi chất.
  • Van bướm có độ bền không cao bằng các loại van khác cùng vật liệu. ⇒ Trong môi trường ít gây tổn thất cho van thì có thể sử dụng van. Tuy nhiên những môi trường khắc nhiệt, hãy kiểm tra và khảo sát tính bền của vật liệu van, hoặc chọn van có vật liệu cao cấp.

Có thể bạn quan tâm: ? Van bướm giá rẻ, chính hãng, nhập khẩu trực tiếp

2 Lựa chọn van bướm theo tiêu chuẩn

Mỗi một hệ thống sẽ áp dụng các tiêu chuẩn khác nhau. Theo các tiêu chuẩn đó mà kích thước đường ống và phụ kiện sẽ đồng bộ theo tiêu chuẩn đó. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải biết rõ tiêu chuẩn, để lựa chọn van cũng được thiết kế có kết nối theo đúng tiêu chuẩn của hệ thống.

Lựa chọn van bướm theo tiêu chuẩn

Ví dụ: Cùng kích thước van DN100.

Tuy nhiên van có mặt bích theo tiêu chuẩn JIS (Nhật) sẽ khác với mặt bích tiêu chuẩn ASME (Mỹ).

Với hệ thống áp dụng tiêu chuẩn mặt bích JIS 10K của Nhật Bản:

Mặt bích kết nối của ống sẽ có đặc điểm:

  • Số lượng bu lông – 8 cái, đường kính lỗ bu lông là 19mm.
  • Đường kính đường tròn đường tâm Bu lông sẽ là 175mm.

Với hệ thống áp dụng tiêu chuẩn ASME Class 150 của Mỹ:

Mặt bích kết nối của ống sẽ có đặc điểm:

  • Cùng số lượng bu lông – 8 cái, đường kính lỗ bu lông là 19mm.
  • Nhưng đường kính đường tròn đường tâm Bu lông sẽ là 229mm.

Kiến thức bổ trợ: ? Tiêu chuẩn kết nối van và ống

3 Hướng dẫn cách lựa chọn van bướm theo phương pháp vận hành

Có rất nhiều cách vận hành đối với van bướm.Để xác định phương pháp vận hành cho 1 van bướm bất kỳ, cần phải xét thứ tự ưu tiên, cũng như những ưu nhược điểm của từng phương pháp vận hành. Thứ tự ưu tiên này cũng là ưu tiên trong thiết kế, hoặc lựa chọn thông thường của đơn vị sử dụng.

Lựa chọn van bướm theo phương pháp vận hành

Khi chủ đầu tư, các đơn vị thiết kế, hoặc đơn vị thi công chưa chỉ định, thì chúng ta sẽ lựa chọn theo các thứ tự sau.

Vận hành bằng tay

Với cách thức vận hành bằng tay, chúng ta có 2 kiểu vận hành đó là vận hành bằng tay gạt và vận hành bằng tay quay. Hai phương thức vận hành này bổ sung yếu điểm của nhau.

Lựa chọn van bướm vận hành bằng tay

Kiểu tay gạt

Van bướm tay gạt thường dùng cho các van bướm có kích thước nhỏ ( thường dưới DN150 ). Bởi chỉ với những van kích thước nhỏ đồng thời áp suất không quá lớn, thì người bình thường mới có thể vận hành đóng mở van.

van bướm kẹp 08

Kiểu tay quay

Van bướm tay quay thường dùng cho các van có kích thước lớn ( thường từ DN200 trở lên). Bởi với những van kích thước lớn, đặc biệt nếu áp lực dòng chảy cao. Người bình thường rất khó vận hành van, do áp lực dòng chảy tác động lên đĩa van, đồng thời vòng đệm cổ van siết chặt trục van.

van bướm kẹp 09

Ưu điểm:

  • Ưu điểm lớn nhất, dẫn đến phương pháp này luôn được ưu tiên lựa chọn đó là. Không cần 1 hệ thống điều khiển đi kèm.
  • Phương pháp vận hành này rất đơn giản, vì người khai thác có thể vận hành đơn giản. Không đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật cao để vận hành.
  • Kích thước van tay quay nhỏ gọn. Đặc biệt đối với van bướm kết nối kiểu kẹp, tai bích rút gọn hoặc kiểu tai bích, thì kích thước lại càng nhỏ hơn điều này giúp lắp đặt nhanh chóng dễ dàng.
  • Các bộ phận của van bướm được lắp đặt riêng. Thuận tiện trong lắp đặt, tiết kiệm chi phí trong sửa chữa, bảo dưỡng.
  • Van kết nối mặt bích, nên hầu hết các nhà sản xuất đều thiết kế để van có tính lắp lẫn giữa các tiêu chuẩn đạt hiệu quả cao nhất. Giúp cho người dùng thuận tiện trong việc lựa chọn sử dụng lần đầu, cũng như thay thế về sau.
  • Cấu tạo đơn giản là yếu tố dẫn đến van có giá thành rẻ nhất so với các chủng loại van khác cùng kích thước và vật liệu chế tạo. Tuy có nhiều ưu điểm như trên, nhưng để có thể áp dụng được loại van này vào hệ thống, chúng ta bắt buộc phải xác định được điều kiện để áp dụng.

Nhược điểm:

  • Không gian vận hành van. Bao gồm hành lang, lối đi đến vị trí có van để vận hành cũng như vị trí người vận hành đứng và không gian để đảm bảo vận hành an toàn.
  • Môi trường làm việc của van, cũng như môi trường vận hành. Van được đặt ở đâu? Trong phòng, ngoài trời, trong các két chứa hay kho chứa. Điều kiện môi trường có đảm bảo cho con người đứng và vận hành van không? Kiểm tra môi trường trước khi quyết định phương thức vận hành.
  • Vì là van điều khiển bằng tay nên thời gian vận hành lâu hơn nhiều lần so với van điều khiển tự động. Quy trình đóng mở và điều tiết dòng chảy, có cho phép thời gian vận hành như đối với van điều khiển bằng tay không? Cần phải xác định trước khi quyết định lựa chọn.
  • Kích thước van cần chọn là bao nhiêu, sẽ dùng van tay gạt hay van tay quay? Van tay quay có bộ hộp số bánh răng, nên giá thành cao hơn van tay gạt.

Thông tin quan trọng: ? Địa chỉ bán van bướm giá rẻ, uy tín, nhập khẩu trực tiếp

Vận hành bằng khí nén

Việc ưu tiên lựa chọn van bướm điều khiển bằng khí nén hay lựa chọn vận hành bằng điện. Phụ thuộc nhiều vào hệ thống chung, cũng như môi trường làm việc của van.

Ví dụ:

Van làm việc trong môi trường nước hoặc dầu, thì sẽ ưu tiên – đôi khi là bắt buộc dùng điều khiển bằng khí nén.  Không, hoặc tuyệt đối dùng van điều khiển điện để đảm bảo an toàn.

Lựa chọn van bướm vận hành bằng khí nén

So với phương pháp vận hành bằng điện, phương pháp điều khiển khí nén sẽ an toàn tuyệt đối cho người vận hành.  Van bướm hay van bi điều khiển khí nén, đều có 2 loại điều khiển khí nén tác động đơn và tác động kép. Sử dụng bộ công tắc giới hạn – Điều khiển ON/OFF, hay bộ định vị điều tiết khí nén – Điều khiển tuyến tính.

Van thường sẽ có 2 kiểu thiết lập khi lắp đặt. Van thường đóng ( chỉ mở khi khí cung cấp đủ áp lực ). Hoặc là van thường mở ( chỉ đóng khi có áp lực khí cấp ).

Xem thêm: ? Van điều khiển khí nén

Ưu điểm:

  • Ưu điểm lớn nhất của van điều khiển khí nén nói chung là an toàn tuyệt đối cho người vận hành.
  • Một ưu điểm nổi bật khác của phương pháp vận hành này là có khả năng đóng mở van rất nhanh. Thường chỉ 1 -2 giây, đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của van điều khiển bằng điện.
  • Trong quá trình vận hành, van hoạt động an toàn. Đảm bảo an toàn cho cả hệ thống khi nguồn khí cấp vào bị lỗi, bằng cách chọn chế độ ” Van tự đóng khi ngừng cấp khí “, hoặc ” Van tự mở khi ngừng cấp khí “.
  • Có thể đóng mở kiểu ON/OFF hoặc kiểu tuyến tính Kiểm soát hoạt động dễ dàng.
  • Lắp đặt dễ dàng, thay thế và bảo dưỡng đơn giản khi có sự cố.
  • Ngược lại với những đặc điểm nêu trên, van cũng có những nhược điểm, cũng như điều kiện cần thiết để sử dụng van.

Nhược điểm:

  • Van điều khiển khí nén: Để sử dụng van trong hệ thống, chúng ta cần có hệ thống cấp khì nén, thường chỉ sử dụng khi trên toàn hệ thống có nhiều vị trí sử dụng loại van này. Hoặc máy tạo khí nén xách tay, để có thể cấp khí cho việc vận hành van. Khi đó chúng ta cần có lối đi, không gian để thao tác.
  • Van thường dùng là kiểu đóng mở ON/OFF. Khi cần điều khiển tuyến tính thì cần mua thêm “ Bộ định vị điều tiết khí nén “.
  • Van bướm khi đóng mở quá nhanh sẽ có nguy cơ tạo búa nước. Đây là yếu điểm chung của cả van điều khiển khí nén, lẫn điều khiển điện kiểu ON/OFF.
  • Trong quá trình bảo dưỡng ( hoặc thay thế bộ truyền động ), người sửa chữa cần phải có chuyên môn và hiểu biết về cấu tạo, cũng như nguyên lý hoạt động của bộ truyền động này.

Vận hành bằng điện

Như đã trình bày về viêc ưu tiên lựa chọn van bướm điều khiển điện hay điều khiển khí nén, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cũng tương tự như van điều khiển khí nén, van điều khiển điện cũng có 2 dạng cơ bản: Điều khiển kiểu đóng mở hoàn toàn ON/OFF  và điều khiển theo kiểu tuyến tính.

huong dan lua chon van buom vimi.com .vn 5

Ưu điểm:

  • Ưu điểm lớn nhất của loại van này, rất dễ cung cấp hệ thống điện cho van. Đặc biệt là khi dùng bộ truyền động điện có cùng dải điện 220V của Việt Nam chúng ta.
  • Một ưu điểm nổi bật khác đó là, cho khả năng đóng mở van nhanh hơn vận hành bằng tay.
  • Sử dụng được với nhiều loại điện áp khác nhau ( 220V, 24V, 380V ). Tiện lợi cho lựa chọn của người dùng, dễ đồng bộ với điện áp chung của hệ thống.
  • Kích thước của bộ điều khiển không quá lớn, nên dễ dàng lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau.
  • Van đóng mở kiểu ON/OFF có giá thành tương đối rẻ.

Phương pháp này mang những nhược điểm chung, cũng như nhược điểm riêng khi dùng kết hợp với van bướm.

Nhược điểm:

  • Để vận hành van cần hệ thống cấp điện, mặc dù đơn giản hơn hệ thống cấp khí nén. Tuy nhiên cần bảo vệ hệ thống dây cấp, đảm bảo an toàn cho người vận hành cũng như hệ thống.
  • Đối với một số môi trường có nguy cơ gây nhiễm điện, hoặc nguy cơ gây cháy nổ cao thì khuyến cáo không nên sử dụng. Trong trường hợp sử dụng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
  • Với van điều khiển tuyến tính, thì giá thành tương đối cao.
  • Van có bộ truyền động điện: Khi thay thế bảo dưỡng, cần thợ có chuyên môn và hiểu biết về cấu tạo, cũng như nguyên lý hoạt động.
  • Thời gian van bướm điều khiển bằng điện hoàn thành chu trình lâu hơn so với khí nén 12-15 giây.

Xem thêm:?  Van bướm điều khiển điện

4 Hướng dẫn lựa chọn van bướm theo vật liệu thân, đĩa và gioăng của van

Đối với các loại van khác nói chung và van bướm nói riêng, khi lựa chọn van cần lưu ý tới vật liệu của thân van, đĩa van, cũng như vật liệu gioăng làm kín.

huong dan lua chon van buom vimi.com .vn 6

Tùy từng phương thức vận hành mà chúng ta cần lưu ý tới những đặc điểm chủ yếu của bộ truyền động.

Đối với van điều khiển điện hoặc điều khiển khí nén, cần phải biết rõ là bộ điều khiển theo kiểu ON/OFF hay là điều khiển kiểu tuyến tính. Vì với mỗi kiểu điều khiển mà giá thành hoàn toàn khác nhau.

Xem thêm: ?  Van bướm nhựa

5 Hướng dẫn lựa chọn van bướm theo thương hiệu và xuất xứ

Khi lựa chọn 1 thương hiệu, cũng như xuất xứ của van, chúng ta thường sẽ chọn theo các tiêu chí:

Lựa chọn thương hiệu

Trường hợp này thường là chỉ định của chủ đầu tư. Tuy nhiên với các dự án lớn, chủ đầu tư sẽ trao quyền này cho tổng thầu. Hoặc tổng thầu sẽ giao cho các nhà thầu phụ đủ kinh nghiệm và năng lực để lựa chọn. Khi đó thương hiệu sẽ được đề xuất trong Spec, hoặc yêu cầu sản phẩm tương đương.

Việc lựa chọn 1 thương hiệu nào đó gần như là chỉ định. Đối với các công trình nhỏ, hoặc công trình cá nhân thì việc lựa chọn sản phẩm dựa vào yêu cầu về chất lượng, kinh phí dành cho hạng mục công trình.

Thương hiệu van bướm tay gạt

Lựa chọn theo xuất xứ

Một số trường hợp, chủ dự án hoặc chủ công trình chỉ yêu cầu xuất xứ của van. Lý do chính, là cần van có xuất xứ cùng với xuất xứ của ống và các phụ kiện.

Trong một số trường hợp, lấy xuất xứ làm chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm.

Các thương hiệu và xuất xứ tương ứng, các sản phẩm van bướm do Vimi đang cung cấp

Ngày nay, thị trường van có rất nhiều thương hiệu khác nhau. Một số thương hiệu van được sản xuất ở nước thứ 3 ( với mục đích giảm chi phí nhân công và nhiều chi phí khác ). Vì vậy chúng ta cần lựa chọn được đúng thương hiệu và đúng xuất xứ.

Hãy click vào các chủng loại van dưới đây để biết chi tiết về thương hiệu và xuất xứ:

van bướm điều khiển điện 001

Loại van Xuất xứ
Van bướm SamwooNhật Bản ,Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc
Van bướm Wonil
Van bướm Haitima
Van bướm Kosaplus

Xem thêm:? Thương hiệu van bướm

6 Hướng dẫn lựa chọn van bướm theo vị trí lắp đặt của van so với bơm hoặc các van khác

huong dan lua chon van buom vimi.com .vn 8

Trong quá trình lắp đặt van bướm, cần lưu ý những vị trí như hình vẽ trên như sau:

  • Nên đặt van ngay tại vị trí cút nối đầu ra của bơm, hay các vị trí cút nối. Tuy nhiên cần tính toán lưu ý, tránh trường hợp cánh bướm khi vận hành chạm vào mặt trong của phụ kiện.
  • Khi van đặt ngay tại vị trí mối nối của ống và các phụ kiện. Nên đặt van cách xa vị trí mối nối ít nhất 5 lần đường kính ống
  • Khi đặt van ngay cạnh các van chặn, van điều khiển hoặc các van khác. Cần đặt van ở vị trí cách xa van gần cạnh ít nhất 5 lần đường kính ống.

Chia sẻ kinh nghiệm: ? Hướng dẫn lắp đặt van bướm đơn giản, dễ nắm bắt

7 Hướng dẫn lựa chọn van bướm theo thực tế

Van được lắp đặt trong các hệ thống xử lý nước, hệ thống cấp khí

huong dan lua chon van buom vimi.com .vn 9

Van được lắp đặt trong các nhà máy xử lý nước, các trạm bơm….

huong dan lua chon van buom vimi.com .vn 10

Kết luận

Bài viết trên đây, các chuyên gia của Vimi đã hướng dẫn cho các bạn cách lựa chọn van bướm theo những yếu tố và nhu cầu của người dùng. Hy vọng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và lựa mua van bướm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.