Kích thước van cổng là những thông số, kích thước cơ bản nào? Chúng có vai trò như thế nào trong việc thiết kế, đóng gói, lắp đặt cũng như tính toán không gian thao tác. Bài viết sau đây vimi chúng tôi sẽ chia sẻ tới quý độc giả những kiến thức bổ ích dưới đây, liên quan đến van chặn, loại van được sử dụng tương đối phổ biến.
Nội dung chính
1 Những kích thước cơ bản của van
Chúng ta biết rằng có nhiều chủng loại khác nhau. Với van cổng, chúng ta thường phải lưu ý kích thước của 2 loại van chủ yếu, liên quan đến kích thước bao của van.
❶ Chiều cao van H
Kích thước đường bao theo chiều cao, với van cổng ty nổi cần lưu ý tới chiều cao của ty khi ở trạng thái mở hoàn toàn. Với van ty chìm thì kích thước này là cố định vì ty không di chuyển khi đóng mở van.
❷ Chiều dài van L
Khoảng cách giữa 2 mặt bích, kích thước này rất quan trọng trong lắp đặt. Khi ống và phụ kiện được lắp đặt trước thì phải đảm bảo độ chính xác của kích thước.
❸ Đường kính mặt bích D
Kích thước này đúng bằng kích thước của mặt bích có cùng tiêu chuẩn. Đảm bảo 2 mặt bích ( Bích trên van và bích trên ống ), vừa khiết với nhau.
❹ Đường kính đường tâm lỗ K
Đây là kích thước rất quan trọng, không cho phép lệch so với kích thước của mặt bích, dù chỉ 1mm. Vì thông số này, cùng với số lỗ và đường kính lỗ bu lông sẽ quyết định đến tính lắp lẫn giữa các tiêu chuẩn.
❺ Số lỗ ( bu lông) trên mặt bích ( n )
Tùy vào tiêu chuẩn lắp ghép, áp lực và kích thước của van cũng như mặt bích mà số lượng lỗ là khác nhau, chúng thường có 4, 8 hoặc 12 lỗ…
❻ Đường kính bu lông ( d )
Đường kính này thường được các nhà sản xuất van, cũng như mặt bích ghi rõ trên bảng kích thước van hoặc bích.
Có thể bạn quan tâm: ? Van cổng giá rẻ, chính hãng, đa dạng kích cỡ, mẫu mã
2 Ý nghĩa của kích thước của van cổng
Tìm hiểu về ” Van cổng ty nổi” và ” Van cổng ty chìm“, chúng ta biết rằng, mỗi loại van có những ứng dụng phù hợp riêng. Và trong mỗi loại van đều có bản vẽ và những kích thước riêng của nó, để phục vụ cho các mục đích, cũng như trong các giai đoạn khác nhau trong quá trình tư vấn, thiết kế, lắp đặt và vận hành.
❶ Trong thiết kế
Quá trình thiết kế chúng ta cần tính toán chiều dài tổng thể, lựa chọn vị trí lắp đặt van, cũng như tính toán các vị trí liên quan khác. Kích thước đường bao của van sẽ cho chúng ta biết, sự phù hợp của vị trí lắp đặt, không gian vận hành.
Kích thước mặt bích ( Đường kính và chiều dày ), số lỗ và đường kính lỗ bu lông, đặc biệt là đường kính đường tâm lỗ. Sẽ cho chúng ta biết van và phụ kiện bích của ống có lắp lẫn được không. Bởi các tiêu chuẩn khác nhau thì có khả năng các kích thước này cũng khác nhau
❷ Trong vận chuyển
Ngoài tải trọng của van, kích thước đường bao, sẽ quyết định đến kích thước đóng gói bao ngoài, từ đó giúp người vận chuyển, quản lý kho, hoặc quản lý vận đơn tính toán được: Số lượng van trong 1 thùng với kích thước thùng có sẵn, kích thước nhỏ nhất cần thiết để đóng gói 1 van, hay kiểm tra được sự tương thích với thùng của phương tiện vận tải.
❸ Trong lắp đặt
Quá trình kết nối van cổng với ống sẽ không thuận lợi, nếu chúng ta không biết chiều dài toàn bộ của van, đặc biệt là đường kính đường tâm lỗ bu lông. Số lượng lỗ và kích thước lỗ bu lông, sẽ cho chúng ta chọn được loại bu lông và số lượng phù hợp.
Chiều dày mặt bích trên thân van và chiều dày của bích sẽ cho phép tính toán chiều dài bu lông.
❹ Trong thao tác, bảo dưỡng hoặc thay thế
Như chúng ta đã biết, loại van cổng ty nổi có chiều cao thay đổi trong quá trình vận hành, trong khi loại van cổng ty chìm kích thước theo chiều cao không thay đổi trong quá trình vận hành.
Bản vẽ và kích thước của van sẽ giúp người vận hành, người bảo trì bảo dưỡng, trong quá trình tháo ra lắp vào hoặc chọn lựa phụ kiện thay thế có kích thước phù hợp với loại van đang sử dụng
Xem thêm: ? Hướng dẫn lắp đặt van cổng chắc chắn
3 Sự khác nhau của kích thước theo các nhà sản xuất
Với mỗi nhà sản xuất, tùy thuộc vào khu vực địa lý, hoặc tiêu chuẩn công nghiệp quốc gia mà họ lựa chọn các tiêu chuẩn sản xuất khác nhau. Như phân tích các kích thước ở trên, chúng ta cũng nhận thấy rõ rằng:Tiêu chuẩn khác nhau thì sẽ cho kích thước khác nhau, cần phải lựa chọn mặt bích có cùng tiêu chuẩn với van.
Ví dụ:Cùng là van cổng ty chìm, với kích thước DN100
❶ Với van cổng ShinYi, tiêu chuẩn ASTM :
Chiều dài van – 229, chiều cao van – 310
Xem tổng hợp các sản phẩm van cổng Shinyi: Van cổng Shinyi
❷ Với van cổng Wonil, tiêu chuẩn KS 10K Flange:
Chiều dài van – 230, chiều cao van – 430
Điều này một lần nữa, chứng minh cho chúng ta biết rằng, phải lựa chọn van có tiêu chuẩn kết nối phù hợp với tiêu chuẩn của hệ thống đường ống.
Hoặc khi thay thế đoạn ống, có kết nối với van thì phải lựa chọn mặt bích có cùng tiêu chuẩn với tiêu chuẩn kết nối của van
Chia sẻ kinh nghiệm: ? Hướng dẫn lựa chọn van cổng theo kích thước, nhu cầu
4 Kích thước van cổng gồm những kích thước nào
Như chúng ta đã biết, với cách quy đổi kích thước ống, tùy từng tiêu chuẩn áp dụng mà kích thước ống có thể được tính và gọi theo các đơn vị khác nhau, tuy nhiên thường dùng phổ biến vẫn là hệ mm và hệ inch
❶ Kích thước van được gọi theo kích thươc đường ống
Như chúng ta đã biết, ống thường được gọi theo 2 hệ thống danh nghĩa
A: Đơn vị tính cho hệ mm
B: Đơn vị tính cho hệ inch
Và kích thước van thường được gọi theo kích thước của ống
❷ Các kích thước thường dùng của van cổng
Van cổng nói chung, thường có kích thước từ DN40 trở lên. Tùy từng nhà sản xuất mà năng lực sản xuất hoặc lựa chọn size lớn đến kích cỡ nào
Những sản phẩm có kích thước từ DN40 trở xuống thường là sản phẩm van cửa đồng. Xem các sản phẩm van cửa đồng
Chia sẻ: ? Địa chỉ mua van cổng giá tốt, chính hãng, đa dạng kích cỡ
Trên đây là những thông tin chi tiết và chuyên môn về kích thước của sản phẩm van cổng. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp cho các bạn nắm rõ được những kích thước van cổng quan trọng và thuận lợi chọn lựa được sản phẩm van cổng phù hợp với nhu cầu.