PSI là gì? có nguồn gốc và ứng dụng như thế nào? Nếu như ở Việt Nam chúng ta quen thuộc đơn vị áp suất là kg/cm2, bar,.. thì ở Mỹ quen thuộc với đơn vị PSI. Tại sao lại như vậy? Qua bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn PSI là gì?
Nội dung chính
1 PSI là gì
PSI được viết tắt là Poundsper Square Inch là đơn vị biểu diễn áp suất hay còn được hiểu là lực tác động trên mỗi inch vuông, có giá trị tương đương trọng lượng của đồng 1 pound ( khoảng 0.453592Kg) tác động lên 1 inch2 (inch vuông) và 1 ich = 25.4mm
Chúng ta thường xuyên thấy đơn vị PSI xuất hiện trên các đồng hồ đo hoặc cảm biến áp suất có nguồn gốc cũng như tiêu chuẩn của Mỹ và được dùng để thể hiện khả năng chịu được áp lực của một số thiết bị điện tử.
2 Nguồn gốc của đơn vị PSI
Đơn vị PSI là đơn vị áp suất được sử dụng rộng rãi và quen thuộc đối với mọi người, vậy nguồn gốc của PSI là gì, PSIT xuất hiện lần đầu như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu:
Đơn vị PSI có nguồn gốc bắt nguồn từ Bắc Âu và qua thời gian được sử dụng rộng rãi phổ biến, không những ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Đơn vị PSI đã trở thành đơn vị đo hầu hết trên các thiết bị, giống như tốc độ xe chạy được tính theo mph (dặm) thay vì km/h như các nước khác (1mph tương đương với 1.6km/h)
Thực tế cho thấy, bên cạnh đơn vị PSI còn có nhiều đơn vị khác cũng được sử dụng như:
- Bar được sử dụng ở Châu Âu
- Mpa, Kpa ở Châu Á như Nhật, Hàn
.. nhưng Mỹ là cường quốc đi đầu về kinh tế cũng như khoa học kỹ thuật nên đơn vị PSI này cũng dần được phát triển ở nhiều nước có nền công nghiệp phát triển và có sức lan tỏa trên toàn thế giới như hiện nay
3 Ứng dụng của đơn vị PSI là gì
Có nguồn gốc từ Mỹ, PSI là đơn vị đo được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống ngành công nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng của đơn vị đo PSI là gì.
◊ Đơn vị PSI được ứng dụng để đo áp suất như áp suất khí nén, đo áp suất chất lỏng như áp suất thủy lực, đo áp suất của những thiết bị có khả năng chống chịu lực kéo và có cường độ mô đun đàn hồi, bên cạnh đó đơn vị PSI được sử dụng như thước đo độ bền bằng lực kéo, thể chống biến dạng, kiểm tra được độ cứng của vật liệu.
◊ Đơn vị PSI thể hiện lực tác dụng lên bình chứa bằng hai chất lỏng trong áp suất khí nén và thủy lực. Vì sử dụng để đo áp suất nên PSI được đo bằng đồng hồ để cân bằng so với áp suất khí quyển. Trong lực kéo, PSI được dùng để đo độ bền theo lực kéo và lực kéo đến ngàn PSI hàng triệu PSI mo đun đàn hồi của vật liệu.
◊ Đồng hồ đo áp suất dùng đơn vị PSI trong các ngành đo áp suất trong hệ thống công nghiệp với mục đích là đồng hồ cảnh báo an toàn như trong các hệ thống khí nén và máy thủy lực. Máy đo áp suất có đơn vị PSI được sử dụng rộng rãi
Bên cạnh đó, đơn vị PSI cũng được sử dụng trong nhiều ngành nghề, nhà máy, xưởng sản xuất thủy lực, khí nén như: Máy khí nén, bình tích áp trong hệ thống công nghiệp và nhà máy sản cơ khí chế tạo, hóa chất, luyện kim…
Xem thêm các danh mục sản phẩm: Đồng hồ đo áp suất | Đồng hồ đo áp lực nước | Đồng hồ đo áp suất khí nén.
4 Chuyển đổi áp suất khác PSI là gì
Chúng ta đã hiểu được vai trò và ý nghĩa của đơn vị áp suất PSI là gì. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp đơn vị đo áp suất không phải là PSI mà là những đơn vị áp suất khác. Khi đó chúng ta cần chuyển đổi từ đơn vị PSI sang đơn vị áp suất khác, để đồng bộ với hệ thống hiện có hoặc để thuận tiện trong việc tính toán. Việc chuyển đổi có thể dựa theo các cách như dưới đây:
4.1 Chuyển đổi đơn vị PSI sang đơn vị áp suất khác bằng bảng
♦ Bước 1: Tìm bảng quy đổi.
♦ Bước 2: Tìm đơn vị đang muốn quy đổi ở cột dọc bên tay trái.
♦ Bước 3: Tìm đơn vị quy đổi đích – đơn vị muốn được quy đổi để ra kết quả cuối cùng nằm ở hàng trên cùng đầu tiên.
♦ Bước 4: Gióng thẳng giá trị cột dọc và hàng ngang, điểm giao của hai giá trị này sẽ chính là kết quả bạn cần quy đổi.
Cụ thể giá trị chuyển đổi từ đơn vị PSI sang các đơn vị khác như sau:
1psi = 6.95mbar | 1 psi = 0.0689 bar | 1 psi = 0.0681 atm | 1 psi = 6895 Pa |
1 psi = 6.895 Kpa | 1 psi = 0.000895 Mpa | 1 psi = 703.8 mmH2O | 1 psi = 27.71 in.H2O |
1 psi = 51.751 mmHg | 1 psi = 2.036 in.Hg | 1 Kpa = 0.0704 kg/cm2 |
4.2 Chuyển đổi đơn vị PSI sang đơn vị áp suất khác bằng Google
♦ Bước 1: vào trình duyệt web CHROME
♦ Bước 2: vào google tìm kiếm
♦ Bước 3: gõ từ khóa theo cú pháp ” giá trị áp suất ” + ” PSI ” + ” to ” + ” đơn vị muốn chuyển “
♦ Bước 4: xem kết quả chuyển đổi.
5 Các đơn vị đo áp suất ngoài PSI là gì
Như chúng ta đã biết bên cạnh đơn vị PSI còn nhiều đơn vị phổ biến khác mà tùy thuộc vào mỗi quốc gia hay khu vực sẽ quy định và sử dụng sẽ khác nhau, hoặc phụ thuộc vào hệ thống thiết kế và thiết kế mà đơn vị đo áp suất sẽ là khác nhau. Vậy đơn vị phổ biến khác thường dùng ngoài PSI là gì
5.1 Kg/cm2 – Bar – Mpa các đơn vị thường dùng với đồng hồ áp suất dạng cơ
Kg/cm2 là đơn vị thường dùng của đồng hồ đo áp suất dạng cơ, đơn vị này cũng thường được thấy trong các đồng hồ cơ đo áp suất đường ống nước, áp suất máy khí nén khí…Ngoài ra, trong một số trường hợp đồng hồ cơ này có dùng đơn vị Bar hoặc Mpa nhưng ít hơn so với Kg/cm².
5.2 Pa đơn vị áp suất thường dùng để đo đồng hồ chênh áp không khí
Đơn vị thường được dùng để đo chênh áp không khí là Pascal (Pa), nguyên nhân Pascal thường được dùng để đo áp suất là áp suất không khí rất nhỏ. Trong một số trường hợp đặc biệt, còn được dùng đo chênh áp ở phòng sạch hoặc cầu thang báo cháy,.. Bên cạnh đó vẫn có một số trường hợp dùng kPa dùng trên đồng hồ này.
5.3 Bar, mBar đơn vị áp suất thường dùng trong cảm biến đo áp suất có màn hình hiển thị LCD
Bên cạnh đơn vị PSI các đơn vị Bar, mBar cũng được thường được sử dụng trên cảm biến đo áp suất có màn hình LCD vì cảm biến được thiết kế để đo áp suất lớn. Chúng ta có thể quy đổi giữa các đơn vị đo áp suất với nhau một cách chính xác nhất nhờ các loại cảm biến cao cấp. Nếu muốn sử dụng đơn vị nào thì ta lựa chọn và màn hình sẽ hiển thị đơn vị đó.