Van 1 chiều máy nén khí là dòng van 1 chiều không thể thiếu trong hệ thống khí nén. Nhiệm vụ chính của loại van này chính là đảm bảo cho quá trình vận hành của hệ thống khí nén được thông suốt, giúp ngăn chặn tình trạng dòng khí nén quay ngược lại khi xảy ra tình trạng sụt áp. Để hiểu rõ hơn về dòng van này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết sau đây của Vimi.
Nội dung chính
1. Van 1 chiều máy nén khí là gì?
Trong quá trình vận hành của hệ thống khí nén, luôn tồn tại rủi ro máy nén khí gặp phải sự cố tụt áp dẫn đến tình trạng dòng khí nén và các chất lỏng chảy ngược về hệ thống máy bơm. Lúc này, van 1 chiều sẽ phát huy tác dụng, bảo vệ đường ống dẫn khí, điều phối dòng khí nén chỉ di chuyển theo một chiều nhất định, từ đó ngăn ngừa tình trạng lưu lượng khí và dầu chảy ngược. Ngoài ra, van 1 chiều cũng giúp hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, rò rỉ khí nén, đảm bảo áp suất khí nén ổn định cho quá trình vận hành.
Có thể bạn quan tâm: ? Van một chiều giá rẻ, chính hãng, chất lượng quốc tế
2. Cấu tạo van 1 chiều máy nén khí
Tùy thuộc vào loại máy và công suất máy nén khí, nhà sản xuất sẽ chỉ định sử dụng loại van 1 chiều phù hợp. Bởi vậy, van 1 chiều có nhiều loại và nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các loại van đều có cấu tạo đơn giản như sau:
- Nắp đậy: thường được sản xuất từ các vật liệu có độ bền cao như inox, đồng, thép, hợp kim…
- Thân van: được sản xuất với cùng vật liệu với nắp đậy, thân van cũng được làm chủ yếu từ inox, đồng, hợp kim…
- Chốt xoay bản lề: thường sử dụng vật liệt thép không gỉ.
- Vòng đệm (còn gọi là phớt): có tác dụng làm kín, giảm âm và giảm độ ồn khi thiết bị hoạt động. Vòng đệm thường được làm từ cao su EPDM, PTFE hay Vitron có độ bền tốt, đảm bảo độ kín của cả hệ thống
- Kết nối: Kết nối bulong. Thông thường van sẽ được lắp đặt sau van điện từ để điều khiển dòng khí nén vận hành theo 1 chiều duy nhất.
Hiện nay van 1 chiều inox đang là dòng van mang lại hiệu quả tốt nhất cho vận hành dựa trên ưu thế của chất liệu thép không rỉ về độ bền, khả năng chịu nhiệt và áp suất trong nhiều hệ thống lưu chất công nghiệp. Đó là lý do tại sao các bộ phận cảu van 1 chiều máy nén khí hầu hết đều được sản xuất từ các dòng inox 304, 316
Xem thêm: ? Cấu tạo van 1 chiều như thế nào?
3. Nguyên lý hoạt động van 1 chiều khí nén
Nguyên lý hoạt động của van 1 chiều máy nén khí khá đơn giản. Thông thường, van có hai trạng thái chính là mở và đóng. Khi không có dòng khí đi qua, van sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn. Khi xuất hiện dòng khí di chuyển tới miệng van, dưới tác động của năng lượng dòng chảy, cửa xoay sẽ bị đẩy ra, van chuyển sang trạng thái mở và cho phép dòng khí đi qua. Tại thời điểm áp suất khí nén về 0, cửa xoay sẽ trở lại vị trí ban đầu, van đóng lại và ngăn không cho dòng khí đi ngược lại hướng di chuyển ban đầu khi máy nén khí ngừng hoạt động
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại van 1 chiều máy nén khí khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo trong phần nội dung tiếp theo.
4. Các loại van 1 chiều máy nén khí hiện nay
Van trượt khí nén 1 chiều
Đây là loại van 1 chiều có cấu tạo đơn giản nhất, được thiết kế với cấu trúc trục đường ống dẫn nằm vuông góc với trục của đế đỡ. Khi khí nén được cấp, dưới tác động của áp lực khí nén, phần tử trượt của van sẽ trượt đi và cho phép dòng khí di chuyển qua theo một chiều duy nhất.
Van 1 chiều dạng cửa xoay
Với loại van này, phần trục của mặt đế đỡ được thiết kế trùng với trục đường ống dẫn khí. Khi không có dòng khí lưu chuyển trong đường ống, cửa xoay ở trạng thái đóng nhờ tác động lực của lò xo. Khi dòng khí xuất hiện, nhờ áp lực của khí tác động nén lò xo lại, cửa xoay lúc này quay quanh trục tạo ra khe hở giúp khí đi qua.
Van 1 chiều khí nén dạng bích
Loại van 1 chiều này lại được chia thành 2 loại: van cửa bích đôi và van dạng lò xo. Khi sử dụng van 1 chiều khí nén dạng bích sẽ có được hiệu quả cao về mặt kỹ thuật, đồng thời đảm bảo độ kín khí tuyệt đối. Chúng có thể lắp đặt dưới dạng thẳng đứng hoặc nằm ngang.
Chia sẻ kinh nghiệm: ? Hướng dẫn chi tiết cách lựa chọn van 1 chiều
5. Hướng dẫn cách lắp đặt van một chiều khí nén
Van một chiều có nhiệm vụ đảm bảo quá trình vận hành cho cả hệ thống khí nén. Tuy nhiên người dùng cũng không thể lắp đặt một cách vô tội vạ, vừa gây tốn kém chi phí lại không mang lại hiệu.
Để có thể tối ưu nhất khả năng của van một chiều, thì người dùng có thể tham khảo lắp đặt van theo hướng dẫn dưới đây:
- Lắp van 1 chiều khí nén theo chiều máy nén khí vào bình chứa. Van sẽ ngăn dòng khí nén sau khi được đưa vào bình chứa sẽ không chảy ngược lại phía máy nén khi hệ thống ngừng hoạt động.
- Lắp van 1 chiều tại cửa ra của máy nén khí với bộ phận ống trung chuyển nhằm ngăn tình trạng khí nén quay ngược về máy nén.
- Đối với dòng máy nén khí piston có thể lắp đặt van 1 chiều bên trong piston để điều khiển lượng khí nén cấp tới xy lanh không quay ngược
Trên đây là những thông tin chúng tôi tổng hợp và chọn lọc được về các sản phẩm van 1 chiều khí nén. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình lựa chọn sản phẩm van.