Lắp đồng hồ nước luôn là một trong những khâu vô cùng quan trọng nên quý khách cần lưu ý và cần thận trong nhiều khâu và chi tiết. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta tất nhiên đều không thể thiếu thiết bị đo lưu lượng nước cần sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định là bao nhiêu, việc mua đồng hồ nước cũng rất đơn giản, các đại lý bán lẻ hầu hết đều có. Nhất là đối với các hộ dân xây dụng và lắp đặt cho các dãy nhà trọ nên việc tự lắp đặt cũng xảy ra rất phổ biến.
Nội dung chính
1. Đồng hồ đo nước là gì
Trước khi biết cách lắp đồng hồ nước sao cho đúng cách thì trước hết hãy cũng kiểm tra lại về đồng hồ đo lưu lượng nước là gì.
Đây là một thiết bị, vật tư đặc biệt dùng để đo và đo chính xác lưu lượng nước vào và ra. Cấu tạo của đồng hồ lọc nước sẽ dùng để tính toán, xác định lượng nước chảy qua đường ống trong một khoảng thời gian nhất định, nó sẽ được hiển thị bằng số trên mặt nước. Ngoài đồng hồ đo lưu lượng nước cho gia đình và doanh nghiệp, đồng hồ nước lạnh cỡ lớn được sử dụng để đo tổng lượng nước, lượng nước đầu nguồn, đo lưu lượng nước thải, v.v.
2. Phương pháp kết nối
Như chúng ta đã biết, để phù hợp với bất kỳ hệ thống đường ống cũng như ngày càng thuận tiện cho nhiều đơn vị sử dụng khác nhau. Tất cả các nhà máy sản xuất trực tiếp đều đã lên chung bản thiết kế về kích thước. Và tương ứng với từng kích cỡ là phương pháp kết nối với ống – kiểu lắp đồng hồ nước sao cho phù hợp nhất có thể.
Nhưng cũng xét trên phương diện thay thế cho nhau trong trường hợp hỏng hóc hay tuỳ theo ý thích của người sử dụng nên các nhà thiết kế đã đi đến sự lựa chọn chung là:
Từ DN15, DN20, DN25, DN32, DN40 và DN50 sử dụng phương pháp kết nối ren.
Từ DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, … , DN600 sẽ sử dụng phương pháp kết nối mặt bích.
3. Ưu điểm của từng phương pháp kết nối
Làm vừa lòng khách hàng và đáp ứng như cầu sử dụng là niềm vinh hạnh của các nhà sản xuất. Và cũng như để thuận tiện trong khâu lắp đồng hồ nước mà chúng ta có hai kiểu kết nối chính: nối ren và nối bích. Và mỗi một kiểu là một ưu điểm khác nhau mang lại giá trị khác nhau và đều vô cùng tiện lợi.
Đồng hồ nước kết nối ren:
Đây là một trong những phương thức kết nối thông dụng nhất, được yêu thích và là sự lựa chọn hàng đầu cho người tiêu dùng. Đây là một phương pháp từ xưa chuyên ứng dụng cho các kích cỡ nhỏ gọn. Từ một khối kim loại hình chữ trụ sau đó được đưa vào máy tiện ren công nghệ cao. Theo đó các đường vân tiện theo hình xoắn ốc – chân kết nối ren được tạo thành. Và cũng chính nhờ kết cấu này nên phương thức nối ren đã mang lại rất nhiều ưu điểm khác nhau cho khâu lắp đặt.
◊ Nhanh chóng, không tốn thời gian thi công
◊ Đơn giản, không cầu kỳ
◊ Tiện lợi, dễ dàng lắp đặt
◊ Không yêu cầu trình độ kỹ thuật của người thi công
◊ Thuận tiện trong quá trình bảo dưỡng, thay thế
Đồng hồ nước kết nối mặt bích:
Đồng hồ nước nối bích có thể nói rằng rất tiện lợi đối với những kích thước đường ống to. Khác với kết nối hàn, nối bích đơn giản và tiện lợi hơn rất nhiều. Trên một tấm kim loại với kích thước to nhỏ khác nhau, tuỳ theo tiêu chuẩn đã được định sẵn như BS – British Standards; ANSI – American National Standard Institute; DIN – Deutsches Institut für Normung e.V.; …..
Khi đó trên tấm kim loại sẽ được đục lỗ (kích thước và số lỗ được quyết định dựa trên tiêu chuẩn cho trước), mặt bích thường là tấm kim loại hình tròn (có mẫu hình vuông nhưng không được sử dụng phổ biến) tạo thêm nhiều tiện nghi cho người chế tạo cũng như lắp đặt. Cùng với đó, việc lắp đặt cũng chở nên khá dễ dàng, chỉ cần đặt sao cho tâm các lỗ bích khít lại với nhau một cách hoàn hảo rồi dùng bu lông, ốc vít và cờ lê để vặn tới độ chặt nhất có thể là ta đã có một mối liên kết hoàn hảo.
◊ Độ kín khít gần như là tuyệt đối
◊ Không phải cắt ống thay thế bảo dưỡng như kết nối hàn
◊ Tiện lợi trong việc tháo lắp thi công
4. Các loại đồng hồ nước thông dụng hiện nay
Để lắp đồng hồ chính xác quý khách cũng cần phải xét tới nên sử dụng mẫu đồng hồ nào sao cho phù hợp với hệ thống. Tuỳ theo tính chất của lưu chất, thông thường và phổ biến nhất các thiết bị đo lưu lượng chia làm hai loại chính.
Đồng hồ nước sạch
Không cần phải hiểu sâu xa, hiểu đơn giản thì đây là một thiết bị đo lưu lượng chất lỏng, cụ thể ở đây là đồng hồ đo nước sạch. Một lưu chất không mang theo chất bẩn như sỏi đá, cát bùn, rác thải thô, chất rắn hay bán rắn , … Chủ yếu sẽ sử dụng tuabin cánh quạt để đo lưu lượng. Kết quả hiển thị với độ chính xác khá cao, không yêu cầu điện năng, hoạt động hoàn toàn bằng cơ học nên giá thành khá rẻ.
Đồng hồ nước thải
Thì đa dạng hơn, sử dụng sống từ, sóng siêu âm để đo lưu lượng chất lỏng. Ngược lại với nước sạch, nước thải sẽ mang theo các chất rắn kích thước to nhỏ khác nhau. Vì đòi hỏi công nghệ cao hơn nên đồng hồ đo nước thải có giá thành cao hơn với nước sạch.
Tìm hiểu sâu nguyên lý cũng như cấu tạo đồng hồ nước
Đồng hồ nước lạnh
Đồng hồ đo nước lạnh là đồng hồ sử dụng trong các môi trường nước có nhiệt độ nhỏ hơn 50 độ C. Các sản phẩm đồng hồ nước lạnh thường được sơn xanh để phân biệt với đồng hồ nước nóng.
Đồng hồ nước nóng
Đây là thiết bị đo thường được làm từ những vật liệu có độ bền nhiệt cao, giúp đồng hồ hoạt động tốt trong môi trường có nhiệt độ cao.
4. Một số lưu ý trước khi lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước
Việc lắp đồng hồ cũng cần chú ý nhiều vấn đề khác nhau. Vì để đảm bảo an toàn cũng như giúp hệ thống hoạt động một cách trơn chu nhất có thể, trước khi lắp đặt hãy chú ý những điều sau đây.
◊ Trước khi lắp đặt, đường ống cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn và các chất lạ.
◊ Đối với lưu chất chứa tạp chất thể rắn – chúng ta nên lắp thiết bị lọc (lọc y – rọ bơm) phía trước đồng hồ để loại bỏ những chất bẩn thô và kích thước lớn gây nguy hại nặng nề tới thiết bị gây ra tình trạng không đáng có. Thông thường đối với nguồn nước thì không được chứa các chất rắn như cát, bùn, xi măng … Đây là những tạp chất sẽ gây ra cản trở trong quá trình lắp đường ống mà chúng ta thường gặp.
◊ Đoạn đường ống của hệ thống phía trước và sau đồng hồ phải là đoạn thẳng.
◊ Đoạn thẳng phía trước đồng hồ dài tối thiểu gấp 10 lần đường kính đồng hồ và đoạn phía sau đồng hồ tối thiểu gấp 2 lần.
◊ Hầu hết tất cả các khớp nối chữ Y, chữ T, van 1 chiều hay van chỉnh áp v.v… đều sẽ tác động đến lưu lượng của dòng chảy khi lắp đặt ngoài khoảng cách đường ống quy định.
◊ Lắp đặt đồng hồ theo đúng hướng dòng chảy của lưu chất, hướng lắp sẽ được thể hiện bằng mũi tên ghi trên đồng hồ.
◊ Lắp đặt thiết bị cách xa nguồn điện và nguồn điện từ. Đặc biệt, mạch điện từ đồng hồ đo lưu lượng nước cần phải có biện pháp cách ly với trường điện từ bên ngoài.
◊ Tránh lắp đặt đồng hồ ở vị trí mà không khí có thể bị kẹt trong hệ thống.
◊ Không lắp đồng hồ sau van điều tiết
◊ Đồng hồ nên được cài đặt theo chiều ngang. Mặt số của đồng hồ phải hướng lên trên.
5. Hướng dẫn lắp đồng hồ nước
Cuối cùng là chúng ta đi vào cách lắp đồng hồ nước sao cho đúng cách và chuẩn xác nhất để việc vận hành được diễn ra suôn sẻ, đo đạc lưu lượng cũng chính xác và tuyệt đối nhất.
Kiểm tra hệ thống mà đồng hồ sẽ lắp đặt
- Ống lắp đặt đồng hồ là ống gì?
◊ Nhựa, inox,… để lựa chọn loại gioăng đồng hồ sao cho phù hợp, nhất là nối bích.
- Kích cỡ đường ống là bao nhiêu?
◊ Từ DN15 đến DN600, quý khách có thể tham khảo “Bảng quy đổi kích thước đường ống” để kiểm tra và lựa chọn kích thước đồng hồ phù hợp.
- Lắp đồng hồ sử dụng dạng kết nối ren hay bích?
◊ Như đã nói ở trên phương pháp kết nối tương ứng với kích thước, lựa chọn kiểu kết nối phù hợp để không gây tốn kém chi phí cũng như thi công lắp đặt.
- Lưu chất trong đường ống là gì?
◊ Nước hay nước thải… Vì mỗi một mẫu đồng hồ cấp A và cấp B khác nhau từ cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động. Không thể dùng đồng hồ nước sạch cho hệ thống nước thải được, vừa mất tiền lại không sử dụng được, rất tốn kém.
- Lưu lượng lưu chất như thế nào? Có ổn định hay không?
◊ Lưu lượng dòng chảy trong đường ống ở mức độ ổn định, đạt 2/3 tiết diện đường ống. Vậy chúng ta có thể lắp đồng hồ bằng size với đường ống.
◊ Nếu dòng chảy ổn định nhưng chỉ đạt dưới 2/3 tiết diện đường ống. Thì chúng ta nên dùng biện pháp thu ống khi lắp đồng hồ để đảm bảo tính ổn định cho thiết bị hoạt động.
Xác định vị trí lắp đặt – thi công đồng hồ nước
◊ Vị trí lắp đặt cách đầu nguồn (có thể là máy bơm, bồn chứa…) tối thiểu là 2m.
◊ Nếu đầu nguồn là máy bơm cao áp, hay những nguồn có áp lực cao thì cần ước tính lại khoảng cách để không gây ảnh hưởng tới việc đo đạc của thiết bị. Khi áp lực đầu nguồn quá lớn, thì chúng ta cần kéo giãn khoảng cách đảm bảo đồng hồ không bị dung; luôn hoạt động trong tình trạng tĩnh thì độ chính xác mới cao nhất, gần so với thực tế nhất.
◊ Tùy vào nhu cầu cần lắp loại đồng hồ nào? Đồng hồ đo nước sinh hoạt, hay các kích cỡ lớn dùng cho công nghiệp.
◊ Xác định hướng dòng chảy của lưu chất và chọn các mẫu đồng hồ thiết kế phương nằm ngang hay loại lắp đứng. Thông thường loại nằm ngang sẽ được sử dụng phổ biến hơn và có độ chính xác cao hơn.
Lắp đặt đồng hồ nước
Sau khi xác định sẽ sử dụng mẫu đồng hồ nào chúng ta đi vào phần thi công, gắn kết đồng hồ với hệ thống.
Nếu kiểu kết nối của đồng hồ dạng hai đầu nối ren
◊ Ngắt dòng lưu chất qua vị trí lắp đặt. Đo kích cỡ chiều dài của đồng hồ nước và cắt ống sao cho phù hợp. Quấn băng tan vào hai đầu ren rồi lắp vào đường ống để tránh trường hợp trượt ren và rò rỉ nước gây thất thoát nước.
Nếu kiểu đồng hồ có kết nối dạng hai mặt bích
◊ Thông thường đồng hồ nước nối bích thân đúc đã có mặt bích đính kèm nên chỉ cần một mặt bích tương xứng cho đường ống hệ thống. Quý khách cần lưu ý kích cỡ và tiêu chuẩn mặt bích để lựa chọn sao cho phù hợp khi lắp đặt.
◊ Giống với nói re, đầu tiên cần ngắt dòng lưu chất qua vị trí lắp đặt. Đo chiều dài của đồng hồ và cắt ống cho phù hợp. Hàn mặt bích lên đường ống và chờ cho mối hàn nguội. Lắp đồng hồ lên rồi siết đều và thắt chặt bu lông nhất có thể để cho kết nối mặt bích cố định và chắc chắn nhất có thể.