Wafer Butterfly Valve | Van bướm wafer | Van bướm kẹp
Van bướm kẹp hay van bướm wafer có tên tiếng anh là ” Wafer Butterfly Valve “, đây là dòng van bướm phổ biến nhất được sử dụng bởi chủng loại này có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là tính lắp lẫn cao, phù hợp với nhiều tiêu chuẩn mặt bích khác nhau.
✅ Hàng hóa | ⭐ Đa dạng mẫu mã |
✅ Giá tốt | ⭐ Rẻ số #1 |
✅ Giấy tờ | ⭐ Đầy đủ CO-CQ |
✅ Bảo hành dài hạn | ⭐ 12 tháng |
✅ Giao hàng | ⭐ Toàn quốc |
1. Van bướm kẹp là gì. Wafer Buterfly Vavle là gì
Van bướm kẹp (Van bướm wafer) là van bướm thông thường nhưng có đặc điểm là kết nối với đường ống theo kiểu kẹp chặt van bằng cách siết chặt các bulong dài luồn qua 2 mặt bích và van.
- Kẹp ở đây được hiểu là van bướm wafer sẽ được kẹp giữa 2 mặt bích được liên kết trên đường ống.
- Van bướm kẹp sẽ được cố định trên đường ống nhờ việc siết chặt các bulong giữa 2 mặt bích.
- Tai bích trên van bướm wafer thường là 1 lỗ rất lớn và dài, chỉ có tác dụng định vị đúng vị trí van bướm, mà không giúp van bướm kẹp cố định trên đường ống được giống như các loại van khác.
- Siết chặt là thao tác cuối cùng để có thể giúp van bướm wafer lắp chặt trên đường ống.
2. Van bướm wafer tồn kho số lượng lớn
Van bướm wafer hay van bướm kẹp là dòng van được sử dụng nhiều nhất, đa dạng lĩnh vực và ngành nghề, wafer butterfly valve được lắp đặt trên các đường ống có kích thước phổ biến từ DN50 đến DN300, vì vậy Vimi chúng tôi tồn kho số lượng lớn van bướm wafer cả 2 miền Nam Bắc
- Sẵn van bướm wafer số lượng lớn, mỗi model chủng loại lên đến hàng trăm sản phẩm.
- Vimi cung cấp nhiều nhãn hiệu van bướm wafer
- Chúng tôi phân phối van bướm wafer của nhiều nhãn hiệu khác nhau đến từ Châu Á và Châu Âu và các nước công nghiệp thuộc nhóm G7 và G20.
3. Tại sao van bướm wafer được sử dụng nhiều
Do kiểu kết nối là kẹp bởi 2 mặt bích 2 bên, có gioăng ép giữa mặt bích và van bướm wafer – tạo độ kín, vì kết nối kiểu kẹp nên có thể sử dụng các loại mặt bích khác nhau để kẹp wafer butterfly valve, nên van bướm kẹp có thể sử dụng cho các mặt bích theo các tiêu chuẩn khác nhau
Vì lý do đó mà van bướm wafer được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề và trên nhiều đường ống có kích thước khác nhau
4. Kích cỡ của van bướm kẹp là bao nhiêu
Van bướm wafer được sản xuất với nhiều kích cỡ, đủ chủng loại để đáp ứng được hầu hết các dạng hệ thống hiện nay. Kích thước của van trong khoảng từ DN50 ~ DN500, đối với các sản phẩm có kích thước lớn hơn, hãy liên hệ ngay tới hotline của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất.
5. Cấu tạo của van bướm kẹp và thông số cơ bản
Chúng tôi đưa ra các thông số cơ bản của van bướm wafer cùng chi tiết cấu tạo giúp người dùng có thêm thông tin cho việc lắp đặt và sử dụng
5.1 Cấu tạo của van bướm wafer
Cấu tạo của van bướm kẹp khá đơn giản bao gồm 5 phần chính
- Thân van bướm wafer: Bộ phận bao quanh bên ngoài của van
- Cánh van bướm kẹp: Bộ phận cho phép dòng chảy đi qua hay dừng lại ở vị trí lắp đặt van
- Trục van bướm kẹp: Trục van có nhiệm vụ liên kết toàn bộ các bộ phận của van lại với nhau, giúp van cố định
- Tay kẹp van bướm wafer: Bộ phận được dùng để vận hành van, khi ta bóp tay kẹp lại và xoay theo chiều kim đồng hồ thì van sẽ mở và ngược lại.
- Đĩa định vị trí: Bộ phận khá quan trọng của van bướm kẹp, giúp cố định góc mở và đóng của van. Ngoài ra, trên đĩa còn được quy định các góc mở cho van, giúp chúng ta biết chính xác van đang mở ở góc độ bao nhiêu.
5.2 Thông số kỹ thuật van bướm kiểu wafer
Các thông số kỹ thuật của van bướm wafer được đơn vị sản xuất công bố như sau:
- Vật liệu sản xuất van bướm kẹp: Gang, Nhựa, Inox
- Kích cỡ van bướm kẹp: DN50-DN500
- Áp lực làm việc: PN10, PN16
- Nhiệt độ làm việc: 0-200°C
- Tiêu chuẩn kết nối: BS4505, JIS10k, ANSI 150LB, 300LB,…..
- Góc đóng/mở: 0-90 độ C
- Đệm làm kín: EPDM, PTFE
- Môi trường làm việc: Nước thải, hóa chất, dược phẩm, thực phẩm,…
- Chế độ bảo hành: 12 tháng
7. Van bướm wafer được chế tạo từ vật liệu nào
Là chủng loại van được phổ biến rộng rãi nên van bướm kẹp được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau, cũng như môi trường làm việc khác nhau.
7.1 Van bướm kiểu wafer thân gang cánh inox
Van bướm kẹp vật liệu thân gang – cánh inox – gioăng EPDM hoặc NBR, phù hợp với hệ thống cấp nước sạch, hệ thống dẫn nước thải đã qua xử lý. Loại van bướm wafer này còn được sử dụng trong các hệ thống dẫn bùn, cát lỏng và một số chất lỏng khác
7.2 Van bướm wafer toàn thân inox
Kiểu van bướm wafer toàn thân inox được dùng nhiều trong các hệ thống hơi, hệ thống dẫn nước sạch của các nhà máy – KCN, hệ thống nước thải có nồng độ hóa chất cao. Van bướm kẹp được chế tạo từ vật liệu inox và gioăng Teflon hoặc PTFE
Tất cả các sản phẩm van bướm inox khác
7.3 Van bướm wafer thân nhựa
Van bướm wafer làm từ vật liệu nhựa được sử dụng phổ biến trong các hệ thống đường ống ngập hoặc chìm trong nước, điển hình nhất là trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, hệ thống dẫn nước mặn. Đặc biệt là trong các hệ thống nước thải có thành phần hóa chất ở nồng độ cao, như các axit và bazo
Tham khảo tất cả các loại van bướm nhựa
8. Vận hành van bướm kẹp theo phương pháp nào
Cũng tương tự như van bi, van bướm kiểu wafer có đầy đủ các phương pháp vận hành từ cơ – vận hành bằng tay, cho đến điều khiển tự động bằng điện, điều khiển bằng khí nén hoặc dầu áp lực
8.1 Van bướm wafer dạng tay gạt
Kiểu van bướm kẹp tay gạt, kiểu vận hành thô sơ nhất, cổ điển nhất – Van bướm kẹp vận hành theo kiểu này còn có tên gọi là Level Wafer Butterfly Valve, van rất phù hợp và được sử dụng phổ biến với dải kích thước từ DN40 ~ DN200, bởi lực quay cần thiết không quá lớn
Tất cả van bướm tay gạt khác
8.2 Van bướm wafer kiểu tay quay
Van bướm kẹp dạng tay quay, dòng van vận hành bằng tay áp dụng cho van bướm wafer có kích thước lớn, hoặc sử dụng cho dòng lưu chất có áp lực lớn, bởi cần có momen quay lớn tác động lên trục làm xoay cánh van. Vì thế van phổ biến sử dụng với kích cỡ từ DN300 trở lên, van có tên tiếng anh là Gear Wafer Butterfly Valve
Nhiều van bướm tay quay khác
8.3 Van bướm wafer điều khiển bằng khí nén
Van bướm kẹp điều khiển bằng khí nén, là một trong những phương pháp vận hành tự động có giá thành rẻ, bởi đầu khí có cấu tạo không quá phức tạp. Tuy nhiên, việc vận hành cần có máy tạo khí nén, và ống dẫn khí, chi phí rẻ, điều đặc biệt là khả năng đóng mở van rất nhanh – phù hợp nhất với hệ thống xi măng
Tất cả các sản phẩm van bướm điều khiển khí nén
8.4 Van bướm kiểu wafer điều khiển bằng điện
Van bướm wafer điều khiển bằng điện, gần như là phương pháp duy nhất để sử dụng cho những van bướm kẹp có kích cỡ từ DN400 trở lên, nhất là khi van dùng để dẫn các loại lưu chất có độ nhớt thấp như bùn, cát lỏng, lưu chất có độ sến cao. Van bướm kẹp kích cỡ lớn cần momen tác động lên trục cần lớn hơn, tốc độ đóng mở cũng chậm, trong một số trường hợp người ta sử dụng điện 3 pha 380V để có lực tác động của motor lớn
Xem tất cả van bướm điều khiển điện
8. Kiến thức khác về van bướm kẹp
Có nhiều kiến thức khác xung quanh van bướm wafer bởi chúng được sử dụng nhiều nhất và linh hoạt nhất, nên chủ đề van bướm kẹp trở thành chủ đề phong phú trong ngành
8.1 Tiêu chuẩn kết nối của van bướm kiểu wafer là gì?
Mặt bích được sử dụng phổ biến là các mặt bích theo tiêu chuẩn BS, JIS, DIN, ANSI hoặc ISO. Các mặt bích này chủ yếu sai khác về đường kính đường tâm lỗ bu lông, số lượng và đường kính lỗ bu lông. Van bướm wafer được kẹp bởi 2 mặt bích nên số lượng lỗ bu lông không ảnh hưởng đến việc kẹp thân van, ngoài ra kiểu kẹp được thiết kế để có thể lắp với tất cả các mặt bích nên chúng ta hoàn toàn yên tâm về tính lắp lẫn.
8.2 Dấu hiệu nhận biết van bướm kiểu wafer
Để có thể nhận biết đâu là van bướm wafer, chúng ta sẽ dựa vào một số các đặc điểm sau:
- Van bướm kẹp không có 2 mặt bích 2 bên thân van
- Có rất ít tai bích, thông thường nhất là 2 hoặc 4 tai bích (vị trí để xỏ bulong qua), thậm chí một số loại còn không có tai bích nào.
- Tai bích thường có lỗ lớn hoặc dài, một số thì chính xác nhưng tương đối ít.
- Thân van bướm wafer thường có chiều dày nhỏ có thể sử dụng lắp đặt cho những vị trí hẹp.
8.3 Ưu điểm nổi bật của van bướm kiểu wafer
Vì sao mà loại van bướm kẹp này được các nhà máy sản xuất nhiều và tiêu thụ lớn như vậy, tất cả là nhờ vào các ưu điểm của nó như sau:
- Van bướm wafer đơn giản để kết nối, lắp đặt và thi công nhanh chóng
- Chỉ cần số lượng ít bulong là đã liên kết được van bướm kẹp với đường ống
- Van bướm wafer có thể lắp lẫn được nhiều loại mặt bích khác nhau trên đường ống, chúng ta có thể chọn mặt bích JIS, BS, DIN, PN16… để cố định trên đường ống mà không cần quan tâm đến kích thước lỗ bulong, đường kính tâm lỗ bulong.
- Một số loại không cần lắp thêm gioăng làm kín với mặt bích mà vẫn đảm bảo độ kín khít cao không rò rỉ, bởi trên van bướm wafer đã có gioăng làm kín
- Dễ dàng vận hành van bướm wafer, bảo trì bảo dưỡng đơn giản rất dễ thực hiện, khi cần thay thế cũng dễ dàng và luôn có sẵn nguồn hàng để thay thế.
8.4 Chú ý khi sử dụng van bướm kiểu wafer
Kiểu van bướm wafer được sử dụng phổ biến, vậy khi lắp đặt và sử dụng chúng ta cần chú ý gì? Do đặc tính của kiểu kết nối, van được kẹp bởi 2 mặt bích nên có 2 vấn đề cần chú ý
- Giới hạn áp lực của dòng thông thường chỉ đến PN60 ~ 10K ~ 10Bar, với những dòng có áp lực lớn hơn, chúng tôi khuyến cáo khách hàng nên dùng van bướm tai bích hoặc van bướm mặt bích
- Để kẹp được van bướm wafer, chúng ta cần phải có bu lông với chiều dài đủ lớn để kẹp cả 2 mặt bích và van, chiều dài của bu lông phụ thuộc vào chiều dày của mặt bích và chiều dày của van, số lượng đai ốc có thể tăng thêm nếu cần thiết.