Trong lĩnh vực van công nghiệp, gioăng EPDM được sử dụng rất nhiều trong các mối nối phụ kiện ống và van công nghiệp ( Van bi, van cổng, van bướm,… ) và liên quan đến vật liệu EPDM, nhưng EPDM là gì, hẵn còn nhiều người chưa biết tường tận. Vậy bây giờ hãy cùng Vimi chúng tôi tìm hiểu về chúng nhé.
Nội dung chính
1 Giới thiệu một chút về EPDM
EPDM là gì? EPDM là viết tắt của Ethylene Propylene Diene Monomer.
Đây là một loại cao su tổng hợp, cực kỳ bền và linh hoạt. Do đó có nhiều ứng dụng, bao gồm cả trong xe cộ (nơi nó được sử dụng để làm kín cửa sổ và cửa ra vào, cũng như ống hệ thống làm mát), phòng lạnh, lớp phủ chống trượt cho sàn và sân chơi, … Vật liệu đặc biệt này có tác dụng cực kỳ tốt đối với các hệ thống lợp mái do sự kết hợp độc đáo của các đặc tính vật liệu.
EPDM là một chất có đặc tính đàn hồi, cũng có nghĩa là một loại polymer vừa nhớt vừa đàn hồi. Nếu bị kéo căng, nó sẽ trở lại hình dạng ban đầu. Hai thành phần chính của nó: ethylene và propylene đều có nguồn gốc từ dầu mỏ và khí tự nhiên.
2 Theo dòng lịch sử của EPDM
Sẽ có nhiều người thắc mắc rằng, EPDM xuất hiện khi nào, hình trình của nó là gì?
Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1962, với tác dụng là màng lợp, EPDM ngày càng trở nên phổ biến vào những năm 1970. Và Carlisle là công ty đầu tiên sử dụng công nghệ DuPont để làm tấm lợp cao su EPDM cung cấp cho thị trường. Vào cuối những năm 1980, Firestone Building Products bắt đầu sản xuất tấm lợp EPDM phiên bản của riêng họ. Cũng vào khoảng những năm sau đó, một nhà khoa học người Đức – Karl Ziegler – đã chịu trách nhiệm về bước đột phá khoa học dẫn đến quá trình sản xuất EPDM, tạo nên một thế hệ mới, một bước ngoặt cho chúng.
3 Phân loại cao su EPDM
Vậy chúng có nhiều loại không, những loai EPDM đó là gì? Chúng ta sẽ giải đáp ngay bây giờ.
➀ _ EPDM màu trắng
♣ Có khả năng kháng hóa chất, khả năng thích nghi trong điều kiện va đập khó chịu sự tấn công của oxy, UV, Ozone
♣ Chịu môi trường thời tiết khắc nghiệt, môi trường tiếp xúc với thực phẩm.
♣ Đạt tiêu chuẩn chất lượng FDA trong thực phẩm.
♣ Nhiệt độ hoạt động: -25oC đến 140oC.
➁ _ EPDM màu đen
♣ EPDM có khả năng chống chịu tốt trong các axit loãng, dầu động vật, thực vật, kháng ozon.
♣ EPDM cũng kháng tốt với ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ hoạt động từ -40oC đến 130oC.
♣ EPDM được sử dụng cho các sản phẩm làm kín trong sản xuất công nghiệp: kêt nối nắp bồn, đệm làm kín oring, gasket cao su lồng khe cửa, gioăng làm kín mặt bích.
4 EPDM được chế tạo với nhiều công dụng
Loại cao su này được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tính phổ biến như vậy, EPDM có những công dụng là gì? Chúng được chế tạo thành nhiều hình dạng khác nhau, chủ yếu với chức năng tạo độ kín khít cho các phụ kiện.
♠ Làm gioăng – đệm mặt bích Gasket.
Gioăng EPDM đặc biệt được sử dụng nhiều trong việc kết nối các phụ kiện ống mặt bích với van công nghiệp hoặc đầu nối của máy móc, thiết bị.
♠EPDM được dùng làm gioăng cửa nhà và cửa sổ và ứng dụng trong nhiều loại cửa khác nhau
♠ Dùng EPDM làm O-Ring, Seal, phớt thủy lực – khí nén.
♠ Dùng trong công nghiệp thực phẩm EPDM được ứng dụng rộng rãi
5 Đặc tính của cao su EPDM
EPDM được tạo ra từ các hóa chất – monome – được trộn vào nhau theo nhiều tỷ lệ, để tạo thành Ethylene, Propylene và Diene. Các monome diene cung cấp các liên kết ngang, mang lại khả năng phục hồi, tính linh hoạt và độ bền đáng kinh ngạc. Đặc tính vật liệu tuyệt vời của EPDM đến từ cấu trúc lưới phân tử, EPDM là một vật liệu bán tinh thể có cấu trúc tinh thể kiểu Etylen, về cơ bản nó trở nên vô định hình ở hàm lượng Etylen đạt tới 50% trọng lượng. Vậy đặc tính của EPDM là gì?
◊ EPDM có khả năng chống chịu thời tiết ở ngoài trời, chống mài mòn, tia UV, ozone, lão hóa và là loại cao su chống thấm nước. Tuy nhiên, không hoạt đồng bền lâu trong thời gian dài ở môi trường này
◊ EPDM cũng có khả năng chống hơi nước, hoạt động tốt ở nhiệt độ từ -50oF ( -45oC ) đến 350oF ( 177oC ). Với những lưu chất có nhiệt độ lớn hơn nên sử dụng vật liệu PTFE
◊ EPDM có tính đàn hồi, độ dẫn điện thấp và dễ kết dính với kim loại. Tuy nhiên, sản phẩm cũng dễ bám bẩn và cần vệ sinh định kỳ trong nhiều trường hợp khi sử dụng với các máy móc thiết bị yêu cầu độ sạch cao
◊ EPDM cũng rất linh hoạt, với độ giãn dài 600% và phạm vi kéo 500 – 2500 psi. Đặc tính này cũng giúp vật liệu này có khả năng giảm tiếng ồn rất tốt.
◊ EPDM còn có khả năng chống rách, kháng axit loãng, xeton và kiềm, ở nhiệt độ và nồng độ thấp
6 EPDM được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
Từ các đặc tính, công dụng và ưu điểm chúng ta vừa tìm hiểu bên trên, chúng ảnh hưởng tới ứng dụng trong đời sống hay bất kỳ lĩnh vực nào của cao su. Vậy với những gì ta biết, EPDM có ứng dụng là gì?
◊ EPDM là một biện pháp thay thế cho cao su silicone, cho các bộ phận tiếp xúc nhiều với ngoài trời hoặc độ ẩm, hoặc để cách điện.
◊ EPDM có thể được ứng dụng trong xe cộ: niêm phong, chất làm kín, dây nịt và dây cáp, và hệ thống phanh,..
◊ EPDM có thể được dùng trong các bộ phận như vòng chữ O của hệ thống nước, khớp nối mềm cao su và vòng đệm, cũng như trong các chất cách điện và đầu nối cho dây và cáp.
◊ EPDM cũng được sử dụng cho chất trám khe, khe co giãn, con dấu cửa ga ra, lớp lót bể bơi và bể chứa, và lớp phủ chống thấm cho mái bitum.