Hiển thị 1–12 của 83 kết quả

Nhãn hiệu van bướm

Chủng loại van bướm

Mua van bướm | Bạn đã hỏi Vimi chưa

Van bướm chủng loại van phổ biến nhất, được sử dụng với số lượng nhiều nhất, đa dạng cho nhiều lĩnh vực nhất, dẫn được nhiều lưu chất khác nhau và có đa dạng kiểu vận hành, đồng thời van thuộc loại có giá thành rẻ nhất với nhiều vật liệu khác nhau phù hợp với dải nhiệt độ và áp suất rộng.

1. Van bướm là gì?

Định nghĩa: Là một dạng van công nghiệp có cánh van trong quá trình vận hành đóng mở van giống như cánh của một con bướm đang bay, van có chức năng chính là đóng mở dòng lưu chất, ngoài ra van cũng được sử dụng để điều chính dòng chảy (nhiều nhà sản xuất khuyên không nên dùng van bướm vào việc điều tiết lưu chất)

Vào những năm 1930, Hoa Kỳ đã phát minh ra van bướm, van có đặc điểm nổi bật mô-men xoắn hoạt động nhỏ, không gian lắp đặt nhỏ và trọng lượng nhẹ. Van bướm hay còn được gọi là van cánh bướm với tên tiếng anh là Butterfly valve, đôi khi được gọi bằng tên lai valve bướm, là một thiết bị được lắp trên đường ống, dùng để đóng mở dòng lưu chất hoặc điều tiết lưu chất trên đường ống, bằng cách xoay cánh van một góc 90 độ quanh trục của nó.

Van bướm tay quay Joeun Hàn Quốc

Van bướm có rất nhiều loại, được điều khiển bởi nhiều bộ truyền động khác nhau: các bộ truyền động thông thường như tay gạt, tay quay và bộ truyền động hiện đại là van bướm điều khiển và van bướm khí nén. Van bướm được đánh giá có rất nhiều chủng loại và đa dạng về mặt kích thước, vật liêu và thiết kế.

2. Cấu tạo của van bướm

Cấu tạo của van bướm không quá phức tạp, gồm có một số bộ phận chính như sau

  • Thân valve bướm
  • Trục valve bướm
  • Cánh valve bướm
  • Bộ điều khiển của van bướm
  • Gioăng van bướm

van bướm 02

2.1 Cấu tạo chung van bướm

Việc nắm bắt được cấu tạo chi tiết của van bướm hay còn gọi là van cánh bướm, giúp cho quá trình lựa chọn, mua van bướm được kỹ hơn, chi tiết, chính xác hơn. Ngoài ra nó còn giúp cho quá trình bảo dưỡng, vận hành van được dễ dàng hơn.

Cấu tạo của van bướm là tương đối đơn giản, không phức tạp và quá nhiều chi tiết. Hãng sản xuất sẽ sản xuất từng chi tiết đơn lẻ sau đó lắp ráp lại với nhau thành một sản phẩm van bướm hoàn chỉnh. Đa số các loại van cánh bướm trên thị trường hiện nay thường có cấu tạo tương đối giống nhau bao gồm những chi tiết chính như dưới hình ảnh sau:

Cấu tạo của van bướm

1.2 Chi tiết và vai trò từng bộ phận trong van bướm

Mỗi chi tiết cấu tạo nên van bướm đều có vai trò khác nhau mà không thể thiếu chúng, vì vậy việc phân tích sẽ giúp cho người mua hàng hiểu rõ về van bướm, từ đó có thể tự khẳng định được sự phù hợp của van bướm dự mua với hệ thống của mình

I) Thân van bướm

Có thể nói rằng đây là phần quan trọng nhất trong mỗi chiếc van bướm của chúng ta bởi vì phần này là phần chịu lực chính trực tiếp từ đường ống. Thân van bướm quyết định lớn đến độ bền của van, được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: gang dẻo, gang cầu, thép, inox, nhựa… Bộ phận này thường được hãng sản xuất theo các tiêu chuẩn khác nhau tùy vào điều kiện sử dụng và thường được sản xuất theo phương pháp đúc.

Cấu tạo than van bướm

Như vậy khi mua van bướm nhất định các bạn cần xem xét kỹ vật liệu chế tạo thân van bướm có phù hợp với điều kiện sử dụng của đơn vị mình không. Từ đó chúng ta lựa chọn van cánh bướm inox, van cánh bướm gang hay là van bướm nhựa.

II) Đĩa van bướm

Đĩa van hay được còn gọi là cánh van bướm, đây là một chi tiết vô cùng quan trọng, là thành phần chính tạo nên độ kín khiết trong mỗi chiếc valve bướm. Đĩa van cũng được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: nhựa, inox, gang, thép…. Đĩa valve bướm thông thường sẽ định vị và giữ cố định với trục của van bướm, có tác dụng khi trục xoay thì van bướm sẽ xoay theo.

Cấy tạo cánh van

III) Trục của van bướm

Là bộ phận chính giúp định vị cánh van bướm và chịu lực chính trong mỗi lần bướm bướm xoay cánh. Chính vì chịu lực lớn nên nó có độ cứng cao, chống được ăn mòn của những loại lưu chất chảy qua nên trục van bướm thường được làm bằng vật liệu inox.

Cấu tạo trục van

Khi van cánh bướm nhận được lệnh từ bộ phận tác động như tay gạt, vô lăng thì nó sẽ truyền lực tới trục van, trục van bướm được liên kết chặt chẽ với đĩa van vì thế nên trục van xoay làm cánh van bướm xoay, tạo ra hiện tượng đóng mở van.

IV) Gioăng làm kín của van bướm

Mặc dù không phải là bộ phận quan trọng nhất, nhưng gioăng làm kín là bộ phận quyết định đến chất lượng của van bướm. Nó giúp cho valve bướm làm kín với đĩa van và quyết định đến việc van bướm đó có kín 100% hoàn toàn hay không? Ngoài ra, gioăng làm kín này còn tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc nên nó cũng khá quan trọng, vật liệu chế tạo gioăng có thể là EPDM, VITON, NBR, PTFE…. và tùy thuộc vào môi trường sử dụng các bạn sẽ chọn gioăng van cánh bướm phù hợp.

Cấu tạo vòng làm kín

V) Mặt bích ở cổ van bướm

Đây là phần mặt bích dùng để kết nối với bộ phận vận hành van bướm, nhờ mặt bích này bạn có thể kết nối với tay gạt, vô lăng, bộ tác động điện, bộ tác động khí nén…. Từ đó van bướm hoạt động chắc chắn và linh hoạt là nhờ bộ phận bích kết nối này, mặt bích của van cánh bướm có nhiều loại khác nhau, thông thường bích này được đúc liền với thân của van bướm.

Cấu tạo mặt bích trên cổ

VI) Bộ phận vận hành van bướm

Đây là bộ phận thao tác để vận hành van bướm, tạo ra chu trình đóng, chu trình mở van. Thông thường nhất là tay gạt hoặc tay quay, ngoài ra đối với các loại van bướm điểu khiển, bộ phận vận hành van sẽ là bộ điều khiển điện/ khí nén, giúp van vận hành 1 cách tự động.

Cấu tạo van bướm bộ phận vận hành

VII) Chi tiết khác của van bướm

Ngoài những bộ phận chính và quan trọng trên thì trong van bướm còn một số bộ phận khác nữa mà có thể chúng ta không để ý như: đệm chèn, ống lót, chốt định vị, bulong, ốc vít….

3. Nguyên lý hoạt động của van bướm

Mặc dù có thể nhìn thấy van bướm rất nhiều, tuy nhiên có thể chúng ta không để ý đến nguyên lý làm việc của van bướm là như thế nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề. Đầu tiên, chúng ta cần biết rằng thông thường cánh van bướm nếu nằm vuông góc với trục đường ống nghĩa là van bướm đang đóng, và ngược lại nếu nằm song song với đường ống nghĩa là van đang được mở hoàn toàn, do đó ban đầu khi lắp van cánh bướm lên trên đường ống thì van bướm đang ở trạng thái đóng. 

Nguyên lý hoạt động của van bướm

3.1 Các phương pháp vận hành van bướm chính

  • Nếu van bướm có bộ phận vận hành bằng tay là tay gạt hoặc tay quay, thì van sẽ có nhiều vị trí mở khác nhau, các vị trí mở khác nhau này được sử dụng để điều tiết lưu chất trên đường ống.
  • Với van bướm được điều khiển bằng tự động ON/OFF thì chỉ có 2 trạng thái đóng và mở hoàn toàn, trường hợp sử dụng điều khiển tuyến tính thì các bạn có thể điều tiết lưu lượng đường ống.

3.2 Nguyên lý hoạt động van bướm nói chung – van bướm đồng tâm

Khi chúng ta bắt đầu gạt tay gạt hay xoay vô lăng thì van bướm từ trạng thái đóng sẽ chuyển dần sang vị trí mở hoặc ngược lại, chúng ta gạt và xoay cho đến khi van bướm mở, hoặc đóng hoàn toàn. Nguyên lý hoạt động

Khi chúng ta gạt hoặc xoay vô lăng thì nhờ có liên kết với trục van nên trục van cũng xoay quanh vị trí của nó, trục van bướm lại được liên kết với cánh valve bướm một cách chắc chắn nên nó sẽ kéo cánh van bướm xoay quanh trục cùng góc quay. Từ đó nó tạo ra các chu trình đóng và mở van cánh bướm, nếu chúng ta vận hành mà góc quay van bướm nằm trong khoảng 0 ~ 90 độ nghĩa là chúng ta đang điều tiết lưu lượng dòng chảy trong van bướm

3.3 Nguyên lý hoạt động của van bướm có tâm lệch

Van bướm có tâm lệch và van bướm đồng tâm chỉ khác nhau ở chỗ loại có tâm lệch sẽ tạo thành nguyên lý đóng mở theo hình nêm

Chi tiết xem video và bài viết van bướm lệch tâm là gì để hiểu về loại van bướm này

4. Các loại van bướm dựa vào kiểu kết nối

Van bướm có nhiều cách kết nối với đường ống khác nhau vì thế người ta cũng dựa vào yếu tố này để phân loại van bướm.

4.1 Van bướm dạng kẹp (Wafer)

Van bướm dạng kẹp là một loại van bướm phổ biến bậc nhất trên thị trường và cũng được sử dụng nhiều nhất, khi tìm hiểu van bướm kiểu kẹp wafer, bạn sẽ biết chúng được lắp đặt trên đường ống nhờ sự siết chặt 2 mặt bích 2 bên để tăng sự chắc chắn và liên kết với đường ống. Tai bích là vị trí xỏ bulong trên loại van bướm này chủ yếu có tác dụng định vị là chính mà không có mấy tác dụng liên kết với mặt bích.

van bướm kẹp 09

Giá thành của van bướm wafer luôn là rẻ nhất

 

4.2 Van bướm dạng tai bích rút gọn

Van bướm này có tên tiếng anh là Sumi Lug Butterfly valve, là loại van bướm mà tai bích xỏ bulong có tham gia liên kết với mặt bích và định vị một cách chính xác với mặt bích đường ống. Điều dễ dàng nhìn thấy loại van bướm này đó là cần xác định tiêu chuẩn mặt bích chính xác thì mới có thể lắp đặt được.

4.3 Van bướm dạng tai bích (Lug)

Van bướm kiểu tai bích tương tự loại van bướm tai bích rút gọn, nhưng nó có liên kết chặt chẽ hơn với mặt bích và có thể chịu lực tốt hơn so với loại van bướm trên. Điểm lưu ý đối với loại van bướm này là các bạn cũng cần xác định rõ tiêu chuẩn lắp đặt mặt bích của nó, rồi từ đó có thể chọn mặt bích trên đường ống đúng với yêu cầu kỹ thuật hơn.

van bướm tai bích 11

4.4 Van bướm 2 mặt bích

Đây là loại van bướm có 2 mặt bích được đúc liền với thân van, giúp quá trình lắp van bướm vô cùng chính xác và khả năng chịu lực, làm kín đều tốt hơn những loại thông thường. Khi lựa chọn mặt bích trên đường ống lắp cho loại van bướm này cần xác định rõ tiêu chuẩn mặt bích của van bướm và mặt bích trên đường ống phải cùng tiêu chuẩn với nhau.

van bướm mặt bích 19

Van bướm 2 mặt bích thường được sử dụng nhiều cho những loại van bướm kích cỡ lớn, vì nó dễ dàng lắp đặt và dễ dàng đảm bảo kỹ thuật khi thi công hơn.

4.5 Một số loại van bướm đặc biệt

Có một số loại van bướm được kết nối bằng kiểu hàng, lắp nhanh bằng clampe… chuyên sử dụng cho loại van bướm vi sinh.

5. Các loại van bướm khác nhau theo vật liệu chế tạo

Van bướm được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau, theo vật liệu chế tạo thân van, chúng ta có thể lựa chọn van bướm theo các chủng loại sau:

5.1 Van bướm có thân gang

Van bướm được làm hoàn toàn bằng gang là loại thân van được đúc từ gang, cánh van cũng là gang, trục làm bằng thép. Loại van bướm này là giá thành rẻ hơn nhiều so với van bướm thân gang cánh inox, nhưng ngược lại cánh van bị ăn mòn trong quá trình sử dụng và độ bền sử dụng không được cao.

Nếu vị trí van bướm thường xuyên phải đóng mở chúng tôi khuyên các bạn không nên sử dụng loại van này, và xem thêm tất cả các Van bướm gang khác

5.2 Van bướm toàn thân inox

Van bướm toàn thân làm từ inox là loại van bướm có thân, cánh, trục, bulong… đều được làm bằng inox, vật liệu có thể là inox 201, 304, 316 tùy vào từng nhu cầu sử dụng. Van có nhiều ưu điểm, đáng kể đến là:

  • Chống ăn mòn cao
  • Không bị oxy hóa
  • Dùng được cho hóa chất
  • Chịu nhiệt độ và áp lực cao

Tuy nhiên giá thành tương đối cao cũng là rào cản đối với một số đơn vị muốn sử dụng, khi đó chúng ta có thể sử dụng van bướm thân nhựa nếu như nhiệt độ và nồng độ hóa chất của dòng lưu chất nằm trong giới hạn cho phép

Xem tất cả sản phẩm  Van bướm inox

5.3 Van bướm thân làm từ vật liệu nhựa

Theo cách phân loại van bướm, thì đây là loại van bướm có thân – cánh – tay gạt được làm bằng nhựa, có trục làm bằng inox để chịu lực cao, van dùng nhiều trong ngành hóa chất với khả năng kháng hóa chất rất tốt, nhưng lại có giá thành tương đối rẻ

van bướm nhựa 21

 

 

Ưu điểm của van bướm thân nhựa:

  • Giá thành rẻ hơn so với các loại van bướm khác cùng kích cỡ
  • Bền với thời tiết, van có thể chịu được thời tiết khắc nhiệt khác nhau. Để tăng thêm khả năng chịu thời tiết, nhiều đơn vị còn sơn thêm lớp sơn phủ cùng với hệ thống ống nhựa
  • An toàn cho nước sạch. Van không bị gỉ như các loại van kim loại thông thường khác nên được sử dụng nhiều trong các hệ thống cấp nước sạch thay cho van bướm inox hoặc van bướm thép

Nhược điểm chính của van bướm thân nhựa

  • Khả năng chịu lực là kém
  • Chịu nhiệt cũng kém, cho nên nó thường sử dụng cho môi trường tự nhiên là chính.

Sản phẩm van bướm nhựa

5.4 Van bướm làm từ vật liệu thép

Van ó thân, cánh van, trục van đều được làm từ thép, là loại van bướm này có khả năng nổi bật nhất là chịu được nhiệt độ rất cao, có thể thay thế hoàn toàn van cầu mà lưu chất qua van lại có lưu lượng lớn hơn van cầu rất nhiều, ngoài ra nó cũng là van chịu được áp lực khá cao có thể lên đến 40bar.

Tuy nhiên dòng van bướm này khá đắt đỏ nên nếu bạn không thực sự cần thiết về yêu cầu nhiệt độ, áp lực thì không nên mua sử dụng. Xem sản phẩm van bướm thép

6. Van bướm vận hành theo các phương pháp khác nhau

Người ta cũng căn cứ vào kiểu vận hành van để phân loại van bướm, theo đó chúng ta có các loại là vận hành bằng tay, vận hành bằng khí nén và vận hành bằng điện. Van bướm được tự đông hóa có thể được điều khiển chỉ để đóng mở kiểu ON/OFF (tức là đóng mở hoàn toàn, không có chức năng điều tiết lưu lượng), hoặc chúng điều khiển tự động một cách tuyến tính theo tín hiệu nhiệt độ, áp suất… theo các chỉ số cài đặt ban đầu.

Van bướm điều khiển tự động là gì

Các van bướm điều khiển bằng khí nén hoặc điện thường được sử dụng trong các hệ thống tự động hóa của nhà máy, hoặc lắp đặt ở những vị trí khó thao tác do thiếu không gian vận hành, hoặc không gian khai thác không đảm bảo, khi van lắp đặt thêm bộ điều khiển tự động thì phạm vi ứng dụng của van bướm càng trở nên mở rộng

Phương pháp vận hành van bướm tàu thủy trong hệ thống nước dằn tàu

6.1 Van bướm vận hành bằng tay gạt

Loại van bướm tay gạt này rất thông dụng và phổ biến vì sử dụng với kích thước vào loại phổ thông từ DN50 ~ DN300, để đóng mở van bướm chúng ta chỉ cần gạt tay gạt của nó sang phải và ngược lại đóng là sang trái. Van thường được lắp đặt tại các vị trí cần đóng mở nhanh lưu chất trên đường ống

Ưu nhược điểm của van bướm tay gạt

A) Ưu điểm của van bướm kiểu tay gạt

  • Thuộc loại van bướm có kích thước và trọng lượng gọn nhẹ nhất
  •  Phương pháp khai thác đơn giản nhât
  • Giá thành thuộc loại rẻ nhất so với các van bướm có phương pháp vận hành khác
  • Lắp đặt nhanh và đơn giản nhất
  • Bảo hành và bảo dưỡng dễ dàng nhất
  • Van bướm kiểu tay gạt phong phú vật liệu chế tạo
  • Phạm vi ứng dụng phong phú

B) Nhược điểm của van bướm tay gạt

  • Van giới hạn kích thước, thông thường DN40 – DN300
  • Dùng cho hệ thống áp suất PN10, PN16 sẽ khó vận hành

Xem tất cả sản phẩm Van bướm tay gạt

6.2 Van bướm vận hành bằng vô lăng

Van bướm kiểu vô lăng hay còn được gọi là van bướm kiểu tay quay, hoặc có thể là van bướm hộp số. Nhờ việc truyền động qua hộp số nên việc đóng mở van bướm trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Cũng nhờ có hộp số nên người ta có thể đóng mở được cho những van có kích thước lớn. Vì thế van bướm này cũng được sử dụng cho những kích cỡ van lớn.

Ưu nhược điểm của van bướm tay quay

A) Ưu điểm của van bướm vận hành bằng vô lăng

  • Vận hành van bướm kiểu vô lăng đơn giản
  • Áp dụng kiểu tay van được cho các van có kích thước lớn đến DN600, thậm chí DN1000 hoặc lớn hơn
  • Với những dòng lưu chất áp suất PN10, PN16 thì giúp giảm lực tác động của tay khi vận hành van bướm
  • Linh hoạt hướng lắp đặt tay quay của van bướm
  • Phong phú vật liệu chế tạo và đa dạng kiểu kết nối

B) Nhược điểm của van bướm vận hành bằng vô lăng

  • Hành trình đóng mở chậm hơn so với van bướm kiểu tay gạt
  • Van không có các kích thước nhỏ, từ DN80 trở lên
  • Không gian vận hành cần thiết rộng lớn hơn tay gạt

Sản phẩm Van bướm tay quay

6.3 Van bướm điều khiển bằng điện

Van bướm sử dụng điện để điều khiển là loại van bướm được trang bị thêm động cơ điện (có thể là 24V, 220V, 380V) để đóng mở một cách tự động, van bướm này có kinh phí tương đối lớn nên thường chỉ được sử dụng vào những nơi cần thiết, đóng mở vị trí không thể cho con người vào thao tác

Điều khiển tự động bằng điện

A) Ưu điểm van bướm vận hành bằng điện

  • Van bướm điều khiển ON/OFF có giá thành tương đối rẻ,  kiểu điều khiển tuyến tính thì tiện lợi trong quá trình điều tiết lưu tốc dòng lưu chất.
  • Có thể áp dụng nhiều loại điện áp khác nhau (220V, 24V, 380V ) cho bộ điều khiển điện, đặc biệt là các van bướm khổng lồ
  •  Có nhiều nhãn hiệu bộ điều khiển điện với các mức giá khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu của người dùng nên tiện lợi khi lắp cùng van bướm

B) Nhược điểm của van bướm điều khiển bằng điện

  • Van bướm điều khiển bằng điện có giá thành cao, đặc biệt dạng tuyến tính
  • Khi bảo trì bảo dưỡng van bướm, đòi hỏi thợ bảo dưỡng phải có trình độ chuyên môn
  • Van bướm điều khiển kiểu ON/OFF năng chỉ có chức năng đóng/mở, không điều chỉnh được như van bướm kiểu cơ học
  • Không phù hợp với viêc sử dụng van bướm này trong những môi trường dễ gây cháy nổ

Quan tâm sản phẩm Van bướm điều khiển điện

6.4 Van bướm điều khiển bằng khí nén

Van điều khiển bằng khí nén là van bướm tự động khá phổ biến nhờ đóng mở rất nhanh và giá thành khá là rẻ, nhược điểm là cần thêm hệ thống khí nén, van được ứng dụng để bổ trợ cùng với van điều khiển bằng điện, tạo thành một hệ thống van bướm điều khiển tự động hoàn chỉnh.

Điều khiển tự động bằng khí nén

A) Ưu điểm của van bướm điều khiển tự động bằng khí nén

  • Van bướm được điều khiển bằng khí nén, an toàn tuyệt đối với người vận hành
  • Van bướm được đóng mở rất nhanh, khoảng 1 vài giây
  • Van bướm khí nén được sử dụng trong nhiều môi trương khác nhau, kể cả môi trường dễ gây cháy nổ như xăng, dầu hoặc khí gas…
  • Bộ điều khiển khí nén có cá tác động đơn lẫn tác động kép, phù hợp với nhiều kích cỡ van bướm
  • Có thể đóng mở van bướm theo kiểu ON/OFF hoặc điều khiển kiểu tuyến tính
  • Bộ điều khiển có thể kết hợp với các van bướm chế tạo từ các loại vật liệu khác nhau

B) Nhược điểm van bướm điều khiển tự động bằng khí nén

  • So với hệ van điều khiển điện thì hệ thống điều khiển kèm theo phức tạp, chi phí cao hơn
  • Cần có hệ thống cấp khí nén hoặc máy nén khí xách tay
  • Giá thành của bộ điều khiển tuyến tính tương đối cao so với van bướm tay gạt hoặc tay quay
  • Khi bảo trì bảo dưỡng van bướm cần kỹ sư có kỹ thuật chuyên môn

Mua sản phẩm van bướm điều khiển khí nén

6.5 Van bướm điều khiển bằng dầu áp lực

Loại van bướm này được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống cần sử dụng áp lực cao, đặc biệt là các hệ thống nâng hạ, cần cẩu, tời neo…

Điều khiển tự động bằng dầu áp lực

A) Van bướm thủy lực được dùng cho hệ thống áp lực cao bởi những ưu điểm nổi bật

  • Dễ dàng thực hiện tự động hóa theo chương trình làm việc cụ thể có ứng dụng van bướm
  • Van bướm có kích thước nhỏ hơn sơ với các van khác, nên rất thuận lợi trong việc bố trí lắp đặt cùng hệ thống thủy lực
  • Điều khiển bằng dầu áp lực nên van bướm hoạt động rất êm ái, ít tiếng ồn

B) Van bướm dầu áp lực cũng mang nhược điểm riêng do đặc thù

  • Nhiệt độ của dầu áp lực tăng đột ngột và tăng cao trong quá trình vận hành, nên cần có hệ thống làm mát dầu áp lực
  • Van bướm điều khiển bằng thủy lực là thiết bị khó chế tạo, trên thế giới không có nhiều nhà sản xuất
  • Chi phí xây dựng hệ thống rất cao

7. Mua van bướm theo xuất xứ và thương hiệu

Trên thị trường Việt nam xuất hiện rất nhiều loại van bướm khác nhau có xuất xứ vô cùng đa dạng và phong phú, phân loại van bướm theo nguồn gốc và nhãn hiệu chủ yếu dựa trên những dòng sản phẩm được tiêu thụ nhiều trong nước

Thương hiệu van bướm

7.1 Van bướm theo xuất xứ

Nổi lên là quốc gia đã phát triển, đặc biệt là sản xuất công nghiệp của Châu Á,  các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc là những nước có nhiều hãng van xuất bán sang Việt Nam. Ngoài ra, với thế mạnh là láng giềng cận biên, cung cấp đa dạng các dòng sản phẩm với các giá thành khác nhau, Trung Quốc và đặc biệt là Đài Loan đang cung cấp  nhiều loại van bướm khác nhau.

van bướm 08

 

7.2 Van bướm theo hãng sản xuất

Van bướm là dòng van có lịch sử phát triển lâu đời nên trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất van cánh bướm tay gạt khác nhau, tại Việt Nam có nhiều hãng sản xuất van cánh bướm tay gạt lớn ở các nước đã phát triển hoặc những quốc gia lân cận đã thâm nhập thị trường từ nhiều năm

van bướm 09

8. Độ bền van bướm so với các van khác thế nào

Mọi sự so sánh đều chỉ là tương đối, chúng tôi hiểu ý nghĩa kỹ thuật của từng loại van và mục đích riêng của chúng được các nhà sản xuất chế tạo để phục vụ một hoặc nhiều mục đích. Chúng ta thường nghe hoặc thấy nhận xét rằng van bướm có độ bền kém hơn hoặc tốt hơn các loại van khác, thực tế so sánh chỉ là tương đối và mới các bạn hãy đọc phân tích của các kỹ sư đường ống

Độ bền van bướm - Tiêu chí đánh giá

8.1 So với van bi, van bướm có cấu tạo đơn giản.

Van bướm được làm kín bằng toàn bộ chu vi cánh bướm với mặt trong của đệm kín, trong khi van bi được làm kín bằng toàn bộ diện tích mặt ngoài của bi, nên về độ kín van bi có độ kín tốt hơn van bướm, van bi có thân kết cấu dạng tròn hình cầu, bao bọc đĩa bi nên bền hơn và van bi có giá thành đắt hơn nhiều lần nếu có cùng vật liệu và kích thước

Độ bền van bướm so với van bi

8.2 So với van cầu, dòng chảy trong van bướm tốt hơn.

So sánh này sẽ cho chúng ta thấy được sức mạnh của từng loại van, ưu điểm riêng của mỗi loại so với van bướm, từ đó giúp người dùng lựa chon van được sử dụng hiệu quả và độ bền van bướm là tốt nhất

Độ bền van bướm so với van cầu

  • Dòng chảy trong van bướm là dòng chảy thẳng, trong khi van cầu có dòng chảy hình chữ Z, nên đương nhiên tổn thất dòng trên van bướm ít hơn van cầu
  • Van cầu làm kín bằng đĩa với ghế van theo nguyên tắc kín “Kiểu nêm“, nên van cầu sẽ làm kín tốt hơn van bướm, chịu được áp suất cao hơn van bướm
  • Đĩa và ghế van cầu đều là vật liệu kim loại, thời gian sử dụng lâu dài hơn so với vật liệu cao su của van bướm

8.3 Van bướm và van cổng kiểu làm kín tương tự nhau

Van cổng cũng được làm kín bằng cách tiếp xúc 3 cạnh của đĩa van với đệm làm kín, van bướm làm kín bằng toàn bộ chu vi cánh van tiếp xúc với vành gioăng. Ở cùng áp suất, nhiệt độ làm việc thì cả 2 loại van này có tuổi thọ tương đương nhau, khác nhau chính là van cổng có dòng chảy thẳng như van bi, đĩa van không cản trở dòng khi van đã mở hoàn toàn

Độ bền van bướm so với van cổng

9. Ứng dụng của van bướm

Van bướm có thể nói là dòng van công nghiệp thông dụng nhất nên chính vì vậy mà van được sử dụng rất rộng rãi trong thực tế, nền công nghiệp ngày càng phát triển, van cánh bướm càng được sử dụng nhiều hơn và được nhiều đơn vị thi công sản xuất lựa chọn. Van bướm có rất nhiều ưu điểm chung, ngoài ra trong mỗi chủng loại van bướm, tùy thuộc vào vật liệu chế tạo, cũng như phương pháp vận hành, loại van này lại mang đến nhiều hơn nữa các ưu điểm và ứng dụng riêng

Ứng dụng của van bướm

9.1 Ứng dụng của van bướm trong các công nghệ xử lý nước

Trong các công trình cấp nước dân sinh, nước được lấy từ các sông, truyền dẫn về các nhà máy, thông qua quá trình xử lý để trở thành nước sinh hoạt. Van bướm được sử dụng trong hầu hết các giai đoạn của quá trình xử lý.

Ung dụng của van bướm trong xử lý nước

  • Truyền tải nước thô từ các sông suối, hồ, đập: Đây là đường truyền tải lớn, đường ống dẫn nước có đường kính lên tới 1m, 1.5m, hoặc thậm chí 2m. Van bướm sử dụng cho các hệ thống này hầu hết là các van có đường kính lớn, van bướm sử dụng phương pháp vận hành bằng điều khiển điện
  • Nước được đưa về các hầm phân chia lưu lượng: Tại đây người ta có thể sử dụng van bướm để chia nước thô vào các khu bể xử lý khác nhau

  • Chuyển nước thô đến các bể tiếp nhận: Tại các bể nước này, nước thô được chảy do chênh lệch độ cao, ngoài ra cũng là nơi xử lý các thành phần PAC, Clo, Ozone… Và điều chỉnh độ PH.
  • Bể lắng tải trọng cao và hệ thống hút bùn tự động: Trên đường ống dẫn bùn, van được sử dụng để mở khi vận hành và đóng lại khi ngừng dẫn bùn, đảm bảo bùn không bị chảy ngược
  • Dẫn nước về bể lọc: Van bướm có thể được sử dụng trên hệ thống dẫn nước từ bể lắng, tới các bể lọc để xử lý ở chu trình tiếp theo
  • Bể chứa nước lọc: Nơi chứa nước đã được lọc và châm Clo để khử trùng
  • Trạm bơm nước sạch: Tại đây van bướm được sử dụng với số lượng nhiều nhất để chuyển nước sạch đi các nhánh khác nhau.
  • Trộn các hóa chất xử lý vào trong nước thô
  • Bể tạo bông và lọc chất bẩn ở dạng lơ lửng

9.2 Ứng dụng của van bướm trong tàu thủy

  • Ứng dụng của van bướm trong hệ thống nước dằn tàu: Van bướm được sử dụng trong trên đường ống của hệ thống nước dằn tàu, với mục đích bơm thêm nước biển vào các két dằn, để dằn tàu khi tàu không đủ tải hoặc chạy không tải. Đặc biệt là van bướm vận hành bằng khí nén được sử dụng khá phổ biến bởi tính an toàn tuyệt đối, van bướm dùng để đóng mở để điều chỉnh lượng nước dằn trong các két nước, ở các vị trí khác nhau, với mục đích cân bằng tàu
  • Ứng dụng của van bướm trong hệ thống cứu hỏa: Trong hệ thống này van bướm được bố trí ở vị trí cửa bơm, vị trí đầu các nhánh ống dẫn nước biển tới các vị trí như: Khoang hàng, các tầng boong, khu vực mũi và đuôi tàu. Để chữa cháy khi có hỏa hoạn hãy ra, hoặc dùng để rửa mặt boong
  • Ứng dụng của van bướm trong hệ thống cấp dầu nhiên liệu: Với hệ thống này, van được sử dụng thường là những van bướm mang tiêu chuẩn quốc tế  (đối với tàu chạy tuyến quốc tế là bắt buộc) để mở ra khi tiếp nhận dầu nhiên liệu tại cảng,  đóng vào khi ngưng cấp dầu hoặc khi hành trình trên biển
  • Ứng dụng của van bướm trong hệ thống nước thải: Van bướm sử dụng trong hệ thống nước thải sinh hoạt, hoặc nước thải sau khi rửa hầm hàng, rửa boong tàu. Cũng như ứng dụng trong thải nước mưa

Ứng dụng của van bướm trong tàu thủy

Chi tiết có thể xem tại: Van bướm tàu thủy

 

9.3 Sử dụng van bướm trong hệ thống phòng cháy chữa cháy ( PCCC )

Ứng dụng của van bướm trong PCCC cũng đa dạng, chúng được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong hệ thống. Van chủ yếu được sử dụng ở phòng bơm, nơi các bơm hoạt động sẽ dẫn nước đi các tầng chung cư, hoặc các khu nhà riêng biệt, ngoài ra van bướm cũng được lắp đặt trong các hộp kỹ thuật của các tòa nhà chung cư, nơi chia nhánh tới từng tầng và từng dãy căn hộ riêng biệt

Ứng dụng của van bướm trong hệ thống PCCC

 

9.4 Van bướm được dùng trong ngành lọc hóa dầu và các sản phẩm liên quan đến dầu

Van bướm được ứng dụng trong hầu hết các đường ống dẫn dầu, từ dầu thô đến dầu thành phẩm, van làm từ vật liệu kim loại đặc biệt là van bướm làm bằng thép hoặc van bướm inox được sử dụng nhiều nhất, bởi chúng ta đã biết về đặc tính nổi bật của xăng

  • Van bướm kim loại chịu được nhiệt độ cao.
  • Vật liệu kim loại làm van bướm phải không phản ứng hóa học với xăng dầu.
  • Chủng loại van bướm có mặt bích liền thân được sử dụng nhiều hơn do có khả năng chống rò rỉ ở mức gần như tuyệt đối

Ứng dụng trong ngành lọc hóa dầu

Các đặc tính dưới đây của xăng dầu giải thích tại sao van bướm làm từ kim loại được áp dụng nhiều trong hệ thống này

  • Tính kích nổ: Xăng là một chất lỏng có tính kích nổ cao, trị số kích nổ  thể hiện qua trị số octan, trị số này càng cao thì tính chống kích nổ càng cao, trị số này càng thấp thì xăng sẽ khó cháy và có muội than. » Yêu cầu tuyệt đối về tính chống rò rỉ của van bướm
  • Tính bay hơi của xăng cao: Muốn cháy được xăng trong máy thì cần phải bay hơi, khi xăng được trộn với một lượng oxi vừa đủ để đạt được hiệu suất đốt cao nhất. » Tính kín khí của van bướm
  • Tính bay hơi của dầu: Khả năng bốc cháy của dầu diesel phụ thuộc vào trị số xetan, khi trị số này càng cao thì khả năng cháy nhiên liệu càng tốt. » Yêu cầu van bướm kín tuyệt đối

9.5 Trong công nghiệp chế biến thực phẩm

Van bướm được ứng dụng trong hệ công nghiệp chế biến thực phẩm thường là các van bướm có vật liệu chế tạo là inox vi sinh, van được lắp đặt trong hệ thống dẫn nước sạch, hệ thống pha chế thực phẩm ở dạng lỏng, cũng như hệ thống dẫn phụ gia dạng lỏng hoặc bột,  van bướm trong các hệ thống này thường được điều khiển bằng điện

Ứng dụng của van bướm trong công nghiệp chế biến thực phẩm

9.6 Ứng dụng của van bướm trong nghành hóa chất

Van bướm dùng trong nghành hóa chất, hầu hết là các van bướm có thân nhựa, sử dụng trên những hệ thống có áp lực dưới 10K (PN10). Trong một số trường hợp, vị trí lắp đặt van bướm có khả năng xảy ra va chạm hoặc áp lực cao hoặc có nhiệt độ lớn, bắt buộc phải dùng van có thân làm từ vật liệu inox

Van bướm hoá chất

9.7 Ứng dụng của van bướm trong trong sản xuất xi măng

Van bướm được dùng trong hệ thống thường là các van điều khiển bằng khí nén hoặc điều khiển điện, với những van có vị trí vận hành thuận lợi và môi trường vận hành van không quá ô nhiễm hoặc không độc hại cho người khai thác thì người ta sử dụng van bướm vận hành bằng tay quay

Ứng dụng van bướm trong sản xuất xi măng

Chi tiết hơn về van bướm xi măng

10. Vận hành van bướm

Mang các vật dụng bảo vệ như kính, găng tay và giầy bảo hộ, giầy an toàn trong quá trình vận hành van cánh bướm, đã xảy ra nhiều trường hợp người vận hành do vô tình hoặc không thực hiện đầy đủ các hướng dẫn cách vận hành van bướm. Để tránh những lỗi thường gặp của van bướm, hãy lưu ý trong quá trình vận hành, bảo dưỡng, việc vận hành van bướm không có lỗi chỉ mất vài giây cho đến vài phút đồng hồ là xong. Và dưới đây là chi tiết các bước vận hành từng loại van bướm

10.1 Đóng mở van bướm dạng dạng tay gạt

Nắm tay chắc vào tay gạt của van bướm trên thân van »  Xoay tay gạt của van bướm một góc 90° theo chiều kim đồng hồ thì van sẽ đóng và cầm tay gạt xoay ngược chiều sẽ là mở van bướm

Hướng dẫn cách vận hành van bướm tay gạt

10.2 Đóng mở van bướm dạng van tay quay – vô lăng – hộp số

Xác định đâu là hộp số, vô lăng để vận hành » Quan sát kỹ để xác định các chữ cái hoặc mũi trên trên tay quay » Quay tay quay của van bướm theo chiều kim đồng hồ thì van bướm sẽ đóng hoặc ngược chiều kim đồng hồ thì van bướm sẽ mở

Đối với loại van bướm tay quay – vô lăng – hộp số

10.3 Đảm bảo an toàn khi cần tháo dỡ van bướm

Trước khi tháo van bướm ra khỏi đường ống, đánh dấu thân van và mặt bích ống nối giúp cho việc lắp lại sau này được đảm bảo đúng vị trí, đạt độ chính xác cao. Cần giảm triệt để áp lực dòng chảy qua van bướm trước khi nới lỏng bu lông kết nối giữa van bướm với mặt bích của đường ống, hoàn toàn thoát hết nước trong van bướm để ngăn ngừa thương tích gây ra cho những người van xử lý.

Khi cần tháo dỡ van, đảm bảo

  • Các biện pháp an toàn phải được thực hiện đầy đủ khi van bướm: Đảm bảo an toàn với van bướm sử dụng cho môi trường chất lỏng độc hại hoặc áp lực lớn
  • Với các van bướm điều khiển bằng khí nén và điện: Nghiên cứu cẩn thận và nắm rõ nội dung, trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động vận hành & bảo trì nào với van bướm này
  • Van bướm làm việc ở nhiệt độ cao: Đảm bảo an toàn tránh bị bỏng da khi tiếp xúc với van

Cần có các biện pháp an toàn

10.4 Đảm bảo van bướm mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn

  • Khi cần kiểm tra rò rỉ của van phải đảm bảo van bướm ở trang thái đóng hoàn toàn, từ đó với kiểm tra tính rò rỉ ở đúng áp lực dòng
  • Khi cần kiểm tra tốc độ hoặc lưu lượng dòng chảy qua van bướm, hãy đảm bảo van đang ở trạng thái mở hoàn toàn

Cần đảm bảo van bướm mở hoàn toàn10.5 Cần kiểm tra sơ bộ việc vận hành van bướm bằng tay

Van bướm được trang bị các chi tiết thủ công như tay gạt, tay quay hoặc bánh răng để vận hành bằng tay, tác động một lực bên ngoài quá mức để hoạt động van có thể dẫn đến sự cố của van bướm

 Cần kiểm tra sơ bộ bằng tay

10.6 Mở chốt vận hành van bướm nếu có

Khi người vận hành van bướm được cung cấp thiết bị khóa van, hãy kiểm tra và chắc chắn chốt van bướm đã được mở trước khi thực hiện quá trình vận hành van

Mở chốt khóa ở vị trí vận hành

10.7 Không tự căn chỉnh trên hộp số van bướm

Nhiều trường hợp khi thấy việc vận hành van bướm tay quay tốn sức lực đã tự ý mở hộp số và điều chỉnh bánh răng gây ra những hỏng hóc đáng tiếc. Chúng tôi cùng nhà sản xuất khuyến cáo người vận hành không tự ý căn chỉnh hộp số trên van

Không tự điều chỉnh bulong căn chỉnh trên hộp số van bướm

10.8 Không nên quá lạm dụng van bướm để điều tiết dòng chảy

Van bướm không phải là loại van dùng để điều tiết dòng chảy, đây là chủng loại van được sử dụng vào mục đích chính là đòng mở dòng lưu chất. Nhiều đơn vị sử dụng và vận hành đã lạm dụng van bướm trong việc điều tiết dòng lưu chất dẫn đến độ bền của van bướm bị giảm đi đáng kể

Không nên quá lạm dụng điều tiết dòng chảy

10.9 Người vận hành cần kiểm tra định kỳ van bướm

Kiểm tra định kỳ van bướm theo hướng dẫn của nhà sản xuất là cách tốt nhất để tăng tuổi thọ và đảm bảo van bướm làm việc hiệu quả trong suốt quá trình khai thác vận hành van

Người vận hành cần kiểm tra định kỳ van

11. Lỗi thường gặp của van bướm

Các lỗi van bướm gặp phải trong suốt quá trình cung cấp van cánh bướm tới khách hàng bao gồm cả lỗi chung và lỗi theo từng chủng loại

11.1 Lỗi phổ biến của van bướm

Van bướm có những lỗi thường gặp nói chung và  các lỗi đặc thù với các loại van bướm khác nhau, trong đó lý do con người thường là nguyên nhân hàng đầu.

  • Lỗi bị rò rỉ lưu chất của van bướm: Van bướm thường bị rò rỉ nơi mối nối mặt bích, nguyên nhân có thể là do siết bu lông với đai ốc không đủ chắc chắn, hoặc siết không đều khi lắp van bướm, hoặc gioăng lắp đặt bị chưa khiết đúng với rãnh của gioăng. Ngoài ra van bướm cũng thường bị rò rỉ ở cổ van, chủ yếu là do siết không đủ chặt hoặc bu lông và đai ốc bị lỏng ra sau thời gian dài sử dụng van bướm
  • Lỗi không đóng mở van bướm hoàn toàn: Có nhiều nguyên nhân khác nhau phụ thuộc vào chủng loại van bướm, tuy nhiên có thể có chung một số nguyên nhân: Mắc kẹt dị vật của lưu chất vào thân đĩa van bướm, hoặc gioăng van bướm bị mài mòn sau thời gian dài sử dụng.
  • Lỗi không thể đóng mở hoặc điều chỉnh van bướm: Nguyên nhân chủ yếu là van bướm bị khô dầu nhớt, đặc biệt là van bướm vận hành kiểu vô lăng, chúng ta chỉ cần kiểm tra dầu bôi trơn nơi cổ van, đặc biệt giữa bạc với trục van bướm là ổn
  • Độ ồn của van lớn hơn bình thường trong quá trình khai thác: Tiếng ồn có thể là do đai ốc với bu lông bị lỏng gây ra, chỉ cần kiểm tra lại độ siết chặt của tất cả các bu lông với đai ốc. Hoăc có thể do bạc trục van bướm bị mòn, khi đó cần tháo van bướm để kiểm tra bạc và các bộ phận khác

 

Van bị rò rỉ
Van bị rò rỉ

11.2 Lỗi thường gặp của van bướm tay gạt

Đối với van bướm kiểu tay gạt, do vận hành bằng tay gạt và trên tay van thường có lò xo để cố định van vào khẩu độ thước van (mặt chỉ báo dạng răng cưa). Van bướm tay gạt thường gặp các lỗi dưới đây

  • Tay gạt van bướm không thể cố định được ở các mức điều chỉnh cố định sẵn: Chủ yếu là do lò xo trên tay gạt bị mất lực đàn hồi, do bị gỉ hoặc lực đàn hồi không đủ lớn để kẹp chặt tay van vào các vị trí răng cưa trên kim chỉ báo.
  • Tay gạt  của van bướm bị rung, gây tiếng ồn lớn: Có thể do kết nối của bộ phận tay gạt và thân van bị lỏng
  • Khó vận hành tay gạt, tạo chuyển động quay bằng tay khó khăn: Hãy kiểm tra dầu bôi trơn giữa bạc van với trục van van bướm, tra thêm dầu mỡ bôi trơn và thử kiểm tra lại việc đóng mở

Lỗi thường gặp van bướm tay gạt

11.3 Lỗi thường gặp của van bướm tay quay

Do van bướm vận hành bằng vô lăng nên, ngoài các lỗi chung của van bướm thì thường gặp một số lỗi đặc trưng của loại van này

  • Gặp khó khăn khi đóng mở van bướm: Việc vận hành van bướm vẫn thực hiện được, tuy nhiên lực tác động cần thiết lên vô lăng để quay vô lăng, trở nên lớn hơn – nặng hơn, khiến người vận hành vất vả hơn trong quá trình điều khiển van bướm
  • Van không thể đóng mở hoàn toàn: Kiểm tra trên thước chỉ báo của trục van, xem van bướm đã được đóng mở đến đúng mức chỉ báo chưa? Tiếp tục quay vô lăng được không? Nếu không hãy tháo hộp bánh răng để kiểm tra.
  • Khi cố định van bướm ở khẩu độ nhất định, vô lăng xuất hiện tiếng ồn lớn: Kiểm tra độ siết chặt của bu lông và đai ốc, kết nối vô lăng với thân van bướm

van bướm tay quay

11.4 Lỗi thường gặp của van bướm điều khiển điện

Thông thường van bướm điều khiển bằng điện, được các nhà sản xuất bảo vệ cách điện an toàn kể cả trong môi trường nước, các van bướm này thường có bộ điều khiển điện đều đạt tiêu chuẩn IP67.

  • Van bướm bị nhiễm điện: Đây là lỗi nguy hiểm nhất của van bướm điều khiển bằng điện mà nhà sản xuất luôn quan tâm đặc biệt và áp dụng nhiều công nghệ, để không xảy ra. Khi có nghi ngờ hoặc phát hiện sự cố này người dùng phải ngay lập tức cắt nguồn điện cấp cho van bướm.
  • Van không thực hiện được chức năng đóng, mở, hoặc điều chỉnh: Kiểm tra nguồn điện van bướm vào bằng cách quan sát đèn báo nguồn điện, kiểm tra điện áp cấp vào có đúng với điện áp qui định của nhà sản xuất không, trường hợp có nguồn điện vào nhưng thiết bị vẫn không hoạt động hãy kiểm tra lại các mạch điện và hoạt động của chúng, cần kỹ thuật viên có chuyên môn.
  • Van thực hiện chức năng đóng mở với tốc độ quá chậm: Kiểm tra lại thông số truyền động với áp lực dòng, đảm bảo mô tơ của van bướm tạo lực quay tác động lên trục lớn hơn áp lực của dòng lưu chất tác động

Lỗi thường gặp van bướm điều khiển điện

11.5 Lỗi thường gặp của van bướm điều khiển khí nén

Sau khi kiểm tra các lỗi thông thường của van bướm, nếu không có lỗi  nào như đã nêu ở trên thì chúng ta xem xét tới các lỗi đặc trưng của van khí nén dưới đây.

  • Van bướm không thể đóng mở cũng như điều chỉnh tốc độ dòng chảy: Kiểm tra nguồn cấp khí nén cho bộ truyền động, có thể kiểm tra bằng máy nén khí xách tay thay cho hệ thống khí nén đang sử dụng.
  • Van bướm không thể đóng mở hoàn toàn: Kiểm tra sự tương thích thông số mô men tạo ra bởi bộ truyền động với áp lực dòng lưu chất chảy trong van bướm, kiểm tra lại áp lực khí nén tại điểm đầu vào của bộ điều khiển khí nén xem có đủ áp lực (thường 3 ~ 8bar)
  • Van bướm đóng mở chậm hơn nhiều lần so với tốc độ thông thường: Hãy tháo bộ điều khiển để kiểm tra hộp bánh răng, đảm bảo bánh răng có đủ dầu bôi trơn, hoạt động bình thường. Trong trường hợp các bánh răng hoạt động bình thường, hãy check xem có sự rò rỉ khí nén qua xinh lanh, làm khí di chuyển giao nhau giữa buồng trong và buồng ngoài của bộ điều khiển không

Lỗi van bướm điều khiển khí nén

 

11.6 Bảng tóm tắt các lỗi thường gặp ở van bướm

Việc tóm tắt những lỗi thường gặp của van bướm giúp người sử dụng và vận hành dễ dàng phán đoán, tìm nguyên nhân chính xác và đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả

Khu vực cần được kiểm tra Phương pháp kiểm tra Cách  khắc phục
Bên ngoài rò rỉ Kiểm tra kết nối van bướm Kiểm tra bằng mắt thường với xà phòng nước Siết lại các bu lông đường ống đều và lưu ý siết các bulong đối diện nhau
Kiểm tra bề mặt van bướm Kiểm tra bằng mắt thường với xà phòng nước Thay van bướm
Tiếng ồn bất thường Thân van bướm Kiểm tra bằng tai – thính giác Tham khảo với kỹ thuật đường ống
Bulong nới lỏng Kiểm tra bằng tai – thính giác Siết lại các bulong
Rung lắc đường ống Kiểm tra bằng tai – thính giác Tham khảo với kỹ thuật đường ống
Lỏng bulong và đai ốc Bulong và đai ốc Kiểm tra bằng mắt và tay Siết lại các bulong
Rò rỉ gioăng làm kín Bên trong thân van Bên trong thân van bướm Loại bỏ vật thể lạ, bụi bẩn bám dính trên đĩa, gioăng. Tháo rời van để vệ sinh sạch sẽ. Nếu không được thì phải thay thế van mới
Lỗi đóng mở Vị trí lắp đặt van bướm Kiểm tra bằng mắt thường So sánh với vị trí đóng mở trước đó
Đảo lộn đóng và mở Kiểm tra bằng mắt và tay Tháo và kiểm tra van bướm, nếu không xử lý được thì cần thay van mới

12. Bảo hành, bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Để vận hành van cánh bướm một cách an toàn và chuẩn mực thì người sử dụng cần phải kết hợp với việc bảo trì van đúng định kỳ. Chính vì thế chúng tôi đưa vấn đề bảo trì van để các bạn cùng tham khảo

12.1 Bảo hành van bướm là gì

Là cam kết của nhà sản xuất, của đơn vị cung cấp van bướm, đảm bảo rằng van bướm hoạt động bình thường trong phạm vi giới hạn cho phép, nếu có hỏng hóc do lỗi từ phía nhà sản xuất thì phía nhà sản xuất hoặc đơn vị cung cấp sẽ sửa chữa, thay thế van bướm hoàn toàn miễn phí.

  • Thời gian bảo hành van bướm: Thường là 12 tháng hoặc nhiều hơn, với một số van bướm giá rẻ chỉ 6 tháng
  • Điều kiện bảo hành van bướm: Đối với bất kỳ van bướm nào cũng cần có điều kiện bảo hành, không có sản phẩm nào là vĩnh viễn. Lỗi của van bướm được bảo hành phải là do phía nhà sản xuất, không phải do người dùng, hoặc điều kiện môi trường bất khả kháng.

12.2 Tại sao cần bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Trong thời gian bảo hành, hầu hết các van bướm đều hoạt động bình thường, sau thời gian bảo hành thông thường van bướm vẫn hoạt động tốt, tuy nhiên để tăng tuổi thọ thiết bị cân bảo trì và bảo dưỡng theo đúng kế hoạch, bởi vì

  • Sau khi sản xuất van bướm được kiểm tra và thử nghiệm nhiều lần, đảm bảo được sản xuất đúng yêu cầu và thông số kỹ thuật thiết kế, kiểm tra dị tật sản phẩm nếu có.
  • Khi tính toán thiết kế, van bướm được tính ở các môi trường, điều kiện khắc nhiệt hơn so với điều kiện làm việc bình thường, với một hệ số an toàn nhất định
  • Trước khi xuất xưởng van bướm sẽ được kiểm tra dưới áp suất, nhiệt độ cũng như môi trường làm việc hà khắc hơn so với thông số làm việc.
  • Các thông số nhiệt độ, hoặc áp suất được nhà sản xuất ghi trên sản phẩm hoặc trong hướng dẫn sử dụng, sau thời gian bảo hành van bướm sẽ có độ mài mòn hoặc các vấn đề kỹ thuật

Bảo hành và bảo trì van bướm 1

12.3 Lợi ích của bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Chúng ta thấy ngay được lợi ích tức thời đó là đảm bảo cho van bướm được hoạt động bình thường, những lợi ích ẩn sau công tác bảo trì bảo dưỡng này là vô cùng quan trọng.

  • Đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động liên tục, duy trì hiệu quả hoạt động hệ thống
  • Là xu hướng tất yếu trong công cuộc cạnh tranh van bướm không sự cố
  • Là phương pháp đề phòng sự cố cho toàn hệ thống, do 1 chi tiết hoặc thiết bị (van bướm) bị hỏng hóc.
  • Làm giảm thiểu hỏng hóc toàn hệ thống và giảm chi phí thay thế van bướm

Bảo hành và bảo trì van bướm 2

12.4 Bảo trì và bảo dưỡng van bướm cần kiểm tra gì

Việc thực hiện các thao tác cần thiết để thiết bị (van bướm) duy trì hoặc khôi phục hoạt động bình thường của nó, là việc kiểm tra xem van bướm có hoạt động bình thường không, vệ sinh định kỳ với những vị trí dễ bị bụi bẩn, tra dầu mỡ cho những cụm bánh răng với van bướm tay quay và kiểm tra hoạt động của bộ điều khiển tự đông với van bướm tự động

Khái niệm về bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Trong quá trình vận hành van bướm để nó có thể hoạt động ổn định trên đường ống các bạn cần phải kiểm tra nó một cách định kỳ, dưới đây là những lưu ý không thể bỏ qua:

  • Tiến hành kiểm tra định kỳ van bướm khoảng một lần một năm với van được lắp đặt trên đường ống.
  • Đảm bảo van bướm hoạt động trơn tru và kiểm tra các chức năng hoạt động của van ổn định, đầy đủ
  • Phải duy trì bảo trì van bướm và nắm được các hạng mục cần kiểm tra và phương pháp kiểm tra.
  • Thực hiện kiểm tra định kỳ các van bướm không hoạt động trong thời gian dài.
  • Điều cực kỳ quan trọng là kiểm tra các van khi các van được sử dụng trong các điều kiện đặc biệt như: Lưu chất chứ tạp chất, hóa chất ăn mòn

12.5 Quy trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Việc bảo dưỡng van bướm vô cùng quan trọng, nhằm giảm thiểu những hỏng hóc phát sinh không mong muốn, giảm thiểu những tổn thất do sự cố, cũng như giảm thiểu chi phí thay thế. Tùy vào điều kiện làm việc của van bướm, lưu chất chảy trong van mà thời gian định kỳ bảo dưỡng, cũng như qui trình bảo dưỡng có khác nhau. Có nhiều phương pháp khác nhau để tiến hành bảo trì bảo dưỡng các loại van bướm, trong đó 2 phương pháp bảo trì van bướm dưới đây được đánh giá là cần thiết và quan trọng nhất

Bảo trì van định kỳ

  • Bảo trì và bảo dưỡng van bướm theo tình trạng van: Tức là khi van bướm có vấn đề xảy ra thì được kiểm tra để bảo trì và bảo dưỡng, phương pháp này không tốn nhiều nhân công, tuy nhiên khó tránh những hỏng hóc bất ngờ, gây sự cố lớn.
  • Bảo trì và bảo dưỡng van bướm theo định k: Đây là phương pháp bảo trì và bảo dưỡng van bướm theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất, theo đó đến thời gian kiểm tra định kỳ (thường là 6 tháng hoặc 1 năm) khi sử dụng van bướm, bằng cách lên kế hoạch kiểm tra định kỳ, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được tình trạng của các van bướm trong hệ thống một cách tốt nhất.

12.6 Những dụng cụ cần thiết trong quá trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Trong quá trình quả trì và bảo dưỡng van bướm chúng ta cần rât nhiều dụng cụ khác nhau, phục vụ cho các giai đoạn khác nhau trong quá trình thực hiện

  • Dụng cụ dùng để tháo van bướm: Cờ lê, mỏ lết… Các dụng cụ kể trên rất cần thiết trong quá trình tháo lắp bulong kết nối van bướm với mặt bích
  • Dụng cụ dùng để nâng đỡ van bướm: Với những van bướm có kích thước lớn, từ DN200 – DN250 trở lên là người thường khó có thể nâng đỡ, vì vậy chúng ta cần các thiết bị nâng kéo như tời xích, thiết bị đỡ như bệ hoặc ghế đỡ…
  • Các linh kiện dùng để thay thế cho van bướm, dầu bôi trơn, rẻ lau, bu lông, đai ốc, gioăng mặt bích, tay vặn…. và keo dan với van bướm nhựa dán keo

Dụng cụ cần thiết cho bảo trì và bảo dưỡng van bướm 12.7 Những công việc chính trong quá trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm

Đối với những loại van bướm khác nhau cũng như phương pháp vận hành khác nhau, sẽ có những qui trình bảo trì và bảo dưỡng van bướm riêng. Tuy nhiên sẽ có những bước chung:

  • Kiểm tra ngoại quan tình trạng của van bướm bằng mắt thường: Xem van bướm có hoạt động bình thường không, có móp mép hay dị tật không…Quan sát xung quanh van bướm và hệ thống ống ngay cạnh, xem có dấu hiệu rò rỉ của van bướm không.
  • Trực quan kiểm tra các bu lông, đường ống, dây dẫn của van bướm: Kiểm tra hệ thống khí nén (đối với van điều khiển khí nén), dây điện (đối với van điều khiển điện), các thiết bị liên quan nào  có thể cản trở hoạt động (như nới lỏng hoặc ăn mòn).
Bảo trì van bướm
Bảo trì van bướm
  • Kiểm tra các khớp xoay: Xem van bướmcó vận hành trơn chu không? Có bị kẹt, hoặc vận hành bất thường không.
  • Đối với các van điều khiển bằng tay: Hãy kiểm tra tay quay và tay vặn, xem khả năng quay của tay van bướm có trơn đều không, kiểm tra dầu mỡ và tra thêm nếu cần thiết.
  • Với van bướm điều khiển bằng khí nén hoặc điều khiển bằng điện: Hãy tuân thủ các bước mà nhà sản xuất hướng dẫn, nhằm đảm bảo an toàn cho van và người bảo dưỡng.
  • Tiến hành vệ sinh, tra dầu mỡ, thay thế bộ phận ăn mòn của van bướm nếu cần thiết

Những công việc chính trong bảo trì và bảo dưỡng van bướm

"