Coach Là Gì?

oach là gì? Coach có thể được hiểu là sự huấn luyện, kèm cặp giữa một người thầy/chuyên gia đối với học viên/khách hàng. Trong quá trình đó, Coach sẽ đảm nhận nhiệm vụ động lực, cảm hứng tới cho khách hàng, giúp khách hàng đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.

1. Coach là gì?

Coach là gì?
Coach là gì?

Coach có nghĩa là huấn luyện. Huấn luyện là một quá trình đồng hành, hỗ trợ người học đạt được mục tiêu, sự tiến bộ hay vượt qua một vấn đề khó khăn trong cuộc sống và công việc. Mục đích của việc coaching (huấn luyện)  là tìm ra chìa khóa và mở khóa tiềm năng của một con người để tối đa hóa hiệu suất của chính họ, giúp người học có nhận thức cao hơn về bản thân, thường là cái nhìn sâu sắc về vấn đề mà họ chưa được khai sáng.

2. Các loại hình huấn luyện viên

Coach là gì?
Cách loại hình Coach phổ biến hiện nay
  • Huấn luyện cá nhân (Personal Coach)
  • Hỗ trợ trong việc thăng tiến và lựa chọn công việc (Carres Coach)
  • Huấn luyện tinh thần, truyền cảm hứng (Spirit Coach)
  • Huấn luyện cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái (Parent Coach)
  • Hỗ trợ kỹ năng giao tiếp, trò chuyện trước đám đông (Public Speaking Coach)
  • Huấn luyện kỹ năng điều hành & lãnh đạo (Leadership Coach)
  • Huấn luyện bán hàng (Sale Coach)
  • Huấn luyện cho doan nghiệp (Business Coach)
  • Huấn luyện riêng cho lãnh đạo & ban giám đốc (Excutive Coach)

3. Chi tiết công việc mà một Coach cần phải làm là gì?

Coach là gì?
Coach phải làm những công việc gì?
  • Xây dựng kế hoạch huấn luyện.
  • Giao tiếp thường xuyên với học viên/khách hàng để hiểu mục tiêu và mong muốn của họ.
  • Hỗ trợ khách hàng khám phá và vượt qua các rào cản cá nhân, lên kế hoặc đặt mục tiêu phù hợp.
  • Khám phá và tìm ra điểm mạnh của từng cá nhân, từ đó hướng họ phát triển thế mạnh, vượt qua điểm yếu.
  • Hướng dẫn để học viên/khách hàng hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt dược mục tiêu.
  • Tạo động lực, cảm hứng và hướng dẫn phát triển kỹ năng.
  • Theo dõi sát sao và đánh giá đúng tiến độ của học viên/khách hàng.
  • Lên kế hoạch đồng hành cùng khách hàng trong quá trình thực hiện mục tiêu cá nhân.

4. Các phẩm chất và kỹ năng cần có để trở thành một Coach là gì?

Coach là gì?
Các phẩm chất và kỹ năng cần có để trở thành một Coach chuyên nghiệp

Những người thành công trong vai trò huấn luyện viên là người sở hữu những tố chất và kỹ năng sau:

  • Có bằng cấp & Chứng chỉ hành nghề: Để xây dựng uy tín ban đầu, bên cạnh bằng cấp, thứ quan trọng hơn chính là kinh nghiệm thực tiễn dày dặn, nhiều trải nghiệm và có những thành tựu được ghi nhận trong lĩnh vực. Bên cạnh kỹ năng sư phạm, kinh nghiệm cá nhân chính là thứ để bạn truyền dạy cho người khác và xây dựng thương hiệu cá nhân
  • Khả năng quan sát: Có khả năng quan sát và theo dõi sát sao học viên/khách hàng để có hướng điều chỉnh và lên kế hoạch đào tạo phù hợp
  • Hiều rõ thị trường: Tìm ra thị trường ngách cho bản thân trong một lĩnh vực nào đó là rất quan trọng
  • Kỹ năng lắng nghe: Kiên nhẫn lắng nghe sẽ giúp hiểu rõ được mong muốn và nhu cầu của người được huấn luyện
  • Tạo dựng mối quan hệ tin tưởng: Học viên cần có sự tin tưởng vào Coach thì mới có ý chí để tiến bộ, đồng thời, Coach cũng cần có khả năng xây dựng niềm tin với họ bằng cách bảo mật thông tin cá nhân và luôn trung thự
  • Tôn trọng học viên và khách hàng: Không nên nặng lời, phán xét hay đánh giá sai lệch khi học viên làm sai, tôn trọng sẽ khiến họ cố gắng và ngày một phát triển
  • Kỹ năng đặt câu hỏi: Tìm hiểu về giá trị và mục tiêu của học viên bằng cách đặt những câu hỏi sâu sắc. Biết được những điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và giúp đỡ họ phát triển đúng hướng
  • Thái độ thân thiện & biết đồng cảm: Coach nên là người dễ gần và thân thiện – hãy để mọi người có thể thoải mái chia sẻ và trao đổi với bạn. Học viên dù ở trình độ nào cũng sẽ muốn được thấu hiểu thay vì có khoảng cách
  • Định hướng và tạo động lực: Không nên cung cấp tất cả các đáp án cho học viên hay dẫn dắt tất cả mọi việc theo kết quả có sẵn trong giáo trình của mình, việc của Coach là dẫn dắt học viên để họ tự tìm câu trả lời, chủ động và tích cực thay vì lệ thuộc vào một ai đó.

5. Phân biệt Coach nội bộ và Coach tự do?

Coach là gì?
Coach nội bộ? Coach tự do?

Trong Coaching, bạn có thể hợp tác với oọt huấn luyện viên được mời từ bên ngoài – không phải người thuộc trong tổ chức hoặc cơ cấu quản lý. Hoặc bạn có thể lựa chọn xây dựng mối quan hệ với huấn luyện viên nội bộ. Tuy nhiên 2 mối quan hệ dù tưởng tương đồng nhưng trông một số yêu cầu, buộc mỗi huấn luyện viên phải thực hiện một cách làm việc khác nhau.

Coach Nội Bộ: Huấn luyện viên bắt buộc phải quan tâm đến chất lượng công việc trước khi đưa ra quyết định cũng như hiểu biết sâu về các vấn đề. Thường thì họ hiểu rất rõ về học viên/khách hàng của mình – điều đóa xuất phát từ kinh nghiệm trong quá trình tiếp xúc vừa ý thức trước được kết quả của việc huấn luyện.

Coach Tự Do: Thường là huấn luyện viên được thuê ở ngoài về chỉ dẫn thời vụ trong thời gian ngắn. Họ sẽ ra quyết định mà không cần quan tâm tới kết quả, chỉ cần học viên/khách hàng hài lòng với kết quả huấn luyện. Cũng không cần phải hiểu quá chi tiết về hiệu quả công việc và bối cảnh tình huống.

❌ Một số vấn đề mà Coach Nội Bộ phải giải quyết trong khi Coach Tự Do sẽ không gặp phải như:

  • Vượt qua định kiến về học viên/khách hàng
  • Nỗ lực tìm ra giải pháp nhanh chóng khi có vẫn đề xảy ra
  • Đảm bảo nắm vững những kiến thức về chuyên môn và giúp học viên/khách hàng phát triển theo các giải pháp riêng của họ

Chắc hẳn bài chia sẻ này đã phần nào giúp bạn đọc hiểu được ý nghĩa của  “Coach là gì”, để tìm hiểu thêm các chủ đề bổ ích khác, bạn có thể tham khảo tại Blog Vimi. Công ty Cổ Phần Kĩ thuật Vimi là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị công nghiệp (van bướm, van bi, đồng hồ lưu lượng, phụ kiện inox…), ngoài chia sẻ các kiến thức về sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngành, chúng tôi còn chia sẻ các kiến thức bổ ích về xã hội, xoay quanh đời sống hàng ngày, giúp bạn đọc mở mang được tri thức và sự hiểu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"