Có thể bạn đã nghe quá khái niệm về van giảm áp, nhưng có thể bạn chưa rõ về van giảm áp trực tiếp và van giảm áp gián tiếp. Vậy van giảm áp gián tiếp là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Bài viết này Vimi sẽ chia sẻ tới bạn cái nhìn cụ thể hơn về van giản áp gián tiếp.
Nội dung chính
1. Van giảm áp gián tiếp là gì
Van giảm áp gián tiếp hay còn gọi là van giảm áp tác động gián tiếp có tên gọi trong tiếng anh là Indirect Operated Pressure Reducing Valve. Kiểu tác động gián tiếp của van là điều chỉnh áp suất đầu ra của van chính thông qua một van phụ, hay còn gọi là pilot valve
Khác với kiểu tác động gián tiếp, van giảm áp trực tiếp sẽ không có pilot valve
2. Cấu tạo van giảm áp tác động gián tiếp
Với mỗi nhà sản xuất cấu tạo của van sẽ có đôi chút khác biệt nhưng nhìn về tổng thể các van giảm áp tác động gián tiếp có các bộ phận cơ bản dưới đây:
- Bộ điều khiển: Sẽ tác động lên lò xo của van chính, từ đó điều chỉnh độ mở của van chính và tăng giảm áp suất đầu ra.
- Van chính: Nơi đĩa van và thân van chính hoạt động, để điều chỉnh dòng chảy đầu ra và đầu vào của van, trực tiếp kết nối với ống
- Bộ điều chỉnh: Bộ dẫn (Bộ điều chỉnh tự động), nơi nhận tín hiệu áp suất đầu ra. Van điều chỉnh sẽ điều chỉnh áp suất tác động đến đĩa van, để tạo ra sự cân bằng giữa áp suất này với áp suất đầu ra của van.
- Vít điều chỉnh: Là điểm cài đặt, nơi điều chỉnh áp suất đầu ra của van
- Lò xo điều chỉnh: Khi điều chỉnh, vít điều chỉnh sẽ tác động lên lò xo này, từ đó đác động lên màng truyền tín hiệu và bộ điều khiển.
Chi tiết và tổng quát cả về van tác động trực tiếp và gián tiếp tại: Cấu tạo van giảm áp
3. Nguyên lý hoạt động van giảm áp gián tiếp
Van có thể có nguyên lý hoạt đông khác nhau theo đĩa van chính dạng lò xo hoặc dạng màng, nhưng về nguyên lý chung thì chúng ta sẽ điều chỉnh van phụ để định mức áp suất đầu ra cho van. Việc điều chỉnh trực tiếp từ van phụ và từ van phụ sẽ điều chỉnh áp đầu ra của van chính
Hiểu rõ hơn về: Định mức áp suất đầu ra, cách tăng và giảm áp suất đối với cả dạng trực tiếp và gián tiếp của van giảm áp nói chung
4. Đặc trưng của van giảm áp tác động gián tiếp
Van giảm áp tác động gián tiếp có những đặc điểm riêng biệt với các dòng van giảm áp khác
Cụ thể là:
- Tỉ lệ giảm áp cao (10:1 tới 20:1)
- Cần sự chênh lệch áp suất để vận hành.
- Cấu tạo chi tiết và phức tạp hơn so với van giảm áp trực tiếp.
- Hoạt động trên cơ chế gián tiếp.
- Khoang điều chỉnh áp suất dòng chỉ cho phép điều chỉnh một mức nhỏ tại mỗi lần điều chỉnh.
Ngoài môi trường thường dùng là nước, van giảm áp gián tiếp còn có dòng khí nén
5. Cách thức lắp đặt van giảm áp gián tiếp
Khi lắp đặt cần lắp theo đúng chiều hướng mũi tên có trên thân van, để đảm bảo độ bền cho van tốt hơn nên lắp thêm van lọc y ở hướng đầu vào của van, mục đích lọc sạch cặn bã, chất bẩn.
Sơ đồ lắp đặt van giảm áp gián tiếp trong hệ thống đường ống:
Bước 1
Chọn loại van giảm áp gián tiếp đúng yêu cầu của hệ thống và chọn kích thước van phù hợp với kích thước của ống
Bước 2
Kiểm tra đoạn đường ống phía trước và sau của van giảm áp
- Có khoảng cách trực tiếp lớn (Các van trên thị trường hiện nay cần thêm 1 đoạn ống dài khoảng 1 mét để nối phụ kiện ống đồng của thiết bị).
- Đầu vào/ra của ống có thể lớn hơn 1-3 lần size van nhằm đảm bảo tính ổn định của dòng chảy và áp suất dòng ra ổn định.
Bước 3
Chuẩn bị các thiết bị trên trạm van giảm áp gián tiếp chuẩn
- Trạm bẫy hơi: giúp bảo vệ van điều áp khi hệ thống đang hoạt động.
- Trạm tách ẩm: giúp bảo vệ van điều áp và tăng hiệu quả hoạt động của van điều áp.
- Van cầu: Mỗi hệ thống sử dụng van điều áp điều cần lắp van cầu phía trước và phía sau van để điều chỉnh đóng mở nguồn áp đầu vào cho Van giảm áp hoặc ngắt toàn cụm để bảo trì hay thay thế sửa chữa.
6. Ứng dụng của van giảm áp gián tiếp
Van được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và nghành nghề khác nhau, đặc biệt là những hệ thống liên quan đến áp suất nước, cần điều chỉnh áp suất hơi nóng, hay áp suất khí. Bởi khi áp suất vượt quá giới hạn có thể phá hỏng nhiều thiết bị quan trọng, gây tổn thất kinh tế vô cùng lớn.
Một số ứng dụng thực tế của van:
- Hệ thống nước cấp của các tòa nhà cao tầng, điều chỉnh áp suất cho các tầng phía dưới.
- Hệ thống máy nén khí, nồi hơi hay nồi áp suất.
- Hệ thống xử lý nước trong công nghiệp.
- Hệ thống lọc hóa dầu, tinh chế dầu.
- Hệ thống chế biến thực phẩm.
- Áp dụng trong ngành vũ trụ.
7. Nhãn hiệu van phổ biến
Có nhiều nhà sản xuất van giảm áp gián tiếp trên toàn thế giới đã có mặt tại Việt Nam, trong số đó có các thương hiệu lớn và phổ biến như dưới đây
7.1 Van giảm áp gián tiếp Yoshitake
Van được các chủ đầu tư Nhật Bản ưu tiên sử dụng và là một trong những thương hiệu lớn về van giảm áp tại Việt Nam, thuộc nhóm các sản phẩm chất lượng G7
7.2 Van giảm áp gián tiếp Samyang
Được biết đến là một trong những nhãn hiệu chuyên về van công nghệ của Hàn Quốc, SamYang đã có mặt sớm tại Việt Nam và đang là những lựa chọn được nhiều đối tác ưu tiên lựa chọn để có giá thành tốt hơn so với những van thuộc phân khúc G7
7.3 Van giảm áp gián tiếp YNV
Có bề dày lịch sử không lâu đời bằng SamYang, tuy nhiên YNV của Hàn Quốc đang có sự nhận diện sâu rộng tại thị trường Việt Nam
7.4 Van giảm áp gián tiếp AUT
Thuộc phân khúc các van đến từ Malaysia, van của AUT được sử dụng tương đối phổ biến với hệ nước và thuộc phân khúc trung bình
7.5 Van giảm áp gián tiếp Shinyi
Được sản xuất trong nước nên van Shinyi có những thế mạnh riêng về khả năng đáp ứng hàng nhanh chóng, có thể nhận đặt với những kích cỡ lớn và thời gian giao hàng nhanh chóng