Kế toán là ngành gì? Kế toán luôn là một trong những nghề luôn nằm trong top hot, có vai trò quan trọng trong doanh nhiều. Nếu kế toán tại các doanh nghiệp nhanh nhẹn- chính xác- đầy đủ- kịp thời thì doanh nghiệp đó sẽ theo dõi tốt được các dòng tài chính và kiểm soát được khoản nợ của doanh nghiệp. Kế toán có gì mà lại luôn nằm trong top hot? Kế toán có những chuyên ngành nào?
Nội dung chính
1. Kế toán là gì?
- Kế toán là người thu thập và ghi chép thông tin chứng từ để phân tích và xử lí thông tin tài chính, thực hiện các công việc liên quan tới thuế doanh nghiệp.
- Kế toán là công việc gắn liền với những con số yêu cầu người làm kế toán phải tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác.
- Kế toán là nắm bắt công việc về mặt tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật, và thời gian lao động của các cá nhân trong doanh nghiệp.
2. Ngành kế toán học những chuyên ngành gì?
Hiện nay theo chương trình đào tạo ngành kế toán của các trường đại học, cao đẳng. Tuỳ theo mục đích công việc sau này mà cá nhân chọn chuyên ngành phù hợp với mục đích, thời gian và công việc sau này. Các chuyên ngành phổ biến nhất được các trường đại học cao đẳng đào tạo như: Kế toán kiểm toán; Kế toán doanh nghiệp; Kế toán công.
2.1 Kế toán kiểm toán
Kế toán kiểm toán trang bị những khối kiến thức về xử lý, thu thập, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính thông qua dự toán, tính phí, quản lý doanh thu theo kế hoạch kinh doanh, phân bổ ngân sách.
Có các kỹ năng thực hành công việc kiểm toán một cách thông thạo và khoa học qua các môn học chuyên sâu như: kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống thông tin, kế toán chi phí, kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế, luật doanh nghiệp.
Kế toán kiểm toán là chuyên ngành khá nhiều thử thách và khó khăn nhưng có một cơ hội làm việc cao cho các bạn trẻ, tương lai rộng mở tại các doanh nghiệp.
Những môn học phải học khi theo chuyên ngành kế toán kiểm toán: Kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán căn bản, thị trường và định chế tài chính,…
2.2 Kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là thu thập- xử lý- kiểm tra- phân tích- cung cấp thông tin kinh tế tài chính ở hình thức hiện vật, giá trị, thời gian lao động tại doanh nghiệp.
Được đào tạo chuyên sâu các ngành: Kế toán tài chính, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, kế toán quản trị, kiến thức về thuế, chuẩn mực kế toán, tài chính doanh nghiệp,…
Các môn học kế toán doanh nghiệp học: Pháp luật về doanh nghiệp, nguyên lí kế toán, tài chính doanh nghiệp, hệ thống thông tin, kế toán tài chính, lập và phân tích báo cáo tài chính,…
Là một trong những chuyên ngành sâu về kế toán quản trị, kế toán tài chính và có liên quan mật thiết với công việc kế toán nội bộ của công ty.
2.3 Kế toán công
Kế toán công là người làm trong vị trí kế toán mà không theo dõi bên tài chính của công ty, doanh nghiệp về mặt phân tích hay kiểm tra doanh thu và lợi nhuận. Kế toán công hoạt động trong công việc công cộng với chủ thể xã hội không phân tích doanh thu lợi nhuận.
Kế toán công được đào tạo chuyên sâu về quản lý tài chính công, đơn vị, cơ quan sử dụng kinh phí- không sử dụng kinh phí nhà nước, đơn vị cho nhà nước thành lập.
Các môn học kế toán công học: Nghiệp vụ kế toán, tài chính công, quản lý thu- chi ngân sách nhà nước, quy trình tổ chức công tác kế toán, kế toán quản trị và kiểm toán,…
Sau khi tốt nghiệp có thể làm ở các đơn vị quản lý công, đơn vị sử dụng kinh phí không sử dụng kinh phí nhà nước. Giữ chức vụ kế toán thu ngân sách, kế toán ngân sách nhà nước, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán quản trị công,…
3. Tố chất của người kế toán
Kế toán là ngành làm việc chủ yếu với những con số mang tính pháp lí và liên quan đến pháp luật. Chủ yếu doanh nghiệp nào cũng sẽ có kế toán với các yêu cầu và công việc riêng. Kế toán được xem là một ngành không thể thiếu trong một doanh nghiệp. Tuy nhiên ngành kế toán yêu cầu người trong ngành giữ được những tố chất nhất định.
- Yêu thích môn toán: Môn toán liên quan đến những con số, sổ sách, chứng từ, là môn khoa học tự nhiên giúp bạn tư duy nhanh và logic. Ngoài toán cò có xác xuất thống kê và toán cao cấp giúp bạn nắm bắt tốt hơn về kế toán. Là một nền tảng để bạn học kế toán.
- Sự cẩn thận: Vì kế toán liên quan đến những con số, pháp lý và pháp luật nên kế toán cần cẩn trọng trong các con số, chứng từ, không được phép sai số liệu trong doanh nghiệp.
- Hiểu biết về luật và quy định của nhà nước về kế toán tài chính: Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo để kế toán viên hoàn thành được công việc, kế toán viên cần làm đúng quy tắc, quy định của nhà nước, tránh những sai sót đáng tiếc.
- Yêu nghề: Nghề nào cũng đòi hỏi sự yêu nghề vì nghề nào cũng có khó khăn riêng, thử thách riêng để yêu cầu họ phải vượt qua. Kế toán viên cần quan sát, phản ứng kịp thời những phát sinh và tìm hướng giải quyết đúng đắn, giao tiếp giỏi không được khô khan cứng nhắc.
- Trung thực- năng động- ham học hỏi: Khi làm việc trực tiếp với sổ sách bạn cần trung thực không chỉ với mọi người mà còn với chính bản thân. Không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, chủ động sáng tạo.
4. Những thuận lợi và khó khăn trong ngành kế toán
4.1 Thuận lợi
✔ Cơ hội làm việc nhiều, tỷ lệ thất nghiệp thấp: Bất cứ doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều cần có những kế toán viên chịu trách nghiệm về tiền bạc, sổ sách.
✔ Thăng tiến theo thời gian:Về thăng tiến kế toán không hề kém các ngành khác, nếu bạn là người năng động, ham học hỏi, nắm bắt cơ hội tốt thì bạn sẽ sớm trở thành kế toán trưởng, thủ kho,…
✔ Giờ giấc cố định: Ngành kế toán chỉ cần làm việc giờ hành chính có nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình.
4.2 Khó khăn
✘ Tỉ lệ chọi cao: Dù cơ hội làm việc cao nhưng số lượng ứng tuyển không hề ít, người theo kế toán ngày càng cao không có xu hướng giảm. Bạn cần là một người ứng viên ấn tượng để có được công việc tốt và sớm nhất.
✘ Mức lương khó cao như mong đợi: Các trường chủ yếu chỉ đào tạo về mặt kiến thức mà ít khi được học thực tế nên đa số sinh viên không có hiểu biết về công việc sau khi ra trường. Vậy nên doanh nghiệp phải đào tạo từ đầu nên sẽ giảm mức lương mong đợi của sinh viên.
✘ Áp lực công việc: Vì độ hot của công việc mà nhân viên kế toán đòi hỏi phải giỏi, đầy đủ kỹ năng để hạn chế sai sót trong công việc.
Công việc nào cũng sẽ có những khó khăn thử thách riêng đòi hỏi người theo nghề phải có lòng yêu nghề sẵn sàng thực hiện thử thách, luôn học hỏi và trau dồi những kỹ năng cần thiết để thăng tiến hơn trong công việc.
5. Kế toán sẽ làm việc ở đâu và mức lương là bao nhiêu?
Kế toán sẽ làm việc ở đâu? Kế toán là bộ phận quan trọng trong các tổ chức và doanh nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ ứng tuyển được ở các bộ phận như: kế toán viên, kê khai thuế, chuyên viên tư vấn tài chính, kiểm toán viên,…Bạn có thể làm việc tại bất cứ doanh nghiệp nào dù là tư nhân hay nhà nước.
Mức lương của kế toán là bao nhiêu? Đối với ngành nghề này hiện nay, nhà nước không có quy định cụ thể về mức lương nên điều này phụ thuộc vào năng lực của mỗi người và mức đãi ngộ của công ty. Đối với vị trí nhân viên kế toán, con số 25 triệu đồng là mức lương có thể đạt được.
Theo một cuộc khảo sát mức lương của một nhân viên kế toán chưa có kinh nghiệm có thể dao động từ 5 – 8 triệu đồng. Đối với nhân viên kế toán trên 3 năm kinh nghiệm, con số này giao động từ 10 – 30 triệu đồng. Đặc biệt khi đã ngồi ở vị trí kế toán trưởng, con số 30 triệu đồng là hoàn toàn bình thường và có đạt 50 triệu đồng/tháng. Có nhiều trường hợp kế toán trưởng rất có năng lực và được hưởng những đãi ngộ đặc biệt từ công ty vì vậy mức lương có thể từ 80 đến 100 triệu đồng.
Blog_Vimi không chỉ mang đến cho mọi người những kiến thức hữu ích, hiện nay Vimi đang là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm van công nghiệp (van điện từ, van bi,…), các thiết bị đo chuyên dụng như đồng hồ đo nước và các sản phẩm phụ kiện inox (mặt bích inox, măng sông inox, côn thu inox…) với quy mô lớn, các sản phẩm chúng tôi cung cấp đều được nhập khẩu chính hãng và đảm bảo chất lượng. Liên hệ hotline để được tư vấn và hỗ trợ đầy đủ nhất.