Rơ le| Rơ le là gì |Cấu tạo và nguyên lý của Rơ le |#1

Rơ le được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và công nghiệp điện tử, như tủ điều khiển công nghiệp, tủ treo tường, tủ lạnh,.. Thiết bị được sử dụng để giám sát hoặc cắt điện cho máy móc công nghiệp nhằm đảm bảo an toàn khi quá tải. Vậy rơ le là gì? Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của như thế nào? Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, Vimi sẽ cung cấp thông tin hữu ích và chính xác về rơ le ngay qua bài viết dưới đây.

1. Rơ le là gì? 

Rơ le hay có tên gọi khác là “ Relay” là một loại công tác chuyển đổi hoạt động bằng điện. Rơ le là thiết bị sử dụng phổ biến ở các bo mạch điều khiển tự động giúp bảo vệ các thiết bị sử dụng trong gia đình, ngăn chặn các sự cố quá tải bất ngờ xảy ra.

Với các dòng điện lớn mà nhưng hệ thống mạch không thể trực tiếp can thiệp người ta sẽ sử dụng rơ le để đóng cắt dòng điện cao. Thông thường, Rơ le sẽ sử dụng dòng điện xoay chiều có công suất 500V và tần số 50Hz. Có những loại lên đến 150A và 440V cho dòng điện 1 chiều.

Rơ le là gì

Trạng thái của Rơ le 

Rơ le có hai trạng thái là ON (mở) và OFF( tắt) và chúng phụ thuộc vào việc có dòng điện chạy qua hay không.

Trên mỗi Rơ le sẽ có 3 ký hiệu là: NO, NC và COM

    • COM (Common): là chân chung, nơi kết nối đường cấp nguồn chờ,nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Việc nó kết nối chung với chân nào thì sẽ phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của Rơ- le 

NC và NO là hai chân chuyển đổi 

    • NC ( Normally Closed): Rơ le ở trạng thái đóng OFF và chân COM sẽ nối với chân này 
    • NO( Normally Open ): Rơ le ở trạng thái mở ON và chân COM sẽ nối với chân này. 

Kết nối COM với NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi Rơ le ở trạng thái OFF, khi rele ON thì dòng này sẽ bị ngắt. Ngược lại thì nối COM với NO

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của Rơ le  

2.1.  Cấu tạo của Rơ le

Cấu tạo chính của Rơ le bao gồm 3 phần:

    • Châm điện
    • Cần dẫn động
    • Các ngõ ra vào

Cấu tạo của Rơ le

Khi có dòng điện chạy ở cuộn châm điện bên trong rơ le, năng lượng cơ học làm thay đổi mạch từ đóng sang mở. Các thanh đổi mạch có lắp lẫy lò xò để giúp quá trình đóng ngắt diễn ra dứt khoát 

2.2.  Nguyên lý làm việc của Rơ le

Nguyên lý làm việc Rơ le

  • Khi dòng điện chạy qua rơle, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây bên trong kích hoạt nam châm điện và tạo ra lực hút nam châm. Từ trường hút tác dụng lên một đòn bẩy bên trong để đóng mở các tiếp điểm điện, làm thay đổi trạng thái của rơ le ( mở hoặc tắt ).Số lượng tiếp điểm có thể thay đổi thành 1 hay nhiều hơn tùy theo thiết kế của rơle. 
  • Rơ le có 2 mạch hoạt động độc lập với nhau. Một mạch để điều khiển cuộn dây của Rơ le( trạng thái mở và tắt). Mạch còn lại để điều khiển dòng điện ta cần kiểm soát có qua được rơle hay không cần dựa vào trạng thái( mở và tắt) của rơ le. 

3. Chức năng của Rơ le 

    • Rơ le – thiết bị bảo vệ mạch điện, đóng cắt khi xuất hiện tình trạng tải áp hoặc dưới dòng.  Thiết bị bảo vệ các thiết bị khỏi hiện tượng chập cháy nguy hiểm 
    • Rơ le dùng để chuyển đổi mạch nhiều dòng điện, điện áp sang các tải khác nhau thông qua tín hiệu điều khiển 
    • Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu đảm bảo độ an toàn.
    • Rơ le còn làm phần tử đầu ra và cách ly được điện áp giữa các phần chấp hành như: điện xoay chiều, điện áp lớn với phần điều khiển để truyền tín hiệu cho bộ phận phía sau.

Cac loai ro le

4. Phân loại Rơ le hiện nay

Có nhiều loại rơ le khác nhau và chúng được phân thành các loại khác nhau tùy theo đặc tính của chúng. Mỗi loại rơ le này được sử dụng cho một ứng dụng cụ thể & cần phải chọn loại rơ le thích hợp trước khi sử dụng trong bất kỳ mạch điện nào. 

4.1. Phân loại theo nguyên lý làm việc

4.1.1. Rơ le trung gian 

 Rơ le trung gian là thiết bị có kích thước nhỏ, có chức năng chuyển mạch tín hiệu điều khiển và khuếch đại….. Rơ le được xem là cầu nối giữa khối điều khiển và khối động cơ công suất hơn. Thiết bị luôn được đặt ở vị trí tiếp điểm giữa các thiết bị điều khiển có công suất nhỏ với thiết bị có công suất lớn. 

Với ưu thế thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt Rơ le được sử dụng rất nhiều trong các bảng mạch điện tử dân dụng như trong công nghiệp.

Rơ le trung gian

4.1.2. Rơ le điện tử

Rơ le điện tử là thiết bị được tự động hoá bằng điện. Là một thiết bị điện dùng để đóng ngắt mạch tự động có chức năng điều khiển, giữ cho cường độ dòng điện ổn định và bảo quá trình làm việc của mạch. 

Luôn phát huy vai trò là một thiết bị điện thông minh, đảm bảo an toàn rơ le điện tử được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nhà ở, công cộng. Thậm chí sự xuất hiện của rơ le điện dần thay thế các loại rơ le khác trong hệ thống mạch điện tự động hoá. 

Rơ le điện

4.1.3. Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Rơ le nhiệt là một loại thiết bị dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện để đảm bảo không bị quá tải. Sử dụng phổ biến trong công nghiệp 3 pha , xưởng sản xuất.

Rơ le nhiệt

4.2. Phân loại theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành 

4.2.1. Rơ le có tiếp điểm 

Rơ le có tiếp điểm là loại rơ le tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp điểm. Rơ le tiếp điểm có thể gặp thấy được sử dụng phổ biến trong thiết bị điện tử ví dụ như công tác đèn trong tủ lạnh, nút reset, nút khởi động, nút dừng khẩn cấp ,…

4.2.2. Rơ le không có tiếp điểm

Rơ le không có tiếp điểm hay còn gọi là rơ le tĩnh là loại có tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điển cảm, điện dung, điện trở,… . Với tính bền, không tạo tiếng kêu( khi đóng mở của cuộn hút rơ le ), Rơ le không tiếp điểm thích hợp sử dụng trong các thiết bị bơm tăng áp.

5. Ứng dụng của Rơ le 

Rơ le được ứng dụng nhiều trong việc khắc phục những vấn đề liên quan đến công suất và cần sự cố định cao, cần bảo đảm được độ an toàn cao trong quá trình vận hành hệ thống điện, máy móc.  Phần lớn các rơ le được ứng dụng trong hệ thống cung cấp điện là rơ le gián tiếp, chế tạo được điện áp và dòng điện áp tối đa.

Rơ le được biết đến và sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và sinh hoạt bởi tính năng tự động hoá, giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp, ngắt điện cho máy móc để đảm bảo độ an toàn.

12

6. Hình ảnh thực tế của Rơ le

Dưới đây là hình ảnh thực tế của một số Rơ le phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay:

  • Relay trung gian 14 chân

Relay trung gian 14 chân

  • Rơ le nhiệt CHINT NR2-150
Rơ le nhiệt CHINT NR2-150
  • Rơ le nhiệt JR28-25

Rơ le nhiệt JR28-25

 

 

7. Lưu ý và kinh nghiệm lựa chọn Rơ le 

Khi lựa chọn rơ le chúng ta lưu ý một số chi tiết sau đây:

    • Kích thước và kiểu chân: Lựa chọn đúng kích thước và kiểu chân rơ le để phù hợp với mạch điện.  
    • Điện áp điều khiển cuộn dây: Mạch điện thiết kế có thể là 5V, 12V, 24V vì vậy phải chọn rơ le phù hợp với điệp áp 
    • Điện trở của cuộn dây: Điện trở của cuộn dây sẽ ảnh hưởng đến dòng điện cần cung cấp cho cuộn dây hoạt động

8. Vimi –  Địa chỉ mua Rơ le uy tín 

Vimi – Đơn vị phân phối thiết bị công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề Vimi cam kết cung cấp các sản phẩm Rơ le chất lượng chính hãng:

    • Sản phẩm luôn đa dạng: Bạn cần sản phẩm, chủng loại  nào Vimi cung cấp sản phẩm đó.
    • Hàng chính hãng nhập trực tiếp: Chúng tôi nhập hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc xuất xứ và luôn đảm bảo giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
    • Chuyên môn cao:  Đội ngũ kỹ sư có trình độ chuyên môn cao luôn sẵn sàng tư vấn và đưa ra những phương án tối ưu nhất cho hệ thống của quý khách.
    • Giao hàng tận nơi trên toàn quốc: Chúng tôi cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi trên toàn quốc, nhanh chóng và  mang lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng khi mua hàng.

Hãy liên hệ ngay qua hotline để nhận được sự tư vấn tốt nhất và trải nghiệm các ưu đãi độc quyền từ Vimi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

"